Đối thoại Mỹ-Pháp tại Paris…

Tổng thống Mỹ Trump (T) và TT Pháp  Macron ngày 10/11/2018 tại điện Elysee (Ảnh: REUTERS)

Lời người post: Cách đây không lâu TT Pháp Macron đòi thành lập quân đội châu Âu không còn phụ thuộc vào quân đội Mỹ trong khối NATO nữa. Hôm 10/11, vừa đặt chân đến Paris chuẩn bị tham dự 100 năm kỷ niệm Hòa Ước kết thúc Đệ Nhất Thế Chiến, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump chỉ trích dự án thành lập Liên Minh Quân Sự châu Âu của tổng thống Pháp Emmanuel Macron.  Nhưng sau những đàm phán dài giờ sự việc như lắng dịu.
 Sau các hồ sơ thương mại với châu Âu, rút ra khỏi Hiệp Ước với  Iran và Hiệp Ước Khí Hậu Toàn Cầu của Hoa Kỳ, dự án thành lập một lực lượng phòng thủ chung châu Âu trở thành mối bất đồng mới giữa Washington và Paris. Trong tin nhắn trên Twitter ngày 09/10/2018, ông Trump trực tiếp nhắm vào tổng thống Pháp: “Tổng thống Macron đề nghị châu Âu thành lập một lực lượng quân sự chống lại Hoa Kỳ, Tàu Cộng và Nga (…) Một sự sỉ nhục nhưng có lẽ trước hết châu Âu cần đóng góp cho NATO, một tổ chức phần lớn do Mỹ tài trợ !”

Tổng thống Macron là người đề xuất dự án thành lập liên minh quân sự châu Âu nhằm tăng cường khả năng can thiệp của châu lục này trong tình hình đe dọa từ phía Nga ngày càng gia tăng, còn Hoa Kỳ thì lơ là với các đồng minh tây Âu và nhất là ông Trump không bỏ lỡ một cơ hội nào đòi các đối tác châu Âu tăng các khoản đóng góp cho hòa bình và an ninh chung của thế giới.

Thông tín viên đài RFI từ Washington, Anne Corpet tường thuật:

Kỷ niệm một trăm năm kết thúc Đệ Nhất Thế Chiến sẽ là một khoảnh khắc rất đẹp. Tổng thống Mỹ đã cho biết như trên trước khi lên đường sang Paris tham dự. Luôn thu hút mọi chú ý về mình, Donald Trump nói thêm: Các nhà lãnh đạo trên thế giới sẽ đến Paris và nhất là họ biết rằng nước Mỹ cũng sẽ hiện diện ở đó. Chủ nhân Tòa Bạch Ốc sẽ tham gia buổi tưởng niệm tại Khải Hoàn Môn vào ngày 11/11 nhưng ông sẽ không dự buổi Diễn Đàn Hòa Bình. Đây là nơi mà đối thoại đa phương là kim chỉ nam trong quan hệ quốc tế.

Ông Donald Trump đánh cược trên tương quan lực lượng và ông thích áp đặt quan điểm trong các cuộc đối thoại song phương hơn là tìm kiếm đồng thuận với nhiều đối tác cùng một lúc.

Tổng thống Hoa Kỳ làm việc với nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron vào thứ Bảy 11/11. Ngoài ra, Tòa Bạch Ốc không dự trù họp song phương với tổng thống Nga. Thế nhưng Donald Trump cho biết ông sẽ gặp Vladimir Putin trong bữa ăn trưa cùng với nhiều vị lãnh đạo khác.

Theo lời một quan chức Mỹ, sự hiện diện của tổng thống Trump tại Paris lần này nhằm nhắc nhở đến vai trò quan trọng của Washington đối với châu Âu trong quá khứ và hiện nay, Hoa Kỳ vẫn chiếm một vị trí quan trọng đối với hòa bình và an ninh của châu Âu. Dù vậy chắc chắn là Donald Trump sẽ nhân cơ hội này nhắc lại với các đồng minh rằng bảo vệ châu Âu đè nặng lên túi tiền của người dân Mỹ”.

Lãnh đạo Hoa Kỳ-Pháp bàn chuyện đối nghịch quan điểm 3 giờ đồng hồ.

TT Mỹ Trump (P) và TT Pháp Macron chụp sau 3 giờ họp tại điện Elysée, ngày 10/11/2018 (Ảnh: REUTERS/Vincent Kessler TPX IMAGES OF THE DAY)

Tại Điện Elysée, thủ đô Paris nước Pháp, một ngày trước đại lễ kỷ niệm 100 năm Thế Chiến I kết thúc, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và tổng thống Mỹ Donald Trump có cơ hội giải tỏa một xung khắc xảy ra 24 giờ trước. Phản ứng về đề nghị của Macron thành lập quân đội châu Âu, độc lập với Mỹ, trước mối đe dọa của Nga và Tàu Cộng, chủ nhân Tòa Bạch Ốc nổi giận chỉ trích Pháp “vô ơn “.

Trong ba tiếng đồng hồ diện kiến vào sáng 10/11/2018, lãnh đạo Mỹ-Pháp cho biết đã bàn thảo về nhiều vấn đề quốc tế, từ chiến tranh Yemen, Syria, tình hình châu Phi cho đến khí hậu, nhưng chủ đề chính vẫn là an ninh và phòng thủ châu Âu.

Sau nghi thức đón tiếp, tổng thống Pháp lập tức đánh lá bài hạ nhiệt, biện minh rõ ý định của mình theo hướng chờ đợi của Donald Trump ông Macron nói: “Thật phi lý nếu chỉ để cho Hoa Kỳ một mình gánh vác công cuộc bảo vệ an ninh cho châu Âu. Do vậy, đã đến lúc quân nhân của các nước châu Âu phải tham gia, góp phần chia sẻ gánh nặng. Khi tổng thống Trump muốn bảo vệ một tiểu bang Hoa Kỳ, ông đâu có kêu gọi Pháp, Đức hay một chính phủ châu Âu nào đó tài trợ. Do vậy, tôi nghĩ rằng chúng ta cần đầu tư thêm (cho an ninh châu Âu) và đó là điều mà Pháp đang làm “.

Giải thích của tổng thống Pháp nhằm hóa giải lời khuyến cáo của tổng thống Mỹ trên Twitter ngày 09/11, ngay khi Air Force One đáp xuống Paris: Châu Âu có lẽ nên chia sẻ gánh nặng của Mỹ trong NATO (thay vì) thành lập quân đội riêng để tự vệ chống Mỹ, Tàu Cộng và Nga .

Cuộc thảo luận đối chiếu quan điểm tay đôi kéo dài khoảng 3 giờ đồng hồ. Điện Elysée cũng ra thông cáo khẳng định “quân đội châu Âu “ mà tổng thống Macron đề nghị thành lập, không vì mục tiêu “chống Mỹ “ như đã bị diễn dịch sai lầm.

Theo AFP, những minh xác trên đây có lẽ đã xoa dịu được chủ nhân Tòa Bạch Ốc. Tuy nhiên, ông cảnh báo: Mỹ sẵn sàng giúp nhưng những nước được giúp phải đóng góp. Đó là chuyện công bình.

Sau cuộc hội kiến, hai tổng thống Pháp-Mỹ cùng với hai phu nhân dùng bữa trưa tại điện Elysée.

Tin tổng hợp RFI, VOA và hãng tin REUTERS:

https://vietquoc.org

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt