Dấu ấn tuần qua: Dấu chấm hỏi lớn mang tên Kim Jong Un ?

Chú Ủn

Lãnh đạo Cộng Sản Bắc Hàn Kim Jong Un trong tuần qua bất ngờ tới thăm Trung Cộng và hứa hẹn từ bỏ vũ khí hạt nhân, khiến cả thế giới ngỡ ngàng với những niềm hy vọng và hoài nghi không hề nhỏ.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Kim diễn ra khi Bình Nhưỡng dường như không còn chịu nổi sức ép từ các lệnh trừng phạt từ nhà cầm quyền Tổng thống Trump và cộng đồng quốc tế. Tuyên bố mà ông Kim đưa ra ở Bắc Kinh đã khơi dậy tiềm năng về một Cộng Sản Bắc Hàn không vũ khí hạt nhân và cởi mở hơn với phần còn lại của thế giới.

Nhưng giới quan sát cũng hoài nghi về tính xác thực trong tuyên bố của Kim Jong Un, nhà lãnh đạo thế hệ thứ 3 của một gia tộc đã cai trị Bắc Hàn và theo đuổi vũ khí hủy diệt suốt hàng chục năm qua.

Chuyến tàu hỏa bọc thép chở ông Kim Jong Un tới Bắc Kinh cũng khiến giới quan sát đặt ra nghi vấn. Vì sao ông Kim không sử dụng máy bay tới Bắc Kinh, mà huy động một chuyến tàu bọc thép cùng đoàn xe hộ tống, gây ra tình trạng chậm trễ giao thông ở khắp vùng đông Bắc Trung Cộng? Nhật báo Phố Wall (WSJ) lập luận rằng một chuyến tàu có thể chuyên chở nhiều thứ hơn việc sử dụng máy bay, trong khi các thanh tra viên không thể xác minh rằng con tàu liệu có chứa đầy các hàng hóa bị cấm hoặc các thành phần tên lửa hạt nhân hay không.

Mối quan hệ truyền thống và những điểm tương đồng giữa hai nước cộng Sản đồng minh Trung Cộng – Cộng Sản Bắc Hàn là nguyên nhân khiến các nhà quan sát không thể loại bỏ khả năng hai nước có những thỏa thuận ngầm nào đó trong chuyến thăm của ông Kim.

Hai nước này nằm sát nhau trên phương diện vị trí địa lý, có quan hệ thân thiết từ thời thành lập nhà cầm quyền, đặc biệt trong giai đoạn của các nhà lãnh đạo Kim Jong Il và Giang Trạch Dân. Mối quan hệ giữa hai nước đã phai nhạt nhiều sau khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền vào năm 2011 và ông Tập Cận Bình nhậm chức vào năm 2012.

Tuy nhiên, Trung Cộng vẫn luôn là đồng minh chính trị và đối tác kinh tế quan trọng nhất của Cộng Sản Bắc Hàn. Cuộc gặp gỡ “bí mật bất ngờ” với Chủ tịch Tập Cận Bình của Kim Jong Un đã cho thấy, mối quan hệ ngoại giao giữa Trung Cộng và Bắc Hàn, mặc dù trải qua nhiều sóng gió, nhưng vẫn là một mối quan hệ không thể thiếu đối với cả 2 bên.

Nhà cầm quyền Bình Nhưỡng chắc chắn sẽ không muốn bị lật đổ và bị tiêu diệt bởi một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô lớn với Washington. Trong khi đó, nhà cầm quyền Bắc Kinh chắc chắn cũng sẽ không muốn đối mặt với dòng người tị nạn từ Bắc Hàn ồ ạt đổ vào lãnh thổ nước mình (trong trường hợp xảy ra chiến tranh tại Đông Bắc Á), và cũng sẽ không muốn mất đi một đồng minh, một chiến hữu lâu đời trong khu vực.

Đặc biệt, trong vấn đề nhân quyền (tôn trọng các quyền lợi cơ bản của con người), Trung Cộng và Cộng Sản Bắc Hàn dường như là 2 phiên bản rất giống nhau, với rất nhiều nét tương đồng. Cộng Sản Bắc Hàn thì khét tiếng trong cái nhìn của cộng đồng quốc tế như là một nước bí hiểm và khó hiểu, và hầu như không tồn tại cái gọi là “nhân quyền (quyền lợi cơ bản của con người)”, dưới sự cai trị của gia tộc họ Kim trong suốt hàng chục năm qua. Nổi bậc nhất là vụ bức tử sinh viên người Mỹ Otto Warmbier hồi năm 2017 vừa qua.

Otto Warmbier, một sinh viên của Đại học Virginia (Hoa Kỳ), đi du lịch Trung Cộng vào tháng 12-2015, và tình cờ biết đến một chuyến đi du lịch Bắc Hàn được tổ chức bởi Young Pioneer Tours (YPT), một công ty du lịch có trụ sở chính tại thành phố Thâm Quyến, thuộc tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Hoa. Và thế là anh quyết định đi du lịch Bắc Hàn, với chương trình phục vụ của YPT.

Vào ngày 2-1-2016, Otto Warmbier bị nhà cầm quyền Bắc Hàn bắt giữ tại Sân bay Quốc tế Bình Nhưỡng, với cáo buộc là anh đã cố gắng lấy cắp một tấm áp phích tuyên truyền cổ động (propaganda poster) trong Khách sạn Quốc tế Yanggakdo của Cộng Sản Bắc Hàn. Hậu quả là, Otto Warmbier bị tòa án Cộng Sản Bắc Hàn kết án tù 15 năm lao động khổ sai. Dưới sức ép ngoại giao từ Tổng thống Mỹ Donald Trump, cuối cùng thì nhà cầm quyền Bình Nhưỡng cũng đã phóng thích anh, sau khi đã bỏ tù anh trong khoảng 17 tháng.

Khi được phóng thích, Otto Warmbier đã có nhiều biểu hiện bất thường về mặt sức khỏe. Chỉ khoảng 1 tuần sau khi rời khỏi Bắc Hàn, anh đã qua đời ở độ tuổi 22, vào ngày 19-6-2017, mặc dù đã được các bác sĩ Hoa Kỳ nỗ lực chữa trị. Các bác sĩ cho biết Otto Warmbier đã bị “mất nhiều mô não ở các vùng của não bộ”.

Tất nhiên, nhà cầm quyền Cộng Sản Bắc Hàn bác bỏ mọi cáo buộc cho rằng Otto Warmbier đã bị tra tấn và ngược đãi trong 17 tháng tù tại nước này.

Otto Warmbier (trái), và cảnh tượng cho thấy anh bị hôn mê (xem vòng tròn đỏ), khi anh trở lại Hoa Kỳ trên chuyến bay rời khỏi Cộng Sản Bắc Hàn. Otto Warmbier có lẽ đã phải chịu đựng “những trải nghiệm rất khủng khiếp” sau 17 tháng đi tù ở Cộng Sản Bắc Hàn.
(Ảnh: Wikipedia, The Sun)

Trong khi các hành động chà đạp nhân quyền của Cộng Sản Bắc Hàn thường bị cộng đồng quốc tế lên án một cách công khai, thì các hành động khủng bố nhân quyền của Trung Cộng lại ít được đề cập hơn, mặc dù nếu xét về số lượng người chết hay xét về tính chất kéo dài của hành động, thì Trung Cộng “bá đạo” hơn hẳn Cộng Sản Bắc Hàn.

Lý do là vì nhà cầm quyền Bắc Kinh có đủ quyền lực cứng và quyền lực mềm, trên rất nhiều phương diện, để ép buộc nhiều nước trên thế giới phải “giữ im lặng” về những chủ đề cấm kị tại Trung Cộng. Điển hình trong số những chủ đề này, chính là: Thảm sát Thiên An Môn năm 1989 và Đàn áp Pháp Luân Công từ năm 1999 đến nay.

Có một điều đặc biệt, đó là những người rất nổi tiếng và được thế giới khen ngợi vì đã dám dũng cảm lên tiếng vạch trần những tội ác diệt chủng mang tính “hủy hoại phẩm giá con người” tại Cộng Sản Bắc Hàn và Trung Cộng, lại chính là những người phụ nữ xinh đẹp, dịu dàng và nữ tính.

Cuộc đời đầy bi kịch của thiếu nữ Cộng Sản Bắc Hàn – cô Yeonmi Park – có thể sẽ khiến nhiều người cảm thấy chua xót cho số phận con người (đặc biệt là số phận người phụ nữ) khi phải sống trong những xã hội không thèm đếm xỉa gì tới “nhân quyền (quyền lợi cơ bản của con người)”. Yeonmi Park sinh ngày 4/10/1993 tại thành phố Hyesan, tỉnh Ryanggang, phía bắc của Cộng Sản Bắc Hàn.

Khi lên 9 tuổi, Yeonmi Park đã tận mắt chứng kiến cảnh tượng mẹ của một người bạn của cô bị nhà cầm quyền Cộng Sản Bắc Hàn xử bắn công khai, chỉ vì bà ấy đã dám xem một bộ phim Hollywood được gửi lậu từ Nam Hàn. Bốn năm sau, khi lên 13 tuổi, trong cuộc đào tẩu khỏi Bắc Hàn cùng với mẹ mình, Yeonmi Park lại phải tận mắt chứng kiến cảnh tượng mẹ mình bị hãm hiếp. Kẻ hãm hiếp là một trong những tên môi giới người Tàu Cộng. Ban đầu, hắn muốn nhắm vào cô, nhưng để bảo vệ Yeonmi Park, mẹ cô đã buộc lòng phải tự hiến dâng thân xác mình cho kẻ máu lạnh.

Nhưng sau đó, Yeonmi Park cũng phải chấp nhận để cho một tên buôn người khác hãm hiếp, và lạm dụng cô về mặt thể xác. Bởi vì nếu từ chối, cô sẽ bị đưa về Bắc Hàn, đối mặt với những sự tra tấn khủng khiếp trong tù và cuối cùng là án tử hình. Yeonmi Park đã cắn răng chịu đựng cuộc sống “địa ngục trần gian” như vậy, cho đến khi cô và mẹ mình đến được Nam Hàn. Năm 2014, cô sang Mỹ định cư, và lấy chồng. Cô đã hạ sinh 1 bé trai vào năm 2018.

Tại Hội nghị One Young World (OYW) vào năm 2014, Yeonmi Park đã thổn thức trong bài phát biểu của mình. Cô cho biết: “Khoảng 300.000 người tị nạn Cộng Sản Bắc Hàn đang phải sống lưu vong trong hoàn cảnh đầy rẫy hiểm nguy tại Trung Cộng. 70% phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên Bắc Hàn đều đang là các nạn nhân bị ngược đãi, có khi họ bị bán với một cái giá rẻ mạt tương đương 200 đô la”.

Khác với quá khứ thảm thương của thiếu nữ Cộng Sản Bắc Hàn – cô Yeonmi Park, cuộc đời của Hoa hậu Thế giới Canada (Miss World Canada) – cô Anastasia Lin – lại khá bằng phẳng. Anastasia Lin sinh ngày 1/1/1990 tại tỉnh Hồ Nam, Trung Cộng. Cô sang Canada định cư cùng với mẹ mình, lúc cô 13 tuổi.

Mẹ của Anastasia Lin là một giáo sư đại học giảng dạy về kinh tế phương Tây và tài chính thế giới, và đã giáo dục cô một cách nghiêm khắc. Bà cho cô đi học tiểu học sớm hơn 2 năm so với các bạn đồng trang lứa, và yêu cầu cô phải học đàn Piano từ nhỏ. Anastasia Lin nhớ lại, hồi cô còn bé, hằng ngày, cô phải leo núi cùng với mẹ từ 6 giờ sáng, và trên đỉnh núi, mẹ cô yêu cầu cô phải đọc to các từ vựng trong tiếng Anh, để luyện tập khả năng phát âm của cô. Cũng tại đỉnh núi đó, Anastasia Lin và mẹ sẽ bắt sóng của chương trình Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America), vốn bị cấm đoán tại Trung Cộng.

Khi mẹ cô kể cho cô nghe về vụ Thảm sát Thiên An Môn và cuộc Đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Cộng, Anastasia Lin đã rất sốc: “Tôi đã cảm thấy mình đã bị lừa dối, ngay tại quê hương Đại Lục của mình”.

Trong cuộc thi Miss World Canada vào năm 2013, cô đã dành tặng phần thi chơi đàn piano của mình “tới những người đã phải mất mạng chỉ vì niềm tin ngay chính của mình, và hàng triệu người khác vẫn đang kiên định với niềm tin ngay chính của họ”. Đó chính là những ai đang phải đối mặt với sự bức hại cực kỳ tàn nhẫn do nhà cầm quyền Trung Cộng gây ra.

Bên trái: Yeonmi Park, người thiếu nữ Bắc Hàn đã phải chịu nhiều cay đắng tại quê nhà và tại Trung Cộng, trước khi đến Nam Hàn và sau đó lđến định cư tại Hoa Kỳ.
Bên phải: Anastasia Lin, Miss World Canada năm 2015 và 2016, nhân vật chính trong nhiều bộ phim kể về những tội ác diệt chủng mang tính “hủy hoại phẩm giá con người” đang diễn ra tại Trung Cộng. (Ảnh: Pinterest, Twitter)

Không chỉ là một “Hoa hậu Nhân quyền” nổi tiếng với phương châm “Đẹp có sứ mệnh”, dám “lên tiếng vì những con người không được phép lên tiếng ngay tại chính quê hương của mình”, Anastasia Lin còn là nhân vật chính trong nhiều bộ phim tài liệu gây rúng động lòng người, khi công khai nói về những tội ác diệt chủng mang tính “hủy hoại phẩm giá con người” của nhà cầm quyền Trung Cộng.

Bộ phim The Bleeding Edge (2016) –  Lưỡi dao rỉ máu, kể về câu chuyện của một chuyên viên công nghệ thông tin người phương Tây, đang tham gia thiết lập một chương trình kiểm duyệt Internet tại Trung Cộng có tên là Golden Shield (Lá chắn vàng kim). Khi lên cơn đau tim, anh được chuyển tới bệnh viện cấp cứu để cấy ghép tim, và phát hiện ra rằng, một người mẹ trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị mổ cướp quả tim để cấy ghép cho anh. Anh đã bất chấp rủi ro sống chết của bản thân mình, để cứu giúp người phụ nữ này. Bộ phim hé lộ một sự thật kinh hoàng về đường dây cung cấp nội tạng người còn tươi mới tại Trung Cộng, một loại tội ác “có hệ thống” được nhà cầm quyền Trung Cộng hậu thuẫn một cách bí mật. (Ảnh: YouTube)
Bộ phim Ravage (2017) – tạm dịch Cướp bóc, dựa trên một câu chuyện có thật của một người đàn ông từng là cảnh sát ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh (Trung Cộng), phác họa lại một vụ tra tấn dã man và mổ cướp nội tạng đối với một phụ nữ chỉ vì cô là học viên Pháp Luân Công tại Tàu. Các cảnh sát tham gia vào tội ác “mất hết tính người” này đã ngược đãi tình dục đối với nạn nhân một cách rất độc ác, và sau đó mổ xẻ cơ thể của nạn nhân để lấy các nội tạng, mà không hề sử dụng thuốc gây mê. (Ảnh: YouTube)

Cuối cùng, sẽ là một bất ngờ gây chấn động thế giới, khi một ngày nào đó, 2 nước – Trung Cộng và Cộng Sản Bắc Hàn – dám thẳng thắn và dũng cảm thừa nhận những hành động sai trái của mình trong việc áp bức dân chúng.

 

Liệu nhà cầm quyền Bình Nhưỡng sẽ thực sự chấp nhận từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của họ, sau khi đã tốn rất nhiều năm tháng đổ dồn tiền bạc và công sức để phát triển nó?

Đây chính là dấu chấm hỏi lớn mang tên Kim Jong Un.

Hóa Khoa

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt