ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA: ÔNG DONALD TRUMP & BÀ HILLARY CLINTON

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG DONALD TRUMP:

[1] JOSEPH S. NYE: (cựu Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Chủ tịch Cơ quan US National Intelligence Council, Giáo sư Đại học Harvard). Nguyên tác “How Trump Weaken America” (Trump sẽ làm suy yếu nước Mỹ như thế nào). Xim tóm lược những điểm chính:
Thế giới quan của Trump thuộc về thế kỷ thứ XIX. Trong thời kỳ nầy, nước Mỹ đã theo lời khuyên George Washington nên tập trung vào các lợí ích của Mỹ ở Tây Bán Cầu để tránh các liên minh chằng chịt theo học thuyết MONROE. Vì thế, Mỹ đã thiếu một đội quân thường trực lớn mạnh và lực lượng hải quân lúc bấy giờ thua kém cả Chile trong những năm 1870. Mỹ đã đóng vai trò thứ yếu trong việc cân bằng quyền lực toàn cầu trong thế kỷ XIX.

Khi Mỹ tham gia Thế chiến thứ I, Woodrow Wilson đã phá vỡ truyền thống nầy và gởi quân sang châu Âu chiến đấu. Ông còn đề xuất lập ra “HỘI QUỐC LIÊN” để tổ chức an ninh tập thể trên cơ sở toàn cầu. Nhưng sau khi Thượng Viện bác bỏ vai trò hội viên của Mỹ trong Hội Quốc Liên vào năm 1919, quân đội Mỹ trở lại bình thường và nước Mỹ ngày càng trở nên biệt lập. Vào những năm 1930, tình trạng thiếu vắng các liên minh của Mỹ đã tạo ra một thập kỷ thảm họa, được đánh dấu bởi suy thoái kinh tế, tội diệt chủng và một cuộc thế chiến khác.

Đáng lo ngại là trong bài diễn văn của Trump về chính sách đối ngoại với nhiều chi tiết, Trump cho thấy rằng, ông lấy cảm hứng từ khoảng thời gian “Cô Lập” này và dành nhiều tình cảm “ưu tiên cho nước Mỹ”. Sự chuyển hướng để thoát ra khỏi tình trạng cô lập và khởi đầu cho “thế kỷ của Mỹ” trong nền chính trị thế giới được đánh dấu bằng các quyết định của Tổng thống Harry Truman sau Thế chiến thứ II. Nó dẫn đến các liên minh thường trực và sự hiện diện quân sự ở nước ngoài. Mỹ đầu tư mạnh trong Kế hoạch Marshall vào năm 1948, tạo ra “Liên minh NATO” vào năm 1949 và dẫn theo một liên minh của LHQ chiến đấu tại Triều Tiên vào năm 1950. Trong năm 1960, Tổng thống Dwight Eisenhower đã ký một “Hiệp ước an ninh với Nhật”. Cho tới hiện nay, quân đội Mỹ vẫn còn đồn trú tại Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Các liên minh không chỉ củng cố sức mạnh của Mỹ, nó còn duy trì sự ổn định chính trị. Các liên minh hiện nay của Mỹ đã duy trì một trật tự quốc tế, trong một số trường hợp, chẳng hạn như Nhật Bản, hỗ trợ của nước chủ nhà thậm chí còn làm cho việc đồn trú quân đội ở nước ngoài rẻ nhiều hơn ở Mỹ (Nhật Bản tài trợ trên 8 tỷ USD cho Mỹ trong việc đóng quân này). Và Trump đề cao một chiến thuật hữu ích tiềm tàng khi thương thảo với các kẻ thù, nhưng là một phương sách tai họa để trấn an các đồng minh. Một thách thức mới, châu Âu, Nga, Ấn Độ hay Trung Cộng sẽ vượt qua mặt Mỹ trong những thập kỷ tới. Đó không phải là chuyện không thể xảy ra. Theo Lawrence Freedman (chiến lược gia người Anh nổi danh) một trong số các đặc trưng nổi bật của Mỹ khác với “các cường quốc thống trị của quá khứ là sức mạnh của Mỹ dựa trên các LIÊN MINH chứ không phải là trên các THUỘC ĐỊA”. Liên minh chính là tài sản có; thuộc địa là nợ phải trả.

Nếu các liên minh của Mỹ đang suy yếu, kết quả khả dĩ trong các chính sách của Trump hầu như khó là cách để “làm cho Mỹ vĩ đại một lần nữa”. Mỹ sẽ phải đối mặt với một số lượng ngày càng tăng của các vấn đề xuyên quốc gia mới, mà nó đòi hỏi Mỹ cần thực thi quyền lực trong việc hợp tác càng nhiều càng tốt hơn là chỉ huy nước khác. Và trong một thế giới càng phức tạp, các quốc gia có liên minh nhiều nhất là quốc gia hùng mạnh nhất. Anne – Marie Slaughter đã đề ra nguyên tắc:ngoại giao là vốn xã hội, nó phụ thuộc vào mật độ và tầm liên lạc ngoại giao của một quốc gia”.

Theo Institute Lowy của Australia, Mỹ đang đứng đầu bảng trong danh sách các nước có sứ quán, lãnh sự và phái bộ. Mỹ có khoảng 60 hiệp ước liên minh, Tàu Cộng có ít hơn. Theo ước lượng của tạp chí Economist về 150 nước mạnh nhất trên thế giới, có khoảng 100 nước hướng về Mỹ, trong khi đó có 21 nước chống Mỹ. Trái ngược với tuyên bố rằng “thế kỷ của TQ” là ở trong tầm tay, chúng ta đã không bước vào một thế giới hậu Mỹ, Mỹ vẫn là trung tâm của hoạt động của cán cân quyền lực toàn cầu và cung cấp tiện ích công cộng toàn cầu.

Nếu Trump vào toà Bạch Ốc, tính ưu việt trong các điều kiện về quân sự, kinh tế và quyền lực mềm sẽ không giống như Mỹ đã từng thực hiện. Các đóng góp của Mỹ cho nền kinh tế thế giới sẽ giảm và khả năng của Mỹ để gây ảnh hưởng và tổ chức hành động sẽ ngày càng trở nên hạn chế. Hơn bao giờ hết, khả năng của Mỹ để duy trì độ khả tính của các liên minh cũng như thiết lập các mạng lưới mới sẽ là chủ yếu để tạo dựng sự thành công trong toàn cầu.

DONALD TRUMP THEO “CHỦ NGHĨA BIỆT LẬP”:

Theo sau Hiệp ước Versailles và việc Hoa Kỳ từ chối gia nhập Hội Quốc Liên, thái độ của công chúng Hoa Kỳ đã chuyển đổi sang thái độ do dự vào những chuyện có liên quan đến châu Âu. Đầu Thế chiến thứ I, Hoa Kỳ đã rút hết các lực lượng của mình và nói rằng sẽ không bao giờ trở lại châu Âu. Đại khủng hoảng cũng đã làm tê liệt nền kinh tế khiến cho Hoa Kỳ thờ ơ đến quân đội của mình và tập trung vào các mối quan tâm khác.

Năm 1940, đánh dấu một sự thay đổi của Hoa Kỳ. Những chiến thắng của Phát xít Đức tại Pháp, Ba Lan và các nơi khác, cộng thêm trận chiến nước Anh đã khiến cho nhiều người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ sớm hay muộn cũng phải bị lôi cuốn vào vòng chiến. Ngày 11/3/1941, Tổng thống Fraklin Roosevelt ký Đạo luật “Lend – Lease” nhằm thực hiện việc cung cấp vũ khí Mỹ được xem là quan trọng cần thiết cho phe đồng minh chống lại phe Trục, vì phần lớn các trang bị nặng của Anh đã bị bỏ lại sau khi họ rút lui khỏi Dunkirk. Mặc dù đây không phải là việc tuyên chiến của chính phủ Mỹ, nhưng Đạo luật Lend-Lease có thể được xem như bằng chứng cho thấy chính phủ Mỹ có thái độ đồng tình với phe đồng minh.

Năm 1941, Hoa Kỳ ngày một gia tăng tham dự trong cuộc chiến, mặc dù trên danh nghĩa vẫn là trung lập. Tháng 4/1941, Tổng thống Roosevelt nới rộng vùng an ninh liên Mỹ về phía Đông xa tận đến Iceland. Các lực luợng Anh chiếm được Iceland khi Đan Mạch rơi vào tay quân Đức năm 1940. Hoa Kỳ bị thuyết phục cung cấp lực lượng của mình để giúp lực lượng Anh trên hòn đảo này. Các chiến hạm của Mỹ bắt đầu hộ tống các đoàn tàu của đồng minh trên Đại Tây Dương xa đến tận Iceland và đụng độ với tàu ngầm Đức U-boat.

Lần đầu tiên quân đội Mỹ đụng độ quân sự kể từ sau ngày 1/9/1039 là vào ngày 10/4/1941 khi khu trục hạm USS Niblack tấn công một tàu ngầm của Đức, khi nó đánh chìm một tàu chở hàng Hòa Lan. USS Niblack đến cứu vớt những người còn sống sót từ chiếc tàu hàng này.

Tháng 6/1941, Hoa Kỳ nhận thấy rằng vùng nhiệt đới của Đại Tây Dương càng trở nên nguy hiểm cho cả các tàu thương mại Mỹ không được hộ tống. Ngày 21/5, chiếc SS Robin Moor, một tàu Mỹ không có chở hàng quân sự bị tàu ngầm Đức chặn lại khoảng 750 dặm (1.210 km) ở phía Tây Freetown của Sierra Leone. Sau khi hành khách và thủy thủ đoàn được phép 30 phút lên xuồng cấp cứu, chiếc tàu ngầm U-69 dùng thủy lôi đánh chìm tàu Mỹ. Kế tiếp 17/10/19941, tàu ngầm U-568 gây ra cho khu trục hạm USS Keamy và khu trục hạm USS Reuben James bị U-boat-552 đánh chìm ngày 31/10/1941 được xem là những thiệt hại đầu tiên của Mỹ trong Thế chiến II.

Sau trận Trân Châu Cảng, Tổng thống Roosevelt chính thức yêu cầu Quốc Hội Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản trước một cuộc họp Lưỡng viện Quốc hội vào ngày 8/12/1941. Quốc hội thông qua quyết định tuyên chiến với chỉ có một phiếu chống lại, cả hai viện lập pháp và nước Mỹ đã phá vỡ chủ nghĩa biệt lập, lần lượt tham gia những trận đánh vĩ đại trong Thế chiến II như: Trận chiến Philippines (1941-1942) – Trận Đảo Wake – Chiến dịch Đông Ấn Hoà Lan – Chiến dịch Tân Guinea & Quần đảo Solomon – Trận Biển Coral – Quần đảo Aleut – Trận Midway – Chiến thuật “nhảy đảo” – Trận Guadalcanal – Trận Tarawa – Các chiến dịch trong Trung Thái Bình Dương – Tái chiếm Philippines (1944-1945) – Trận Iwo Jima & Okinawa – Hiroshima & Nagasaki – Mặt trận châu Âu & Bắc Phi…

[2] NGOẠI TRƯỞNG ĐỨC FRANK-WALKER STEINMEIER:

Bài phát biểu về chính sách ngoại giao quan trọng đầu tiên của ông Donald Trump vào ngày 17/4/2016 đã tạo nên một cơn chấn động trên chính trường thế giới, khiến đồng minh của ông hoang mang, theo Reuters. Những nước nầy từ lâu vẫn coi khẩu hiệu “đặt nước Mỹ lên hàng đầu” mà ông Trump theo đuổi là một mối đe dọa đối với sự ổn định toàn cầu mà ở đó Washington rút lui và không can thiệp vào các vấn đề thế giới.

Ông Frank-Walker Steinmeier bày tỏ mối lo lắng của ông về những phát ngôn mà tỷ phú này đưa ra: “Tôi chỉ mong chiến dịch vận động tranh cử ở Mỹ không thiếu vắng những nhận thức thực tế,” ông nói. “Cấu trúc an ninh thế giới đã thay đổi và không còn chỉ dựa trên 2 cột trụ nữa. Không tổng thống Mỹ nào có thể thay đổi cấu trúc an ninh thế giới…Chính sách “đặt Mỹ lên hàng đầu” lại càng không phải câu trả lời”.

Cựu Bộ trưởng Ngoại giao và Thủ tướng Thụy Điển Carl Bildt cho biết: “Tôi cảm thấy bài phát biểu của Donald Trump đang “xa rời cả các đồng minh dân chủ lẫn những giá trị dân chủ.”

[3] CỰU THỨ TRƯỞNG NGOẠI GIAO HÀN QUỐC KIM SUNG-HAN:

Ông hiện đang giãng dạy tại Đại học Seoul, cho rằng: “Ông Trump sẽ là “ứng cử viên tổng thống Mỹ đầu tiên theo chủ nghĩa cô lập, trong khi tất cả các tổng thống Mỹ thời kỳ hậu chiến đều là những người theo chủ nghĩa quốc tế hóa ở một mức độ nào đó,” ông nói. “Nếu Mỹ không tham gia vào những vấn đề bị coi là gánh nặng cho mối quan hệ của họ với các đồng minh, điều nầy cũng gần giống với việc họ đang bỏ rơi đồng minh vậy. Làm sóng chống Mỹ tên toàn thế giới chắc chắn cũng vì thế mà dâng cao thêm”.

Xenia Wickett – Chuyên gia cao cấp viện chính sách Chatham House, Anh – đánh giá, bài phát biểu cho thấy một thực tế là “ông Trump sẽ khiến các đồng minh của Mỹ yếu thế thay vì vững vàng hơn trước”.

Theo nhà phân tích chính trị Emirati Abdulkhaleg Abdullah nói: “Đến lúc nầy thì không bài phát biểu nào đủ sức lấy lại uy tín cho ông Trump,” ông nói. “Ông ta là một kẻ phân biệt chủng tộc và không bao giờ được chào đón trong thế giới Arab”.

Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại Mỹ nói: “Nhật bản và Hàn Quốc đã phản ứng dữ dội truớc những bình luận sai lầm, lập đi lập lại của ông Trump. Họ bất bình vì tỷ phú Mỹ cáo buộc họ không đóng góp tài chánh cho chiếc ô an ninh của Mỹ tại khu vực.”

[4] THOMAS WRIGHT – CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆN BROOKINGS:

Ông đưa ra nhận xét về Trump: “Ông Trump coi thường NATO và ông nầy cũng nói Mỹ “chi trả quá nhiều” cho an ninh của Nhật Bản & hàn Quốc,” ông nói. “Ông ta có vấn đề lớn về các liên minh của Mỹ ở châu Á, châu Âu và Trung Đông, tất cả những thỏa thuận thương mại và các hình thức can dự kinh tế khác của Mỹ trong thập kỷ gần đây. Và ông ta muốn tìm cách phát triển mối quan hệ với…ông Putin ở Nga. Ông Trump cũng làm nhiều người giật mình khi ông từ chối loại bỏ việc sử dụng “vũ khí hạt nhân” trong bất cứ tình huống nào. Nhưng, trong một cuộc phỏng vấn với MSNBC hôm 31/3/2016, Donald Trump nói:Ông có thể đánh nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật”. Ông ta còn nói: “Có thể tốt hơn nếu như Nhật Bản & Hàn Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, vì nhờ điều đó mà các nước này sẽ không phải dựa vào Mỹ để bảo vệ” (Trump thường phát ngôn tùy hứng: tiền hậu bất nhất).

Ông Donald Trump đã nhận xét một cách nồng nhiệt về TT Putin vì những lời tâng bốc của ông nầy. Trump nói: “Ông Putin đã nói những điều tốt đẹp về tôi…Tôi nghĩ điều đó thật là dễ chịu…Nếu chúng ta có thể thân thiện với Nga, điều đó thật tốt.”

Ông Thomas Wright cho rằng: “Trong trường hợp cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton được trúng cử làm tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 11/2016, bà ấy sẽ trở thành đại biểu chẳng những của các chính sách đối ngoại của Đảng Dân Chủ, mà còn là người giữ vững ngọn cờ của chính sách đối ngoại truyền thống của Mỹ”.

[5] THE NEW YORK TIMES:

Phản ứng trước phát biểu về chính sách đối ngoại của ông Donald Trump, tờ The New York Times ví von rằng: “Khi một người có cây búa, mọi thứ chỉ như cây đinh. Khi kinh nghiệm của một người chỉ giới hạn ở những hợp đồng bất động sản (Trump là trùm bất động sản Mỹ) thì mọi thứ cũng chỉ như một cuộc đàm phán cho thuê bất động sản”.

Ông Donald Trump cho biết “America First” sẽ là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của chính quyền Mỹ dưới thời Tổng Thống Donald Trump. Đây từng là khẩu hiệu của những người theo “chủ nghĩa cô lập” vào những năm 30 của thế kỷ trước. Đặt lợi ích quốc gia trên hết, nhưng Ông Trump lại thề “không ngần ngại triển khai lực lượng quân sự khi không còn lựa chọn”.

Giới quan sát Mỹ nhận định rằng: “Qua bài phát biểu về chính sách đối ngoại, ông Trump đã lập lại những ý nghĩ kỳ quặc, thường dựa vào các nhận định sai lầm, mâu thuẫn. Ông ta có đưa ra rất nhiều quan điểm, lập trường rồi sau đó có thể “quay ngược 180 độ”. Điều nầy, không phù hợp trong hoạch định chính sách đối ngoại. Ông Trump đã không thể hiện sự sẵn sàng “học hỏi hoặc sửa sai”.

Ngoài việc cố chấp, ông trùm bất động sản Trump còn được mô tả như một người theo “chủ nghĩa cô lập”, quan tâm đến việc phục hồi “chủ nghĩa trọng thương” của Mỹ trong thế thứ 19. Trump phản đối tự do thương mại, đòi đồng minh quan trọng như Nhật Bản trả tiền đàng hoàng vì Mỹ phải chịu thiệt hại quá nhiều mà chẳng được mấy lợi lộc, muốn Hàn Quốc trả thêm tiền để Mỹ bảo hộ và khá ngạc nhiên là “ngầm ca ngợi hoạt động cải tạo của Tàu Cộng ở Biển Đông”.

[6] ZHIBO QIU Chuyên gia tư vấn tại trụ sở LHQ:

Ngày 5/5/2016, ông bình luận trên Diplomat rằng, riêng trong lĩnh vực an ninh, Donald Trump đã khiến hai đồng minh cốt lõi của Mỹ ở Đông Á hết sức lo ngại khi ứng viên này tuyên bố, nếu ông làm tổng thống, Trump sẽ rút quân khỏi châu Á. Trump giải thích rằng, Mỹ không thể cung cấp dịch vụ đảm bảo an ninh cho Nhật Bản và Hàn Quốc một cách miễn phí mãi được.

Donald Trump dường như chẳng quan tâm gì tới Biển Đông khi được The New York Times hỏi quan điểm về điểm nóng này, thay vào đó ông ta lái câu chuyện sang vấn đề cạnh tranh thuơng mại Mỹ – Trung. Rõ ràng, nếu Donald Trump làm Tổng thống và rút quân khỏi châu Á sẽ tạo ra khoảng chiến lược địa chính trị và Tàu Cộng sẽ lập tức nhảy vào, đặc biệt là Biển Đông và Hoa Đông. Bắc Kinh dễ dàng xưng hùng, xưng bá trong khu vực. Đối thủ của Hoa Kỳ không phải tổ chức khủng bố ISIS, càng không phải là Nga, mà chính là Tàu Cộng.

oOo

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA BÀ HILLARY CLINTON:

[1] TREVOR TIMM Cây bút của báo Anh The Guardian- bình luận rằng, bà Hillary Clinton là “diều hâu đối ngoại”. Bà muốn mạnh tay với Hamas hơn nữa trong vấn đề Israel, khẳng định sẽ buộc Iran phải thực thi nghiêm túc thỏa thuận hạt nhân, gây thêm áp lực lên Nga về các vấn đề Syria và Ukraine, quyết ngăn chận không để IS trở thành một nhà nước thật sự bằng vũ lực nếu cần thiết, kiềm chế Tàu Cộng ở Biển Đông và trong các vấn đề nhân quyền. “Lập trường của Bà ấy mang nhiều màu sắc quân sự hơn bất cứ ứng viên nào còn lại trong cuộc đua”.

[2] MARK LANDER – NEW YORK TIMES:

Bà Hillary Clinton là nhân vật diều hâu thực sự duy nhất còn lại trong cuộc đua 2016. Điều nầy cũng không ngạc nhiên khi bà sinh ra ngay sau Thế chiến II và là con một sỹ quan hải quân. Một trong những động cơ tham gia chính trị là vì cha bà luôn than phiền “nước Mỹ đang bị những người Nga cho ngửi khỏi”. Bà đã và đang là một người “dân tộc chủ nghĩa”, dù chính sách đối nội có của bà có “ôn hòa” đến đâu.

Năm 2002, khi bà được lựa chọn một trong 2 Ủy ban ở Thượng viện: Ủy ban quan hệ đối ngại và Ủy ban quân vụ. Bà chọn Ủy ban quân vụ, chấm dứt một truyền thống lâu dài các thượng nghị sĩ New York luôn chọn “male” đối ngoại ở Thượng viện.

Niềm tin của bà với giới quân sự dựa trên quan điểm sức mạnh quân sự đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia và chủ nghĩa can thiệp của Mỹ có lợi nhiều hơn có hại rằng, Mỹ có thẩm quyền tới mọi ngóc ngách trên thế giới. Vali Nasr – chiến lược gia về đối ngoại – “Bà Hillary Clinton thật sự thuộc nhóm chính sách đối ngoại truyền thống”.

Mark Lander nhận định: “Chưa rõ bản chất diều hâu của bà Clinton sẽ phù hợp thế nào với tâm trạng của cử tri, những người đã mệt mỏi với chiến tranh và nghi ngờ các can dự trên toàn cầu,” ông nói. “Nhưng, mặt khác các cuộc thăm dò lại cho thấy cử tri cũng không hài lòng với hình ảnh đất nước mình là một cường quốc già cỗi, đang cố kiểm soát sự suy vong giữa một loạt các cường quốc mới nổi như Tàu Cộng, các đế chế đang trỗi dậy trở lại như nước Nga của Vladimir Putin hay lực lượng chết người mới như IS”.

[3] SALLY BEDELL SMITH

Tác giả cuốn “For Love of Politics: Inside the White House” (Tình yêu chính trị: Bên trong Tòa Bạch Ốc của gia đình Clinton) là cuốn sách đầu tiên giải thích về mối quan hệ đặc biệt giữa Bill và Hillary, giải thích rằng đó là hai nửa không thể tách rời của một tổng thể và “sẽ không thể hiểu một Clinton nếu không tính nửa còn lại kia”. “Họ thực sự là một cặp bài trùng từ thời ở Arkansas và được đặt cho cái tên “Billary” (ghép tên của vợ chồng). Cuốn sách giải thích rằng thần tượng của bà Clinton là Eleanor Roosevelt, một trong những Đệ nhất phu nhân Mỹ nổi tiếng và tham gia sâu vào chính trường nhất. Nhưng, bà Hillary giờ đã làm được hơn cả Eleanor, với hy vọng trở thành nữ tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên trong tương lai không xa.

[4] NICHOLAS KRISTOF Bình luận viên nổi tiếng của New York Times – viết: “Với cương vị “ngoại trưởng” trong nhiệm kỳ đầu của TT Obama, bà Hillary đã đóng vai trò tích cực trong việc khôi phục địa vị toàn cầu của Mỹ, vốn bị tổn hại trong 2 cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq,” ông nói. “Thành tích của bà ấy khác với người khác. Bà Clinton nhận ra rằng, tương lai của chúng ta nằm nhiều hơn ở châu Á, chứ không phải châu Âu, từ đó nỗ lực thúc đẩy việc tái cân bằng trong quan hệ ngoại giao”.

MICHEAL FULLILOVE giám đốc Viện nghiên cứu Lowy, Australia – cùng chung nhận định trên, cho rằng: “Qua một nhiệm kỳ ngoại trưởng, bà Hillary là ứng cử viên có nhiều kinh nghiệm nhất trên lĩnh vực ngoại giao, nhất là về châu Á. Chiến lược tái cân bằng chính là thành tựu ngoại giao tiêu biểu của Hillary trên cương vị ngoại trưởng.”

[5] LEON PANETTA cựu Bộ truởng BQP Mỹ – cho biết: “Tháng 10/2011, bà Hillary viết trên Foreign Policy với đề tài “Thế kỷ Thái Bình Dương của Mỹ”. Chính sách đó của bà Hillary cũng nhận được sự ủng hộ nồng nhiệt của các thành viên chủ chốt khác trong chính phủ Obama trong nhiệm kỳ đó. Khi BNG Mỹ đề nghị gởi 2500 binh sĩ TQLC đến Australia để nhấn mạnh sự coi trọng của Washington với khu vực Đông Nam Á, Ngũ Giác Đài đã nhanh chóng hưởng ứng đề xuất trên. “Điều nầy phù hợp với chiến lược quốc phòng mới mà chúng tôi đang tiến hành khi đó”.

[6] KIM BEAZLEY – đại sứ Australia tại Mỹ – cho rằng những nổ lực của bà Hillary đã xoay ngược lại thái độ thả nổi của Washington với khu vực châu Á-TBD kể từ thời Tổng thống Richard Nixon. Tuy nhiên, chính sách tái cân bằng và phong cách ngoại giao trong cương quyết của bà Hillary vấp phải sự phản ứng từ phía Tàu Cộng. Xinhua vu khống chính sách xoay trục của Washington do bà Hillary chỉ đạo là một trong những nguyên nhân chính gây bất ổn trên Biển Đông & Hoa Đông.”

KẾT LUẬN:

Một ngày sau thất bại ở tiểu bang Wiscosin, Bà Hillary ngày 6/4/2016 đã có bài phát biểu cảnh báo Tàu Cộng trong các vấn đề thương mại. Trong bài phát biểu tại hội nghị của AFL-CIO tại thành phố Philadelphia, bà Clinton cảnh báo TC nên “tuân thủ luật chơi” nếu bà đắc cử tổng thống. “TC đã đưa những sản phẩm giá rẻ vào thị trường của chúng ta, đánh cắp các bí mật thương mại, tiến hành các chiêu bài nhằm vào đồng USD, cũng như dành những ưu tiên không công bằng cho các doanh nghiệp nhà nước và áp đặt các quy định nghiêm ngặt nhằm vào các công ty Mỹ. Chúng ta sẽ trừng phạt những hành động đó của TC”, bà Hillary tuyên bố.

Phát biểu trên của bà Hillary được coi là một trong những bình luận mạnh mẽ nhất của cựu Ngoại trưởng Mỹ nhằm vào Bắc Kinh. Với những kinh nghiệm có được khi giữ vị trí Ngoại trưởng Mỹ, bà có thừa khả năng lèo lái nuớc Mỹ gây ảnh hưởng tới Bắc Kinh.

“Tôi sẽ đối diện trực tiếp với các nhà lãnh đạo Bắc Kinh về những vấn đề gai góc nhất mà chúng ta đang đối diện từ vấn đề tin tặc cho tới biến đổi khí hậu hay thương mại…Tôi biết cách họ hoạt động và họ biết nếu tôi trở thành tổng thống, họ sẽ phải thận trọng vì chúng ta chỉ đưa ra cơ hội đối xử công bằng một lần duy nhất hoặc nếu không, họ sẽ không được tiếp cận thị trường của chúng ta”.

Khi nói chuyện với cử tri ở tiểu bang Pennsylvania, bà Hillary đã lên tiếng đe dọa một cách cứng rắn, nếu thành công trong cuộc bầu cử, bà sẽ buộc Bắc Kinh phải tuân phục nước Mỹ. Những tên lãnh đạo Bắc Kinh rất ngại phải đối đầu với bà Hillary Clinton và hy vọng Donald Trump trở thành Tổng thống nước Mỹ, vì họ biết rằng ông Trump chỉ thành công trên thương trường buôn bán “bất động sản”, nhưng là một tay mơ về những thủ đoạn chính trị trên chính trường, Trump như một con nai vàng ngơ ngác trước những đối thủ lãnh đạo như Tập Cận Bình hoặc Putin dày dạng kinh nghiệm chính trường. Người mà họ sợ duy nhất là bà Hillary Clinton, một “diều hâu đối ngoại” cứng rắn chính hiệu của Hoa Kỳ.

Ngay từ đầu chiến dịch tranh cử, Donald Trump thường lấy Trung Quốc làm mục tiêu là đề tài công kích, khi cáo buộc nước nầy “đánh cắp” việc của Mỹ và đe dọa sẽ áp dụng hàng loạt hàng rào thương mại nếu đắc cử. Đáp lại, truyền thông nhà nước TC gọi tỷ phú bất động sản là một chính trị gia “phách lối”, một “tên hề phân biệt chủng tộc”. Trump trở thành đề tài cho những chế giễu từ Bắc Kinh. Các nhà phân tích chính trị cho rằng viễn cảnh bà Hillary đắc cử mới là điều lãnh đạo Tàu Cộng lo sợ nhất, theo CNN.

Theo James Mann, tác giả của nhiều cuốn sách về TC và chính sách đối ngoại của Mỹ, nhận định: “Chính sách không nằm ở những lời nói khoa trương. Cá tính mới quan trọng. TC luôn rất giỏi trong việc ứng phó với những nhà lãnh đạo có “cái tôi lớn” luôn tự đề cao mình, thích được tâng bốc vuốt ve”. Theo James Mann, Bắc Kinh không có xu hướng “hành động chuẩn xác” như một luật sư chuyên nghiệp của bà Clinton, cũng như những bề dày kinh nghiệm nhiều thập kỷ xử lý chính sách đối ngoại nói chung và Tàu Cộng nói riêng của cựu ngoại trưởng. Những yếu tố này khiến bà trở thành một đối thủ đáng gờm của Bắc Kinh.

James Mann nhận định về bà Hillary Clinton: “Bà Hillary có cá tính cứng rắn và biết rõ mình muốn gì. Bắc Kinh sẽ luôn thấy khó khăn ứng phó với luật sư nhà nghề Clinton. Bản năng của một luật sư là đề ra các nguyên tắc. Và bà ấy nhiều khả năng sẽ không chấp nhận lập luận rằng, Trung Quốc là trường hợp đặc biệt, cần được đối xử khác với các quốc gia khác”.

Bên cạnh đó, xu hướng đề cao các vấn đề nhân quyền, cùng quan điểm cứng rắn trước vấn đề “tranh chấp chủ quyền Biển Đông” cũng khiến bà không có nhiều bạn tại Trung Cộng. “Tôi cho rằng, nhiều người Tàu Hoa Lục không thích bà ấy,” Tao Xie, một GS Đại học Ngoại giao Bắc Kinh, nói: “Một khảo sát trực tuyến do Thời báo Hoàn Cầu tiến hành hồi tháng 3/2016 cho thấy 54% người Tàu ủng hộ cho Donald Trump”. Còn tại nước Mỹ thì sao? Cuộc khảo sát do trung tâm PEW thực hiện vào tháng 1/2016, cho thấy 52% người Mỹ cho rằng tỷ phú Donald Trump sẽ trở thành tổng thống tồi, trong khi 31% tin tưởng ông Trump sẽ trở thành lãnh đạo tốt.

Các nhóm vận động hành lang đại diện cho rất nhiều doanh nghiệp Mỹ muốn bà Hillary Clinton, chứ không phải Donald Trump trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. Tỷ lệ ủng hộ bà Hillary Clinton cao gấp đôi so với Donald Trump, theo tin từ Financial Times.

Đại diện của một hiệp hội doanh nghiệp Mỹ với sự tham gia của rất nhiều tập đoàn và công ty lớn như Cisco, General Electric hay Procter & Gamble… Ông Bill Reinsch khẳng định rằng: “Bà Hillary Clinton sẽ là lựa chọn tốt nhất cho những công ty thành viên của hiệp hội”.

Tuy nhiên, ông này khẳng định, các doanh nghiệp chọn Hillary Clinton không phải vì họ thích hay đề cao chính sách của bà, mà bởi vì họ thấy hai ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng Hòa quá dở để có thể trở thành Tổng thống Hoa Kỳ. “Từ góc độ của doanh nghiệp, chúng tôi rất quan tâm đến việc liệu chúng tôi có thể đối thoại được với tổng thống Mỹ hay không? Bà Clinton có khả năng sẽ lắng nghe chúng tôi nhiều hơn so với hai ứng viên còn lại. Chúng tôi không muốn làm việc với một Tổng thống Mỹ đầy định kiến và thiếu sự cởi mở. Ngoài ra, ông Trump cũng là người có tính tình bất bình thường, khó đoán biết”, ông Bill Reinsch nói.

Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp trả lời Financial Times rằng, họ cảm thấy lo sợ với khả năng ông Trump sẽ thực hiện chính sách bảo hộ mạnh mẽ và hạn chế nhập cảng. Mới hồi tháng 3/2016, chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ, ông Tom Donohue, từng chỉ trích Donald Trump đưa ra những “chính sách ngu ngốc”. Đối với vấn đề thương mại, 63% số người trả lời khẳng định, họ tin bà Hillary Clinton đang đưa ra chính sách có lợi cho doanh nghiệp, dù chính bà vào năm 2015 đã tuyên bố phản đối “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn được nhiều doanh nghiệp Mỹ kỳ vọng. Tuy nhiên, họ hy vọng với tư tưởng cởi mở, bà Hillary Clinton sẽ thay đổi quan điểm về TPP khi bà trở thành Tổng thống Hoa Kỳ.

Cộng đồng người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng sản tại Hoa Kỳ, chúng ta sẽ bầu ai giữa Donald Trump và Hillary Clinton vào Toà Bạch Ốc vào tháng 11/2016 tới đây? Riêng tôi, khẳng định sẽ bầu cho ứng cử viên nào làm cho bọn lãnh đạo Bắc Kinh mất ăn, mất ngủ vì lo sợ….

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt