Điều Trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ về việc Cồn Dầu

Giáo xứ Cồn Dầu thuộc giáo phận Đà Nẵng, Công An Cộng Sản Việt Nam đàn áp đánh đập dân đến chết…sự việc dã man đã đến quốc tế, ngày 18 tháng 8, năm 2010 – Quốc Hội Hoa kỳ đã mở phiên điều trần về biến cố Cồn Dầu….dưới đây là toàn bộ buổi điều trần:

Quốc Hội Hoa Kỳ điều trần về vụ Cồn Dầu

Thứ tư, 18 Tháng 8 2010 20:47

Viết bởi Thanh Trúc tường trình từ Washington DC


Công an CSVN cướp quan tài và đánh chết người giáo xứ Cồn Dầu


Vào chiều ngày thứ Tư 18/8/10, Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos của Quốc hội Hoa

CS
Rep. Chris Smith (R)

FS
Rep. Frank Wolf (R)

Kỳ đã tổ chức điều trần về tự do tôn giáo Việt Nam, lần này tập trung vào sự kiện Cồn Dầu, đồng thời yêu cầu hành pháp Mỹ đưa CSVN trở lại danh sách các nứơc cần đặc biệt quan tâm vì đàn áp tự do tín ngưỡng.

Với sự điều hợp của dân biểu Frank Wolf, đồng chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos, buổi điều trần về tình hình tự do tôn giáo của Việt Nam còn có sự hiện diện của Dân biểu Chris Smith, tác giả dự luật Nhân quyền Việt Nam, Dân biểu liên bang Việt, Cao Quang Ánh. Từ California, dân cử địa hạt 68, ông Trần Thái Văn, cũng gởi người đại diện đến tham dự buổi điều trần này.

Diễn biến gần đây nhất về đàn áp tôn giáo ở Việt Nam, được nêu ra trong buổi điều trần, là sự kiện giáo xứ Cồn Dầu thuộc giáo phận Đà Nẵng của miền Trung. Đây là khu vực nằm trong kế hoạch giải tỏa của chính quyền (CSVN) Đà Nẵng nhằm thành lập khu du lịch sinh thái, trong đó có nghĩa trang Cồn Dầu đã lâu đời tại đây.

Vì mức đền bù giải tỏa không thỏa đáng, bên cạnh sự ngăn cấm không cho người dân được an táng thân nhân của họ trong nghĩa trang Cồn Dầu, chính quyền địa phương đã có hành động trấn áp, công an đã tìm cách ngăn chận, cướp quan tài và đánh chết người vào khi người dân an táng thân nhân quá cố của họ.

nvn
Nạn nhân của chế độ đàn áp CSVN: Nguyễn Thành Năm

Thuyết trình viên trong buổi điều trần gồm tiến sĩ T Kumar, thuộc Ân Xá Quốc Tế Amnesty International. Ông Theodore Van De Meid, Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới. Ông Nguyễn Thành Tài, anh của Nguyễn Thành Năm, người thanh niên bị công an đánh chết tại Cồn Dầu. Ông Nguyễn Quang, anh của Nguyễn Liêu, từ Việt Nam trốn sang Thái Lan để tránh bị bắt bớ sau khi bị công an phát hiện chuyển hình ảnh về Cồn Dầu ra nước ngoài. Bà Nguyễn Luân, chị của Nguyễn Liêm và Nguyễn Minh, đã bị bắt giữ tại Việt Nam.

Lên tiếng tại buổi điều trần, ông Nguyễn Thành Tài, anh ruột của Nguyễn Thành Năm, bị công an đánh chết trong vụ Cồn Dầu, nói: “Nguyễn Thành Năm bị đánh chết sau vụ đi dự đám tang của bà cụ Maria Đặng Thị Tân. Công an muốn cướp quan tài, cướp xác đi thiêu để chôn chỗ khác. Em tôi bị một công an đánh bằng dùi cui và bỏ chạy trốn. Sau khi đánh xong thì công an gọi lên tại vì thấy hình em tôi trong video clip mà em tôi bị đánh bể đầu. Công an hỏi em tôi làm nhiệm vụ gì, ai cầm đầu và ai quay phim. Em tôi không chỉ thành ra công an đánh em tôi nhiều lần. Em tôi sợ quá về nhà trăn trối với vợ con…”.

cacx
Công An CSVN cươp xác bà cụ tại xóm Cồn Dầu

 

 

 

 

 

Quá xúc động, ông Nguyễn Thành Tài không nói nên lời. Người kế tiếp là ông Nguyễn Quang, trình bày về trường hợp ông ra làm nhân chứng trước buổi điều trần: “Tôi có người em là Nguyễn Liêu, đang trốn và đang tị nạn tại Thái Lan. Em tôi đã bị nhà cầm quyền bắt và đánh đập. Đặc biệt có một điều là em tôi đã tham gia đám tang của bà cụ Nhu và em tôi đã chuyển những hình ảnh chuyển những tin tức cho tôi. Khi bị bắt và sau đó được thả về, em tôi đã bị khủng bố tinh thần hàng ngày và sau cùng là điều tra trong cái số điện thoại của em tôi và thấy có những hình ảnh và những số phone lưu trữ mà em tôi đã được phỏng vấn từ nước ngoài, từ đài RFA. Khi biết được cái tin đó thì em tôi biết họ sẽ tìm cách bắt mình và sẽ đánh đập cho nên em tôi phải chạy trốn qua Thái Lan.”

Bằng những lời lẽ được coi là cứng rắn và khá gay gắt so với các buổi điều trần trước đây, các vị Dân biểu Hoa Kỳ lên án sự kiện Cồn Dầu qua những hành động dọa nạt, bắt bớ, ngăn chận, đánh chết thường dân mà công an địa phương gây ra.

 

 


coup xac chet
Công An CSVN chận lễ tang không cho chôn

Dân biểu Frank Wolf nêu câu hỏi là ông muốn biết có người của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tham dự buổi điều trần hôm nay không: “Bởi vì chúng tôi biết trong vài tháng tới Bộ Ngoại giáo Hoa Kỳ sẽ công bố phúc trình của bộ về tình hình tự do tôn giáo thế giới, sự kiện Cồn Dầu một lần nữa nhắc cho mọi người nhớ đến những hành động đàn áp bắt bớ liên quan đến tôn giáo mà chính phủ đã và đang thực hiện. Chúng tôi một lần nữa yêu cầu đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần đặc biệt lưu tâm vì thiếu tự do tôn giáo. Sẽ là một điều thiếu sót, một điểm đen cho hành pháp Mỹ nếu không kéo Việt Nam trở lại danh sách CPC.”

Tiếp lời dân biểu Frank Wolf, dân biểu Cao Quang Ánh nhắc rằng ngoài Cồn Dầu thì trước đó nhiều vụ đàn áp tôn giáo đã xảy ra tại nhiều nơi ở Việt Nam.

Dưới mắt dân biểu Chris Smith, bất dung tôn giáo ở Việt Nam không chỉ nhắm vào Giáo hội Thiên Chúa Giáo, không chỉ Cồn Dầu, mà còn nhắm vào những người dân tộc theo đạo Tin Lành ở miền núi. Ông nói: “Tôi đang có trong tay danh sách gần ba trăm người miền núi bị coi như tù nhân chính trị, và thức tế cho thấy sự đàn áp đối với người miền núi theo đạo vẫn đang tiếp diễn. Tháng Giêng năm nay nhà cầm quyền Việt Nam kết án hai người dân tộc từ 9 đến 12 năm tù về tội xách động gây rối trật tự xã hội. Cách đây vài tuần, khi gặp gỡ các viên chức Việt Nam tại Hà Nội, Ngoại trưởng Hillary Clinton đã nghiêm túc đề cập với họ về vấn đề nhân quyền và vấn đề tôn giáo bị đàn áp tại Việt Nam. Chúng tôi, các dân biểu Mỹ, và cá nhân tôi, mạnh mẽ thúc đẩy hành pháp cũng như ngoại trưởng Mỹ đặt Việt Nam trở lại danh sách các nước cần được lưu tâm đặc biệt vì không có tự do tôn giáo. Việt Nam vô cùng xứng hợp với định nghĩa đó.”

Theo lời ủy viên Theodore Van De Meid thuộc Ủy Hội Quốc Tế Mỹ Về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, nội dung buổi điều trần của Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos về tự do tôn giáo tại Việt Nam lần này, qua đó yêu cầu hành pháp của tổng thống Obama đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC, sẽ được duyệt lại khi hạ viện tái nhóm tháng Mười năm nay.

Vẫn theo lời ông, biện pháp duy nhất để có thể cải thiện tình trạng tôn giáo đang bị kiểm soát bị trấn áp tại Việt Nam là đưa tên quốc gia cộng sản này vào lại danh sách CPC.

DB Hoa Kỳ Cầu Nguyện Cho Nạn Nhân Bị Đánh Chết Ở Cồn Dầu

Tin của BPSOS (Vụ Cồn dầu)

HTĐ ngày 18/8/10 — Đáp ứng lời yêu cầu của DB Christopher Smith (Cộng Hoà, NJ), DB Frank Wolf (Cộng Hoà, VA) ngưng buổi phúc trình trong một phút để mọi người cầu nguyện cho hương hồn của anh Nguyễn Thành Năm, người đã bị chính quyền Đà Nẵng truy bức và đã chết vì chấn thương do sự tra tấn bởi dân phòng và công an Cồn Dầu đầu tháng 7 vừa qua.

Trong không khí trang nghiêm của Quốc Hội Hoa Kỳ, nhiều người đã mũi lòng và không cầm được nước mắt.

DB Smith ngỏ lời yêu cầu ngay sau phần tường trình của Ông Nguyễn Thành Tài, anh ruột của Nguyễn Thành Năm.

Từ Houston đến Hoa Thịnh Đốn lần đầu, Ông Tài dùng hình ảnh để trình bày về những diễn tiến dẫn đến cuộc đàn áp của công an và cái chết của người em ruột. Dơ tấm hình của người em đã ngã gục vì tranh đấu cho công lý và tự do tôn giáo, Ông Tài sụt sùi kể lại những lần tra tấn dã man.

Theo Ông, ngày 2 tháng 7, dân phòng và công an địa phương đã bắt em của Ông, còng tay lại, bắt quỳ xuống giữa ruộng.

“Họ đạp đầu em tôi xuống bùn, đá tới tấp vào lưng, đấm vào ngực, đánh vào hai bên thái dương.”

Ông cho biết cô em dâu khi biết tin đã chạy đến quỳ lạy xin tha cho chồng nhưng vô ích.

Khi Ông Năm đã bị đánh mềm người, công an ra lệnh người vợ đem chồng về tắm rửa, lau chùi cho sạch máu để phi tang. Qua ngày hôm sau Ông Năm đã ra đi để lại vợ con và bà mẹ già.

“Khi hấp hối, máu đã trào ra tai, mũi, họng của em tôi. Em tôi ôm chân mẹ tôi và chết trong tay người mẹ già. Thế mà chính quyền tuyên bố rằng em tôi chết vì bệnh đột quị,” Ông Tài kể lại.

Những nhân chứng người Việt khác đều nói lên sự tra tấn dã man đối với thân nhân họ.

Các dân biểu Hoa Kỳ tham dự đều lắc đầu khi một nhân chứng kể lại việc công an đã lột truồng một phụ nữ, treo lên và đánh đập tàn nhẫn. Một phụ nữ khác đã bị công an dùng súng lục đưa vào âm hộ để hăm doạ.

“Không có tội, tao đánh cho chúng mày phải nhận tội. Nhận tội rồi, tao đánh cho chúng mày phải chừa” là lời nói của công an theo lời tường thuật của một nhân chứng có em ruột bị bắt và được thả sau ba ngày bị đánh đập triền miên.

DB Cao Quang Ánh (Cộng Hoà, LA), người yêu cầu buổi phúc trình của Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos, lên án các hành vi vi phạm tự do tôn giáo một cách thô bạo và có tính cách thách thức lương tâm thế giới.

“Tôi kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào danh sách CPC,” Ông nói.

DB Smith cho biết là cả ba vị dân biểu tham dự buổi điều trần đang bàn với nhau kế hoạch đi Việt Nam.

“Chúng tôi sẽ đến dự thánh lễ tại nhà thờ Cồn Dầu”, Ông phát biểu.

Ông Tài đã đặc biệt cảm ơn DB Smith đã hai lần giúp gia đình Ông. Cựu thuyền nhân ở Hồng Kông, năm 1998 Ông và vợ cùng hai con đã đến được Hoa Kỳ trong chương trình ROVR (Cơ Hội Tái Định Cư Cho Người Việt Hồi Hương) sau khi bị hồi hương về Việt Nam. Đáp ứng cuộc vận động của BPSOS, năm 1995 DB Smith áp lực Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đưa ra chương trình ROVR.

Chương trình này đã đưa trên 18 ngàn cựu thuyền nhân đến Hoa Kỳ sau khi hồi hương. Sau đó, chương trình này được nới rộng để định cư nốt số 2 ngàn cựu thuyền nhân kẹt lại ở Phi Luật Tân.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt