Diễn Văn của TT Bush trao tặng Huy Chương Dat Lai Lat Ma

Dưới đây là nguyên văn bằng tiếng Việt và tiếng Anh của diễn văn Tổng Thống Bush đọc ngày Quốc Hội Hoa Kỳ trao tặng Huy Chương Vàng cao qúy nhất cho Đức Đạt Lai Lạt Ma ngày 17-10-2007:Quốc Hội Hoa Kỳ Vinh Danh Đức Đạt Ma

Tổng Tống G. Bush Tại Buổi Lễ Trao Tặng Huy Chương Vàng

Vinh Danh Đức Đạt Lai Lạt Ma
òa Bạch Ốc
Ngày 17 tháng 10, 2007
Trúc Đông Quân chuyển ngữ
Thưa bà Chủ tịch (Hạ viện), Nghị sĩ Byrd, ông Chủ tịch, các thành viên quốc hội, đặc biệt là Nghị sĩ Feinstein và Dân biểu Ileana Ros-Lehtinen, Nghị sĩ Thomas – (Thượng đế luôn ở bên ông), những vị quan khách đặc biệt, và những người bạn của chúng ta là Elie Wiesel, và vị Đạt Ma tôn kính.
Trong lịch sử, Hoa Kỳ có tặng giải Huy Chương Vàng cho các danh nhân lớn trong lịch sử – thông thường thì sau khi các danh nhân đã phấn đấu và đạt thành công. Nhưng ngày hôm nay, Quốc Hội Hoa Kỳ đã làm một việc bất thường đầy danh dự là chọn người đang làm sứ mạng – và kết quả của sứ mạng ấy vẫn chưa có thành quả. Chúng ta chọn việc này để thể hiện là Hoa Kỳ gióng lên tiếng gọi cho Tự Do Tôn Giáo và quyền lợi căn bản của con người. Những giá trị này đã trui rèn nền Cộng Hòa của chúng ta, đã chống đỡ cho chúng ta qua nhiều sóng gió. Điều này đã là nhân tố làm cho chúng ta quyết tâm, và cảm thương cho người dân Tây Tạng, hơn thế nữa là hôm nay có mặt vị Đạt Ma tôn kính.
Gần hơn hai mươi năm trước, lần đầu tiên Đức Đạt Ma được mời đến Tòa Bạch Ốc. Các thành viên của Lưỡng viện và các vị lãnh đạo thế giới đã nhận ra Đức Đạt Ma là người có niềm tin bất diệt, khiêm nhường, và hòa bình. Đức Đạt Ma đã chiếm được lòng kính mến của nhân dân Hoa Kỳ và nhân dân Hoa Kỳ cũng được Đức Đạt Ma quí mến.
Quốc gia chúng ta, được vinh hạnh biết đến một cậu bé ở Tây Tạng – và khi còn là cậu bé, Đức Đạt Ma hay đặt bên cạnh gường bức tượng nhỏ hình Nữ Thần Tự Do. Nhiều năm sau, khi Đức Đạt Ma đến thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên, Ngài đến Battery Park ở thành phố New York để nhìn thấy tận mắt bức tượng thật Nữ Thần Tự Do. Khi Đức Đạt Ma đến Washington lần đầu tiên, ông đến đài tưởng niệm Anh hùng Jefferson Memorial – đài này được dựng lên để nhớ đến vị anh hùng đã dùng ngôn ngữ khởi bùng lên cuộc cách mạng lịch sử mà nhiều người trên thế giới ngưỡng mộ. Jefferson được xem là một điềm lành nhất của tự do thờ phụng. Câu nói của vị anh hùng Jefferson là: “có những quốc gia xem sự tự do không quan trọng bằng một chính quyền tốt, nhưng kinh nghiệm của chúng ta cho thấy sự tự do chính là rường cột.”
Sự tự do hành đạo là niềm ước ao của mỗi linh hồn, là một ân phúc cho thế giới, là một bảo vật quí giá cho quốc gia của chúng ta. Đó là đạo luật được bảo vệ đầu tiên trong Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Hoa Kỳ. Điều đó đã khơi nguồn cảm hứng cho nhiều nhà lãnh đạo mà khắp chung quanh vòng cung này đã có nhiều hình tượng khắc bằng đá cẩm thạch và treo những hình ảnh các anh hùng được vinh danh. Đây là những cho đời sống của chúng ta.
Thử hình dung xem, nơi đây chúng ta đang hội ngộ là biểu tượng cao quí nhất của tự do được nằm bên cạnh một giáo sứ Công Giáo, một nhà nguyện đạo Do Thái, một trung tâm cộng đồng Hồi Giáo, một nhà thờ Chính Giáo Hy Lạp, và một ngôi chùa Phật Giáo — mỗi một nơi đều có những tín đồ đang nghiêm trang thờ phụng với niềm tin sâu xa và vẫn sống bên nhau trong hòa bình. Sự đa dạng tôn giáo này không là nguyên nhân của bất ổn mà đó là thể hiện nguyên nhân của sức mạnh. Sự tự do này không riêng rẽ của một quốc gia — đây là của chung cho toàn thế giới.
Trong thế kỷ qua có những giai đoạn xảy ra nhiều điều khốn cùng khi hàng loạt các quốc gia chọn lựa tự do cá nhân, và cũng chính họ chứng kiến triền miên sự đàn áp tôn giáo. Hoa kỳ không thể nhìn thấy những việc tôn giáo bị đàn áp mà nhắm mắt làm ngơ hay ngoảnh mặt quay đi. Đó là lý do mà tôi sẽ tiếp tục thúc giục giới cầm quyền Trung Cộng hãy mở cửa mời Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Trung Quốc. Họ sẽ thấy được đây là con người của hòa bình và hòa giải.
Trong suốt giòng lịch sử, chúng ta đã hào hùng đứng chung với những ai đem thông điệp của hy vọng, của tự do đến những nơi đầy dẫy áp bức và khổ đau trên toàn thế giới. Đó là nguyên nhân mà tất cả chúng ta đều bị thu hút bởi vị lãnh đạo tinh thần nhiều phẩm hạnh và cao quí sống ở một thế giới xa xăm. Hôm nay chúng ta vinh danh Đức Đạt Ma là đại diện của thế giới đại đồng, hòa bình khoan dung, ông là vị lãnh đạo tinh thần cho những ai có niềm tin, và cũng là người giữ ngọn đuốc thiêng cho dân tộc Tây Tạng.
Thưa Đức Đạt Ma, tôi xin chúc mừng ngày ngài được vinh danh. Tôi rất hân hạnh được sự tham dự của ngài. Tôi và Laura (phu nhân) hiệp cùng với nhân dân Hoa Kỳ xin thiết tha dâng lời cầu nguyện cho nhân dân Tây Tạng sẽ có ngày họ tìm được hạnh phúc và thái hòa.
Bây giờ, tôi xin mời bà Chủ tịch và Nghị sĩ Byrd cùng với tôi tiếp tục buổi lễ trao tặng Huy Chương Vàng. (Vinh danh Đức Đại Lai Lạt Ma)
***
President Bush Attends
Congressional Gold Medal Ceremony Honoring the Dalai Lama
United States Capitol
White House News
1:51 P.M. EDT
THE PRESIDENT: Madam Speaker; and Senator Byrd; Mr. Leader; members of the congressional delegation, particularly Senators Feinstein and Congresswoman Ileana Ros-Lehtinen; Senator Thomas — God rest his soul — distinguished guests, particularly our friend, Elie Wiesel; and Your Holiness.
Over the years, Congress has conferred the Gold Medal on many great figures in history — usually at a time when their struggles were over and won. Today Congress has chosen to do something different. It has conferred this honor on a figure whose work continues — and whose outcome remains uncertain. In so doing, America raises its voice in the call for religious liberty and basic human rights. These values forged our Republic. They sustained us through many trials. And they draw us by conviction and conscience to the people of Tibet and the man we honor today.
Nearly two decades have passed since the Dalai Lama was welcomed to the White House for the very first time. Members of both of our political parties and world leaders have seen His Holiness as a man of faith and sincerity and peace. He’s won the respect and affection of the American people — and America has earned his respect and affection, as well.
As a nation, we are humbled to know that a young boy in Tibet — as a young boy in Tibet, His Holiness kept a model of the Statue of Liberty at his bedside. Years later, on his first visit to America, he went to Battery Park in New York City so he could see the real thing up close. On his first trip to Washington, he walked through the Jefferson Memorial — a monument to the man whose words launched a revolution that still inspires men and women across the world. Jefferson counted as one of America’s greatest blessings the freedom of worship. It was, he said, “a liberty deemed in other countries incompatible with good government, and yet proved by our experience to be its best support.”

The freedom of belief is a yearning of the human spirit, a blessing offered to the world, and a cherished value of our nation. It’s the very first protection offered in the American Bill of Rights. It inspired many of the leaders that this rotunda honors in portraits and in marble. And it still defines our way of life.
Consider where we gather today. This great symbol of democracy sits quietly near a Catholic parish, a Jewish synagogue, a Muslim community center, a Greek Orthodox cathedral, and a Buddhist temple — each with faithful followers who practice their deeply held beliefs and live side by side in peace. This diversity is not a source of instability — it’s a source of strength. (Applause.) This freedom does not belong to one nation — it belongs to the world.
One of the tragic anomalies of the past century is that in an era that has seen an unprecedented number of nations embrace individual freedom has also witnessed the stubborn endurance of religious repression. Americans cannot look to the plight of the religiously oppressed and close our eyes or turn away. And that is why I will continue to urge the leaders of China to welcome the Dalai Lama to China. They will find this good man to be a man of peace and reconciliation. (Applause.)
Throughout our history, we have stood proudly with those who offer a message of hope and freedom to the world’s downtrodden and oppressed. This is why all of us are drawn to a noble and spiritual leader who lives a world away. Today we honor him as a universal symbol of peace and tolerance, a shepherd for the faithful, and the keeper of the flame for his people.
I congratulate His Holiness on this recognition. I’m so honored to be here with you, sir. Laura and I join all Americans in offering the people of Tibet our fervent prayer that they may find days of prosperity and peace.
And now I ask the Speaker and Senator Byrd to join me for the Gold Medal presentation. (Applause.)

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt