DÂN CHỦ: Bầu Cử và Giá Trị Lá Phiếu Công Dân Hoa Kỳ

Một trạm bầu cử ở Mỹ

Ứng cử TỰ DO là quyền tự do ra ứng cử vào các chức vụ của các ngành trong một quốc gia, không có sự cưỡng chế hoặc giới hạn bởi xu hướng chính trị, bởi đảng chính trị khác chính kiến.v..v. bầu cử TỰ DO là quyền TỰ DO bầu cử của một công dân có thể bầu cử BẤT CỨ ứng cử viên nào mà mình muốn. Ở Hoa Kỳ việc đảng viên đảng Cộng Hòa bỏ phiếu cho ứng viên đảng Dân Chủ và ngược là chuyện thường vì TỰ DO cá nhân. Trên lá phiếu cũng thể hiện tính chất TỰ DO của chính nó. Phần dưới đây chúng tôi trình bày PHIẾU BẦU ở Mỹ

DÂN CHỦ: Bầu Cử và Lá Phiếu ở Mỹ

Trần Nhân Quyền

Phiếu bầu cử ở Mỹ dùng để ghi tên các ứng cử viên vào các chức vụ ở cấp liên bang, tiểu bang và địa phương kèm theo các câu hỏi liên quan tới các vấn đề lập pháp quan trọng.

Dù bỏ phiếu theo hình thức cũ hay theo máy tính tân tiến nhấn nút trên màn hình thì các cử tri Mỹ đều chọn một loạt các chức vụ và những đề xuất lập pháp trong khi đi bầu.Trong cuộc bầu cử năm 2004, ngoài chức Tổng Thống/Phó Tổng Thống còn 435 ghế Hạ Viện, 34 ghế Thượng Viện và 11 ghế Thống đốc tiểu bang cũng được bầu lại. Phiếu bầu cũng bao gồm cả những ứng viên chạy đua vào các chức vụ trong chính quyền tiểu bang và địa phương, từ chức thẩm phán tòa án tối cao của tiểu bang, giám đốc tài chính tiểu bang, cho tới các uỷ viên hội đồng thành phố và thành viên sở giáo dục địa phương.


( Một góc phiếu bầu của bang Colorado
là một ví dụ về phiếu trưng cầu dân ý –
trong trường hợp này là thông qua sửa đổi
Hiến pháp bang – mà công dân Mỹ
thường bỏ tại các địa điểm bỏ phiếu)

Cử tri cũng có thể tham gia vào quá trình lập pháp ở cấp độ tiểu bang và địa phương thông qua việc phê chuẩn hay thậm chí soạn thảo luật. Tùy theo luật ở từng tiểu bang và từng địa phương cử tri có thể yêu cầu trưng cầu dân ý, tức là bỏ phiếu để quyết định xem liệu một dự thảo được cơ quan lập pháp của tiểu bang thông qua có được phép trở thành luật hay không. Ví dụ như hình trên đây cử tri tại tiểu bang Colorado, Hoa Kỳ có thể bỏ phiếu “YES-đồng ý” hay “NO-không đồng ý” về một đạo luật mà các nhà lập pháp của tiểu bang Colorado đã soạn thảo. Họ cũng có thể đưa đề nghị hay sáng kiến về lập pháp của cử tri vào phiếu bầu thông qua quá trình kiến nghị. Ở nhiều nơi, cử tri còn bỏ phiếu về các mức thuế ở địa phương và bãi miễn các quan chức được bầu trước đó nhưng chưa hết nhiệm kỳ (như thôốg đốc tiểu bang California cách đây mấy năm).

Luật bầu cử của tiểu bang quy định về cấu trúc và hình thức của lá phiếu bầu. Phiếu bầu có thể phân loại các ứng cử viên theo từng chính đảng hay theo chức vụ. Một số phiếu bầu cho phép cử tri đánh dấu vào một đảng để bầu cho tất cả các ứng cử viên thuộc đảng đó. Trên lá phiếu các tiểu bang đều dành một hàng trống và cử tri có thể bầu cho ứng cử viên không có tên trong danh sách ứng cử viên bằng cách viết thêm tên họ vào phiếu bầu.

Ngôn ngữ trên phiếu bầu cũng rất khác nhau tùy theo vùng nhằm đáp ứng nhu cầu của cử tri. Luật bầu cử liên bang bảo vệ quyền lợi của cử tri không nói tiếng Anh và yêu cầu phiếu bầu phải được viết bằng hai thứ tiếng tại những khu vực bầu cử có ít nhất 10,000 người không nói tiếng Anh.

(Hình trên là lá phiếu bầu tiểu bang Texas bằng hai thứ tiếng -Anh và Tây Ban Nha)

Lá phiếu trên của tiểu bang Texas Hoa Kỳ, dùng vào việc bầu cử trong năm 2004, nếu cử tri muốn bầu cho ông George Bush vào ghế Tổng Thống và ông Dick Cheney vào Phó Tổng Thống thì đánh vào ô tròn đầu tiên. Nếu muốn bầu cho ông Michael Badnarik (TT) và ông Richard V Campagna (PTT) thuộc đảng LIB thi đánh vào ô tròn thứ ba, còn nếu muốn bầu ông Trần Văn Xoài (TT) và Nguyễn Thị Xuân (PTT) thì viết tên ông Xoài bà Xuân vào hàng trống (Write-in) và đánh vào ô tròn thứ tư.

Bầu cử trong chế độ tự do dân chủ thật trong sáng và TỰ DO như thế; còn các nước độc tài cộng sản Việt Nam, Cuba, Trung Cộng, Hàn Cộng cảnh “Đảng Cử Dân Bầu” với 99% đắc cử thật là mắc cở……

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt