Dòng Thơ Tưởng Niệm Ngày Tang Yên Bái
Những vầng thơ tưởng niệm ngày Tang Yên Bái
DÒNG THƠ:
TƯỞNG NIỆM NGÀY TANG
YÊN BÁY 17.06.2015
MƯỜI BA NGỌN ÐUỐC
Mười Ba Ngọn Ðuốc ghi trang sử
Một nước hùng anh rạng cõi Ðông
Dù đã thăng trầm qua mấy bận
Quyết không hàng giặc bỏ non sông
Bước đi dõng dạc, chân xiềng xích
Máy chém đầu rơi, phụt máu đào
Vừa lúc ánh dương bừng thức dậy
Hào quang lưu mãi đến ngàn sau.
Ðã non thế kỷ không ngưng nghỉ
Từng lớp… vì dân đổ máu đào
Tiếp tục đấu tranh vì chính nghĩa
Tinh thần YÊN BÁY dưới trời cao.
NHỮNG NGƯỜI BẤT TỬ:
1- Nông Dân: BÙI TƯ TOÀN
2- Binh Ðoàn Yên Bái: BÙI VĂN CHUẪN
3- Binh Ðoàn Yên Bái: NGUYỄN AN
4- Thợ Hồ: HÀ VĂN LẠO
5- Binh Ðoàn Yên Bái: ÐÀO VĂN NHÍT
6- Binh Ðoàn Yên Bái NGÔ VĂN DU
7- Binh Ðoàn Yên Bái: NGUYỄN ÐỨC THỊNH
8- Binh đoàn Yên Bái: NGUYỄN VĂN TI ỀM
9- Binh đoàn Yên Bái: ÐỖ VĂN SỨ
10- Binh đoàn Yên Bái: BÙI VĂN CỬU
11- Học Sinh: NGUYỄN NHƯ LIÊN
12- Nhà Cách Mệnh: PHÓ ÐỨC CHÍNH
Người Thứ 13: NGUYỄN THÁI HỌC, được thực dân dẫn từ nhà giam ra lần thứ 13. Người anh hùng dân tộc ấy với bộ râu quai nón, mỉm cười, đưa cặp mắt sáng quắc nhìn bốn phía, nghiêng mình chào đồng bào lần cuối cùng; hô to “VIỆT NAM MUÔN…” thì Công sứ De Bottini vẫy tay lần thứ 13, đầu NGUYỄN THÁI HỌC rơi
YÊN BÁI CÒN VANG…
Yên Bái còn vang một góc trời
Lời Thề Non Nước vẫn luôn tươi
Muôn đời trang sử: “Thành Nhân” ấy!
Thế hệ theo sau sẽ đáp lời.
VỌNG VỀ YÊN BÁI !
Mười Ba dòng máu phun lai láng
Yên Bái hào quang rạng giống dòng.
Vì nước đầu rơi nơi máy chém
Viết lên trang sử rất kiêu hùng.
Tinh thần Yên Bái theo Hồn Nước
Sử Việt ngàn sau vẫn vọng vang
Tiếp bước Mê Linh, cờ phục quốc
Ðuổi quân xâm lược, dậy trời Nam.
Dân Lạc Việt vọng về Yên Bái
Thắp nén hương lòng ngưỡng mộ thay!
Những bậc anh-hùng lưu khí khái
Giống nòi sau trước chẳng riêng ai.
NHỚ NGÀY…
1
Nhớ ngày Vìệt Quốc (*) ra đời,
Nam Ðồng Thư Xã… một lời chung thân (*).
Quyết tâm lập đảng Quốc Dân:
Cứu nguy xã tắc, cứu dân khốn cùng..
2
Tám mươi lăm năm (*), những tấm lòng
Cùng Tâm Thức Việt tiếp dòng sử xanh (*)
Biết bao chí sĩ đấu tranh
Noi gương bất khuất hùng anh thuở nào.
3
Nước Nam độc lập chưa nào?
Theo sau thảm họa…giặc Tàu lấn xâm.
“Tằm ăn dâu” của đất liền (*)
Biển Ðông dậy sóng … chẳng yên? Ðau lời!
4
Ngàn năm không đội chung trời,
Trường Sơn còn đó, vẫn còn Nam.bang
Chủ quyền lãnh hải rõ ràng, (*)
Còn con dân Việt, Trường Hoàng (*) còn kia!
Chú thích :
(*) Việt Nam Quốc Dân Ðảng viết tắt là Việt Quốc. Sinh ra đời vào ngày 25.12.1927.
(*)Trong cuốn sách Nguyễn Thái Học có đoạn ghi rằng : “Anh Học khi ấy học trường Cao đẳng Thương mai. với các anh em Cao đẳng, bọn “Nam đồng thư xã” chúng tôi thường liên lạc để làm các việc tuyên truyền , hợp với mục đích của chúng tôi. Ví dụ như truy điệu : cụ Phan Tây Hồ, cụ Lương Văn Can ; mở các lớp dạy cho anh em lao động học biết chữ quốc ngữ (các lớp học này, mở tại các trường tư trong các đô hội như Hà nội, Hải phòng, Nam định. Học sinh được phụ cấp bút, giấy. Sau bị nhà cầm quyền Pháp cấm chỉ). Vì thế chúng tôi quen với anh Học và sự đi lại mỗi ngày một thêm thân . Ðến cuối năm 1927, thì Anh cùng anh Mịch lên ở hẵn với chúng tôi. Chúng tôi đã trở nên những người “Ðồng xu cuối cùng” . Nghĩa là “còn cùng ăn, hết cùng nhịn !” (Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống)
(*) 1927- 20….
(*)Tâm Thức Việt : những người đồng chí hướng cho Dân Chủ, Tự Do và Ðộc Lập của Nguyễn Thái Học vẫn tiếp tục nối bước theo di ngôn của Ông:
“Chúng tôi chắc đi chết đây ! Các anh sống lại, cứ công nào việc ấy nhé! Cờ độc lập phải nhuộm bằng máu ! Hoa tự do phải tưới bằng máu! Tổ quốc còn cần đến sự hy sinh của con dân nhiều nữa ! Nhiều nữa! Rồi thế nào cách mệnh cũng có ngày thành công”
(*) Trong nước cảnh đồng hóa đã nhan nhãn ở trường học, là một điều hết sức nguy hiểm và có thể đưa đến nạn vong quốc nếu toàn dân không thức tỉnh…
(*) Theo văn thư của tên phản quốc Phạm Văn Đồng gửi cho Chu Ấn Lai xác nhận Hoàng Sa và Trường Sa không thuộc lãnh hải Việt Nam. Ðó là cách trả nợ gián tiếp cho Hán Cộng về chủ quyền Trường Sa và Hoàng Sa thuộc lãnh hải của Tổ tiên Việt Nam
(*) Trường Sa và Hoàng Sa
VỊ ANH HÙNG BẤT TỬ
Nguyễn Thái Học, vị anh-hùng bất tử!
Như thái dương ngời sáng dãy non hùng.
Người ra đi viết lên trang huyết sử,
Tỏ uy-linh giống cháu Lạc, con Hồng.
Một dân tộc mấy ngàn năm từng trải,
Một trời Nam bừng sáng dậy muôn trùng.
Dù cho phải chịu đầu rơi, máu chảy,
Tiếc chi thân khi dân tộc khốn cùng!
Tay bị trói, chân mang còng xiềng xích,
Ra pháp trường vẫn phong thái hiên ngang.
Dù cách-mệnh chưa hoàn thành chủ đích
Nhưng niềm tin, ý chí đã “thành nhân”
ÐÓA HOA MÁU
Dân Lạc Việt, từ thời lập quốc
Trải qua bao chiến cuộc thăng trầm.
Vẫn sừng sững mấy ngàn năm,
Vang lừng một cõi, cháu con Lạc Hồng…
Thực dân Pháp ngông cuồng tự đại,
Đâu khác chi vô lại một loài.
Sáu mươi năm, một chuỗi dài,
Người người sau trước quyết bài thực dân.
Vì bạo ngược, vô luân quá độ
Đày dân ta khốn khổ vô cùng.
Máu da nhuộm thắm non hùng,
Ngọn cờ Độc Lập vững vàng một phương.
Dân tộc Việt trước phường thảo khấu,
Đã bao phen tranh đấu không ngừng.
Ví như Thư Xã Nam Đồng,
Quyết vì đại nghĩa cho tròn chí nhân.
NGUYỄN THÁI HỌC trái tim quả cảm,
Gặp Va-ren trao bản điều trần:
Bao nhiêu nguyện vọng tối cần,
Mở mang dân trí, canh tân nước nhà.
Nhưng bọn chúng dần dà kiếm chuyện,
Dở thêm trò đê tiện hại dân.
Đúng là một lũ thực dân,
Xiết dân càng chặt, mọi phần khắt khe.
Vì dân tộc nhất tề lập chí,
Cùng anh em tính kỹ trước sau.
Cuối năm Hai Bảy (1927) bắt đầu,
Nam Đồng Thư Xã quyết trao tấm lòng.
Lập nên Đảng trong vòng bí mật,
Ðánh thực dân, vốn thật manh tâm.
Phải cách mệnh, mới canh tân,
Chung lòng giành lại giang sơn của mình.
Nhân dịp lễ Giáng-Sinh trần thế
Đảng Quốc-Dân tuyên thệ ra đời.
Thế thiên hành đạo cứu người,
Diệt loài cường bạo, người người cùng đi.
Thực dân Pháp chỉ vì trục lợi,
Dân nguyện lòng không đội trời chung.
Quyết tâm một trận thư-hùng,
Dẹp quân xâm lược, đuổi phường thực dân.
Sau vụ giết Ba-gianh bại lộ,
Pháp bắt đầu truy tố lung tung.
Trùng trùng mật thám vây lùng,
Bắt người vô tội hành hung đủ điều.
Đảng tới lúc đối đầu trực diện
Từ trung-ương cho đến hạ tầng.
Lo cho kế hoạch chu toàn,
Định ngày khởi nghĩa đuổi quân tham tàn.
Mọi dự liệu sẵn sàng tử chiến,
Quyết hoàn thành tâm nguyện non sông.
Mang dân ra khỏi cùm gông,
Ngọn Cờ Cách-Mệnh sáng hồng lửa thiêng.
Ngày khởi nghĩa dậy miền đất Bắc,
Mười tháng Hai (10-2), cờ phất tung bay
Khắp trên tất cả kỳ đài,
Đất rung, núi chuyển, trời lay, biển gào.
Máu Cách-mệnh tô cờ Độc-lập,
Hoa Tự-do rộ khắp ba Miền.
“Không thành công cũng thành nhân!”
Di ngôn Thái Học góp phần biểu dương.
Dân tộc Việt một lòng nối chí,
Tuốt gươm thiêng, hùng khí: không hàng;
Ngày Yên-Bái, nhắc dân gian
Nghiêng mình ngưỡng mộ một trang anh-hùng.
Lên máy chém ung dung, tự tại
Người từng người sắc thái oai-phong.
Mười Ba Thủ Cấp Anh Hùng,
Máu hồng lai láng đã phun pháp trường.
Gương chính khí can trường, bất khuất,
Đầu từng người lần lượt rơi theo:
“Việt-Nam… vạn-tuế!’’ tung hô
Mười Ba Dũng Sĩ ghi vào sử xanh.
Dù chí lớn chưa thành đại nghiệp!
Cứu muôn dân trên khắp ba Miền
Lương dân thống khổ triền miên
Thực dân đô hộ: xích xiềng, máu, xương.
Gương bất-khuất con Hồng, cháu Lạc
Trang Sử Thiêng ghi tạc lòng son.
Gương xưa: bất khuất, trường tồn!
Thời nay không để nước non suy tàn!