Di sản văn hoá Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Trên các diễn đàn điện tử và các website xã hội đang “chuyền tay nhau” bức ảnh chụp tấm bia công nhận cây gạo cổ thụ hơn 700 năm là Cây Di sản Việt Nam. Một bản tin của báo “lề Đảng” trong nước  đang tin về cây gạo này: “Vừa qua, ngày 16/3, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) phối hợp với UBND huyện Kiến Thụy tổ chức lễ công nhận cây gạo do Quỳnh Trân công chúa trồng tại đền Mõ (thôn Nghi Dương, xã Ngũ Phúc, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng) năm 1284 là Cây Di sản Việt Nam. Đây là cây gạo đầu tiên ở nước ta được vinh danh….” (http://chuaphuclam.vn/index.php?/lich-su/huyn-tich-v-cay-go-727-nm-tui.html). Và hội VACNE của nhà nước CHXHCNVN dựng tấm bia cây gạo với hàng chữ tiếng Anh như sau:

Tấm bia vinh danh cây Gao là Cây Di Sản Việt Nam

Nhìn vào mấy hàng tiếng Anh dịch từ tiếng Việt thấy ngay nền văn hóa Việt Nam thời CHXHCNVN đã rơi xuống tận đáy vực thẳm! Cách chuyển ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Anh sai lầm, khôi hài, ngớ ngẩn làm tổn thương danh dự quốc gia. Ngày nay Việt Nam có hằng chục triệu du khách viếng thăm khi đọc mấy hàng tiếng Anh trên tấm bia kia họ nghĩ gì về “dân trí” của dân tộc Việt Nam! Dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh sai một cách trầm trọng, thiếu văn hóa, vô trách nhiệm… lỗi này thuộc về những cơ quan trách nhiệm của nhà nước. Hãy nhìn vào tấm bia ở trên bằng tiếng Việt:

CÂY GẠO ĐẠI THỤ

TRỒNG NĂM 1284

(GIÁP THÂN)

Dịch ra tiếng Anh

PLANT RICE UNIVERSITY ACCEPTANCE

PLANTED IN 1284

(BODY ARMOR).

Là một người Việt Nam, tôi thật xấu hổ khi đọc những dòng chữ tiếng Anh này, một cơ quan văn hóa có tên Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE) mà quyền hạn và nhiệm vụ của hội này ở chương II, điều 4, mục 1: “tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về bảo vệ thiên nhiên và môi trường (BVTNVMT) trong nhân dân, góp phần đưa nội dung (BVTNMT) vào chương trình giảng dạy cho các trường học” (http://www.vacne.org.vn/default.aspx?menuid=22). Hội này khi dựng bia cây cổ thụ mà thiếu vắng văn hóa tiếng Việt thì với nhiệm vụ lớn lao đối với tiền đồ giáo dục cho thế hệ tương lai như vậy thì “…giáo dục, nâng cao nhận thức…” bằng cách nào?!

Vì không hiểu ý nghĩa văn hóa của “Cây Gạo”, tưởng cây gạo là cây lúa và đã dịch “GẠO = RICE”. Có hai cái sai nghiêm trọng không tha thứ được trong việc dịch 6 chữ ngắn ngủi này: phá sản nền văn hóa dân tộc lại đem khoe để cả thế giới coi khinh dân tộc!

Cây Gạo là một lại cây cao lớn như cây cổ thụ, hoa màu đỏ năm cánh rất đẹp nở vào mùa xuân. Về mặt tâm linh người Việt thường có câu “Thần cây Đa, Ma cây Gạo”,  nghĩa là ở thôn quê thường có cây Đa đầu làng, dân trong làng tin rằng cây Đa là nơi tá túc các vị thần linh, có uy lực xua đuổi ma quỷ giúp dân làng được bình an. Còn cây Gạo là Mộc Thiên, là cây của trời làm nơi trú ngụ của ma quỷ, do đó cây Gạo thường mọc xa làng, có khi ngoài cánh đồng để ma quỷ tụ về đó khỏi ám ảnh dân làng.

Về khoa thực vật học, cây Gạo là loại cây mọc ở vùng hoang dã khí hậu ẩm ướt như vùng Đông Nam Á. Nó thuộc Họ (familly) Malvaceae, Giống (genus) Bombax, loại (species) B. Ceila, tên khoa học của cây Gạo là Bombax Ceila. Hai chữ “Đại Thụ” là một cây sống lâu năm, tiếng Anh là perennial (tĩnh từ – adjective) – Vậy hợp lý và dễ hiểu nhất bốn chữ “CÂY GẠO ĐẠI THỤ” phải dịch là “PERENNIAL BOMBAX CEILA”. Khi du khách ngoại quốc đọc dòng tiếng Anh này họ sẽ hiểu ngay là loại cây gì, trồng được bao lâu, năm nào trong niên giáp của lịch sử Việt Nam. Hơn thế nữa, vớ vẫn và liều lĩnh khi dịch “GIÁP THÂN”  là “BODY ARMOR” (áo giáp)  phải dịch  là “YEAR OF THE MONKEY” (năm niên giáp con Khỉ)

Cây gạo ở làng quê Việt Nam

Trong tấm bia trên, dịch sai chữ, ý, và văn phạm… một người ngoại quốc khi đọc câu “PLANT RICE UNIVERSITY ACCEPTANCE”  dưới có  “BODY ARMOR” họ sẽ hiểu rằng cây Gạo to tổ bố đó là “cây lúa trường đại học chấp nhận”“mặc áo giáp” – Chẳng có khái niệm gì cả, chẳng ai hiểu gì cả… thật quá xấu hổ khi một hội muốn “nâng cao nhận thức và giáo dục” bằng loại kiến thức này.

Tự tìm hiểu, nặng óc ra nhưng lại không hiểu nỗi một hội VACNE của nhà nước CHXHCNVN mà lại  làm việc tất trách đến như vậy… Té ra, mới rõ sự việc khi đánh trên “Google Translate” nhận ra tình thần làm việc vô trách nhiệm đến đến nỗi xem văn hóa của dân tộc là trò đùa, xin hội VNCNE của nhà nước CHXHCNVN đừng nói Google dịch sai nhé. Người làm công việc này dùng Google Transalte một cách cẩu thả, vô trách nhiệm nếu không muốn nói là bôi bác, phá hoại (như hình dưới đây).

Dịch tiềng Việt sang tiếng Anh...coi chừng nguy hiểm khôn lường


Dùng Google hoặc bất cứ một software nào để dịch thuật: Coi chừng nguy hiểm!

Trên mạng Google có mục “Google Translate”, thông thường chúng ta có thể dùng cho những câu văn ngắn, đơn giản để những người không biết tiếng Anh có thể hiểu được, ví dụ: “Today I go to school, I do my homework, and I play tennis” – thì “Google Translate”  chuyển ngữ  có thể hiểu được “Hôm nay tôi đi học, tôi làm bài tập ở nhà, và tôi chơi quần vợt”. Tuy nhiên, ngôn ngữ nào cũng có nhiều tiếng lóng, như ở Việt Nam có câu “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”,  thành ngữ này nghĩa đen là một vật thể nuôi ở trong cái bầu (hình tròn) thì nó sẽ tròn, và cũng vật thể đó nuôi ở trong cái ống (dài) thì nó sẽ dài…nghĩa chính của nó là khuyên chúng ta nên thích ứng hành xử trong cuộc sống thuận thời thế để được êm xuôi, trơn tru. Nếu đem câu đó nhờ “Google Translate” chuyển ngữ nó sẽ như sau:  “In the voting round in the tube long” (trong sự chọn lựa tròn trong ống dài). Như vậy nó có vẻ buồn cười, sai nghĩa, khi sang tiếng Anh lại mất luôn dấu phẩy, đứng trên phương diện ngôn ngữ thì nguy hiểm. Hiện nay trong ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh có nhiều danh từ lóng mà tiếng Anh gọi là slang hay idiom dùng cho cả văn viết và nói.

đây là một nguy hiểm khác dùng google dịch từ Việt ra Anh ngữ

Chuyện phiên dịch tiếng từ Anh sang tiếng Việt và ngược lại, không phải là chuyện đơn giản. Trước hết cần thông hiểu cả hai ngôn ngữ, nhất là khi đọc một câu tiếng Anh phải hiểu chính xác nghĩa của nó để khi dịch ra tiếng Việt phải dùng chữ càng sát với nghĩa của nó thì bài dịch mới có giá trị. Còn không, nếu để mặc cho “Google Translate” hoặc các software chuyển ngữ nào đó chắn sẽ dịch sai rất buồn cười và ngớ ngẩn. Tôi thiết nghỉ viết một bài văn tiếng Việt hoặc tiếng Anh có lẻ dễ dàng hơn là dịch một bài từ tiếng Việt sang tiếng Anh hay ngược lại.

Chúng ta chứng kiến từ phi trường về đến phố có nhiều bảng hiệu chỉ dẫn tiếng Anh rất ngộ nghĩnh, và nực cười ra nước mắt…đôi khi cả tiếng Việt cũng viết sai thì làm sao chuyển qua tiếng Anh đúng được như cái bảng “đi nối này”.

Văn hóa là linh hồn cuả dân tộc, bao nhiêu năm đầu độc văn hóa XHCN, dịch thuật kiểu như trên là “phát huy”  di sản văn hóa phá sản. Hãy dứt khoát từ bỏ văn hoá XHCN, quay về với văn hóa dân tộc!

Lê Hoành Sơn

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt