Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng “lịch sử” của Mỹ đã được Quốc Hội Lưỡng Viện thông qua.

Hình TT Trump ký ngân sách Quốc Phòng Hoa Kỳ năm 2017

1) Tiến hành đạo luật chi tiêu Quốc Phòng 2020

Dự thảo và Thông qua tại Thượng Viện Hoa Kỳ:

Ngày 27/06/2019, Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật chi tiêu quốc phòng năm 2020 có tổng ngân sách dự tính lên đến 750 tỷ USD với các điều khoản nhắm vào Trung Cộng, nhất là về các vấn đề chuyển giao công nghệ, đẩy mạnh chống lại tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Cộng trên thế giới.    

Dự luật mang tên Đạo luật chi tiêu quốc phòng năm 2020 (NDAA), dài 973 trang, được thông qua với 86 phiếu thuận và 8 phiếu chống chuyển đến Hạ Viện Hoa kỳ.

Tuy nhiên, trong một hành động bất thường, Thượng viện sẽ có một cuộc bỏ phiếu riêng vào ngày 28/6 về việc sửa đổi một điều khoản cấm Tổng thống Donald Trump tấn công Iran nếu không được sự đồng thuận của Quốc Hội. Bất chấp căng thẳng gia tăng với Iran, việc sửa đổi luật này khó có thể đạt được 60 phiếu cần thiết để được thông qua tại Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát.

Đối với các điều khoản khác, NDAA yêu cầu Bộ Quốc phòng phải báo cáo chi tiết nhằm ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ nhạy cảm cho Trung Cộng và Nga cũng như báo cáo về hoạt động tại Bắc Cực.

Dự luật chi tiêu quốc phòng sửa đổi cũng bao gồm cả việc dự trù tăng cường các biện pháp trừng phạt nhắm vào Bắc Hàn. Một phần sửa đổi do một vài Thượng nghị sĩ đề xuất, trong đó có Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen, kêu gọi áp đặt thêm lệnh trừng phạt đối với các tổ chức tài chính đang làm ăn với Bắc Hàn vi phạm các lệnh trừng phạt hiện hành nhằm vào Bình Nhưỡng.

2) Dự luật thông qua tại Hạ Viện Hoa kỳ và chuyển lên thượng viện lần cuối:

Gần 6 tháng sau, ngày 11/12/2019, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua dự luật Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng (NDAA) cũa Thượng viên đưa xuống với trị giá 738 tỷ USD, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định sẽ ký dự luật ngay lập tức.

Đạo luật NDAA hoạch định chính sách cho Bộ Quốc phòng nước này trong mọi vấn đề từ chế độ nghỉ phép vì lý do gia đình cho tới các máy bay chiến đấu và thành lập một Lực lượng Vũ trụ – đang là một ưu tiên đối với Tổng thống Donald Trump.

Với 377 phiếu thuận và 48 phiếu chống tại Hạ Viện Hoa Kỳ ngày 11/12/2019, Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng (NDAA) đã có đủ sự ủng hộ cần thiết để được tiếp tục trình lên Thượng viện để tiến hành bỏ phiếu vào tuần tới theo dự kiến… đó là bước cuối cùng 738 tỉ của NDAA thông qua cơ chế lập pháp và Tổng Thống Trump đã vui mừng tweet:

“Mọi ưu tiên của chúng ta đã đi tới Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng (NDAA) cuối cùng: Gia tăng chi phí cho các binh sĩ của chúng ta, Xây dựng lại quân đội của chúng ta, Chi trả cho chế độ thai sản, An ninh biên giới và Lực lượng không gian! Quốc hội đừng trì hoãn đạo luật này thêm nữa. Tôi sẽ ký dự luật quốc phòng lịch sử này ngay lập tức!”.

Như vậy chắc chắn Ngân sách Quốc Phòng Hoa Kỳ năm 2020 sẻ là 738 tỷ USD lớn nhất trong lịch sừ.

3) Mỹ thông qua Đạo luật Chi tiêu Quốc phòng 2020, Nga lại gặp khó?

Dự luật quốc phòng thường niên này nêu rõ: “(NDAA) bảo vệ an ninh năng lượng châu Âu bằng cách áp đặt các lệnh trừng phạt liên quan tới các đường ống dẫn năng lượng Phương Bắc 2 và Thổ Nhĩ Kỳ của Nga”.

Các nghị sĩ Mỹ đều cho rằng dự án ống dẫn năng lượng phương Bắc 2 sẽ gia tăng ảnh hưởng chính trị của Nga ở châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ.

Truyền thông Mỹ bày tỏ lo ngại những lệnh trừng phạt có thể áp đặt trực tiếp nhằm vào các công ty cung cấp thực hiện cho đường ống này, theo đó có thể làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ ngoại giao giữa Washington và Moscow.

Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tái khẳng định với Washington rằng ống dẫn năng lượng “Phương Bắc 2 và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không dừng”, đồng thời cho rằng Quốc hội Mỹ “đang ngập tràn tham vọng làm mọi thứ để phá hủy các quan hệ của chúng tôi”.

4) Nếu Phương Bằc 2 hoạt động thì khí đốt hóa lỏng (LNG) của Mỹ mất thị trường ở châu Âu:

Có lẻ từ những áp của Quốc Hội Hoa Kỳ mà ngày 9/12, truyền hình Đức DW đã đưa tin công ty vận hành tuyến đường ống dẫn khí đốt “Phương Bắc 2” cho rằng sẽ mất nhiều thời gian hơn để xây dựng tuyến đường ống này so với trước – có nghĩa là tiến trình của “Phương bắc 2” bị đình trệ.

Công ty này lưu ý: “Chúng tôi đã dự kiến trong những tháng tới sẽ hoàn thành dự án theo tất cả các tiêu chuẩn pháp lý và kỹ thuật”. Tuy nhiên, ngày hoàn công chính xác tuyến đường ống đã không được nêu ra. Trước đó, tuyến đường ống dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2019.

Hiện tại, 2,100 km đường ống của tuyến đường ống đã được lắp đặt, song vẫn còn khoảng 300 km chưa hoàn thành. Theo dự tính, sau khi vận hành tuyến đường ống dẫn khí này, 55 tỷ mét khối khí đốt sẽ được chuyển hằng năm từ Nga đến Đức.

Một lượng khí đốt tương tự được cung cấp từ Nga hằng năm thông qua đường ống dẫn khí đốt Phương Bắc 1 được đưa vào hoạt động trước đó.

Thượng viện Mỹ đã đưa các lệnh trừng phạt đối với “Phương Bắc 2” vào dự luật ngân sách quốc phòng năm 2020. Trước đó, truyền thông Đức đưa tin Mỹ sẵn sàng “trừng phạt” tuyến đường ống dẫn khí đốt “Phương Bắc 2” của Nga.

Cũng theo nguồn tin tin báo Đức Die Welt (DW), Mỹ và Ukraine đã chiến thắng trong vụ đối đầu về ống dẫn năng lượng Phương Bắc 2, dù thực tế Đan Mạch cuối cùng đã cấp giấy phép xây dựng tuyến đường ống dẫn khí đốt này cho Nga.

Tác giả bài báo lưu ý rằng, Washington đã có thể trì hoãn dự án “trong thời gian đủ lâu”, nhờ đó Kiev đã có lợi thế trong việc gia hạn hợp đồng chuyển tải khí đốt cho Nga, hết hạn vào ngày 31/12/2019.

Do Đan Mạch hoãn quyết định trong một thời gian dài, Công ty độc quyền khí đốt Gazprom của Nga thấy mình rơi vào tình thế không thể cung cấp khí đốt cho các nước châu Âu mà không ký thỏa thuận bổ sung với Kiev về việc quá cảnh khí đốt qua Ukraine.

Vào thời điểm thỏa thuận quá cảnh hiện tại hết hạn, Phương Bắc 2 vẫn chưa được đưa vào hoạt động. Trong tình thế này, Moscow buộc phải ký thỏa thuận mới chính quyền Ukraine có thể đạt được các điều kiện có lợi hơn cho thời gian chuyển tải và giá thành khí đốt.

Ngày 30/10, Đan Mạch đã cấp phép xây dựng đoạn của Phương Bắc 2 chạy dọc thềm lục địa nước này, phía Đông Nam đảo Bornholm. Đan Mạch trở thành quốc gia thành viên EU cuối cùng đồng ý về tuyến đường ống dẫn khí đốt này.

Đầu tháng Mười, Chủ tịch hội đồng quản trị Gazprom Viktor Zubkov nói rằng, sự chậm trễ trong việc xin cấp phép là do lý do địa chính trị và do Mỹ muốn thay thế một phần khí đốt của Nga bằng khí đốt hóa lỏng (LNG) của họ. Ảnh hưởng của Washington đối với Copenhagen cũng được người đứng đầu công ty dầu khí Áo OMV Rainer Seele nêu trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga.

Theo các chuyên viên năng lượng, năm 2020, Nga sẽ không thể ngừng chuyển tải khí đốt qua Ukraine, song nhu cầu đối với năng lực vận chuyển khí đốt qua Ukraine sẽ bắt đầu giảm khi các tuyến đường ống dẫn khí Phương Bắc 2 và Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động đầy đủ.

Thỏa thuận về việc quá cảnh khí đốt của Nga qua lãnh thổ Ukraine hết hạn vào ngày 31/21/2019.

Tin Tổng hợp https://vietquoc.org

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt