Đầu năm 2015, Mỹ đẩy mạnh “trục quay về châu Á”
Với sự trổi dậy hung hăng bất bình thường của Trung Cộng, Hoa Kỳ đổi chiến lược từ sau chiến tranh Việt Nam 1975. Năm 2008, Tổng Thống Barack Obama quay 180 độ thay vì trước đây rút khỏi Châu Á thì nay Mỹ “xoay trục Châu Á”. Trong đầu năm 2015, Mỹ đã có những hành động quyết liệt cho chiến lược “xoay trục” này bằng những việc làm cụ thể chứ không phải lời tuyên bố như trước đây. Những việc làm sau đây cho ta thấy rõ:
1) Mỹ hoan nghênh Nhật mở rộng tuần tra sang Biển Đông (ngày 29/01/2015)
Hoa Kỳ tuyên bố: hoan nghênh việc Nhật Bản mở rộng tuần tra trên không phận vùng Biển Đông để đối đầu với đội tàu càng ngày càng hùng mạnh của Trung Cộng, giữa lúc căng thẳng gia tăng do tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines. Mặc dù Nhật không có tranh chấp gì trên Biển Đông về chủ quyền nhưng Biển Đông là một con đường giao thương quan trọng đối với Nhật Bản.
Tuyên bố với hãng tin Reuters hôm nay, 29/01/2015, Tư lệnh Hạm đội Bảy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Robert Thomas cho rằng, các đồng minh, các nước bạn trong khu vực sẽ ngày càng trông chờ Nhật Bản đảm trách làm ổn định tình hình. Theo Đô đốc Thomas, hiện giờ đội tàu cá, tàu tuần duyên và tàu hải quân Trung Quốc chiếm ưu thế áp đảo các nước láng giềng.
Kể từ khi lên cầm quyền, Thủ tướng Nhật, ông Abe vẫn chủ trương Nhật Bản đóng một vai trò quân sự mạnh hơn tại Châu Á. Hoa kỳ cũng ủng hộ việc mở rộng vai trò của Tokyo trong khu vực, vào lúc mà hai đồng minh đang thương lượng một hiệp ước an ninh song phương mới, trong chiến lược “xoay trục” sang Châu Á của Tổng thống Obama. Hiệp ước mới sẽ dành cho Nhật Bản một vai trò lớn hơn trong liên minh.
Những thay đổi nói trên cũng trùng hợp với việc Nhật Bản vừa chế tạo một máy bay tuần tra biển kiểu mới, chiếc Kawasaki P-1, với tầm hoạt động 8.000 km, gấp đôi tầm hoạt động của các máy bay hiện nay. Với máy bay mới này, Tokyo có thể mở rộng việc tuần tra sang Biển Đông.
Hiện giờ các máy bay của Nhật Bản đang tuần tra tại vùng biển Hoa Đông, nơi mà Tokyo và Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku-Điếu Ngư. Nếu Nhật Bản mở rộng các chuyến bay tuần tra sang vùng Biển Đông, quan hệ giữa hai nền kinh tế hàng đầu Châu Á có thể sẽ căng thẳng hơn nữa. (theo tin RFI)
2) Mỹ – Ấn thúc đẩy quan hệ chiến lược để đối đầu với Trung Quốc & Nga (27/01/2015)
Chuyến công du Ấn Độ của TT Obama ngày 27/01 này, Mỹ đo ván cả Nga lẫn Trung Cộng.
Đối với Nga: Mỹ-Ấn sẽ ký hiệp thương sản xuát vũ khí trong 10 năm, điều này giúp Ấn Độ không còn mua vũ khí của Nga nữa. Nga có hai nguồn lợi kinh tế chủ chốt là bán dầu thô và bán vũ khí, nay dầu thô bị hạ giá nên kinh tế Nga đảo điên, Mỹ lại cắt thêm hầu bao thứ hai là đóng cửa bạn hàng Ấn Độ, một bạn hàng mua vũ khí lớn nhất của Nga.
Nhân chuyến viếng thăm Ấn Độ hôm 27/01/2015, Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Narendra Modi thông báo hai bên đồng ý với nhau về hiệp định hợp tác quân sự mới (thời hạn 10 năm) thay thế cho hiệp định hợp tác song phương đầu tiên, sẽ hết hạn trong năm nay.
Trong phạm vi hiệp định “Sáng kiến Công nghệ và Thương mại Quốc phòng Ấn Độ-Mỹ– DTTI”, Ấn Độ có thể hợp tác sản xuất và phát triển vũ khí với Lầu Năm Góc và với các nhà sản xuất vũ khí Mỹ. Tuy không nói ra, nhưng một trong những mục tiêu của chương trình này chính là phá vỡ hợp tác chiến lược quân sự Ấn-Nga đã có từ nhiều năm nay. Chủ yếu không mua vũ khí từ Nga nữa.
Đối với Trung Cộng: Tân Thủ tướng Modi sẵn sàng khôi phục dự án hợp tác an ninh – quân sự bốn bên, tức là giữa Ấn Độ với Hoa Kỳ và hai đồng minh chủ chốt của Mỹ ở Châu Á – Thái Bình Dương là Nhật và Úc. Vào năm 2007, bốn quốc gia này đã thiết lập một cơ chế gọi là “Đối thoại an ninh bốn bên”, nhưng do Bắc Kinh phản đối dữ dội nên năm sau đó, đối thoại bị đình chỉ. Nhưng lần gẫp gỡ đầu năm 2015 này thì tân Thủ tướng Modi của Ấn Độ có cùng quan điểm với Mỹ về sự cần thiết phải ngăn chận đà lớn mạnh của Trung Quốc. Chính là theo đề nghị của Thủ tướng Modi mà cuộc họp đầu tiên giữa hai lãnh đạo Mỹ-Ấn đã chủ yếu bàn về mối đe dọa Trung Quốc.
Chính những hợp tác chiến lược Mỹ-Ấn lần này mà các cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung Hoa, tờ Nhân Dân Nhật Báo và Hoàn Cầu Thời Báo, lại đua nhau cảnh báo Ấn Độ đừng rơi vào bẫy của Mỹ. Các báo này lên án Washington cố tình mô tả Trung Quốc và Ấn Độ như là hai kẻ thù không đội trời chung. (Trích bản tin VOA)
3) Đối với Việt Nam: Mỹ “hồ hỡi” bỏ qua chuyện hai kẻ cựu thù xưa, các báo chí “lề đảng cộng sản Việt Nam” trong nước bắt đầu đổi giọng, ca ngợi lên tận trời xanh về vũ khí, khoa học kỹ thuật của Mỹ là tối tân, cái gì của “đế quốc” Mỹ cũng là “đỉnh cao trí tuệ loài người”. Các tướng tá, phân tích gia “lề đảng” đổi tông 180 độ, tuyên bố bộc bạch “hãy làm bạn và đồng minh với Mỹ chứ không còn ai khác nữa” để chống Trung Cộng xâm lược, “phải đánh lá bài lật ngữa” v.v…
Trong nội bộ csVN những đấu đá giành ghế quyền lực trong d9ại hội 12 tới có lợi cho phía Mỹ. Những tuyên bố của giới ngoại giao Mỹ cũng rất có lợi cho sự hợp tác Việt Mỹ…
Rõ ràng “kẻ thù của kẻ thù ta là bạn ta” và “không có bạn lâu đời, cũng chẳng có kẻ thù truyền kiếp, chỉ có quyền lợi quốc gia” ….Chưa bao giờ Mỹ áp dụng nhuần nhuyễn như bây giờ…Liệu rằng văn minh, lý tưởng tự do nhân quyền và hiến pháp của Hoa Kỳ có để Mỹ nhắm mắt viện trợ, ủng hộ và làm bạn cho một nhà nước cộng sản độc tài, vi phạm nhân quyền ở Việt Nam chăng?!
Sự thể quá rõ ràng như chiến tranh lạnh đang trở lại. Mỹ đang có chiến lược sẽ làm kiệt quệ Nga, làm cho Trung Cộng thu mình lại không được hung hăng nữa. Phía Bắc bao vây bởi Ấn Độ, phía biển Đông đồng minh với Nhật, Úc để đẩy lùi Trung Cộng vào đất liền…Rồi đây kéo theo các nước trong khối ASIAN như Việt Nam, Miến Điện làm bãi chiến trường tiếp cận sân sau.
Hoành Sơn (1/2015)