DÂN CHỦ: Bầu Cử Cơ Quan Lập Pháp – Quốc Hội Hoa Kỳ

Tòa nhà Quốc Hội Hoa Kỳ

Hôm nay đề tài DÂN CHỦ nói đến bầu cử Quốc Hội Hoa Kỳ. Trần Nhân Quyền khi đang ở dưới mái nhà Xã Hội Chủ nghĩa có đọc báo nghe đài đảng CSVN nói rằng: “nhân dân thức dậy lúc nữa đêm sửa soạn ngày mai đến địa điểm bầu cử sớm cả hết chổ “đảng cử dân bầu” cho quốc hội nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩ Việt Nam…..99% tham gia bầu cho “đồng chí”….– Tị nạn chốn cờ Hoa 51 Sao Trắng này, cũng đi bầu Quốc Hội mấy chục lần thấy khác lắm vì đây là bầu Tự Do cho một đất nước Dân Chủ Pháp Trị chẵng ai tung hô, chẵng báo chí nào dám nói dân đi bầu 80% (vì biết báo đó láo) nhưng trong lòng thấy vui và phấn chấn vì muốn bầu ai thì bầu, gạch ai thì gạch. Hôm nay Trần Nhân Quyền xin gửi đến qúy vị bài Quốc Hội Hoa Kỳ nó được bầu ra sao? Hình trên Toà Nhà Quốc Hội Hoa Kỳ tại Washington DC.

Bầu cử Quốc Hội Hoà Kỳ

Quốc Hội Liên Bang Hoa kỳ tiếng Anh gọi là United States Congress gồm có hai viện Thượng Viện (United States Senate) và Hạ Viện (United States of House Presentatives)
– Thượng Viện: gồm 100 Thượng Nghị Sĩ (senator), số 100 này đến từ luật pháp của Hoa Kỳ quy định, Hoa Kỳ có 50 tiểu bang, mỗi tiểu bang bất kỳ lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, đông dân hay ít dân đều được phép bầu hai Thượng Nghị Sĩ. Mỗi TNS có văn phòng tại Washington DC và nhiều văn phòng đại diện tại tiểu bang mình đắc cử. Nhiệm kỳ của TNS là 6 năm, và có thể tái ứng cử vô thời hạn vì vậy nên chúng ta thấy có những TNS làm cho đến khi chết và có nhiều người thấy họ hiện diện trong Thượng Viện liên tục như Edward Kennedy. Cứ hai năm Hoa kỳ lại có một cuôc bầu cử và 1/3 trong số TNS được bầu. Chủ tịch Thượng Viện là Phó Tổng Thống đương nhiệm. Lương bổng của một TNS là $162,200/năm, TNS lãnh đạo của hai đảng $183,500/năm.

– Hạ Viện: Luật pháp Hoa Kỳ gọi là Đạo Luật Tái Phối Trí (Reapportionment Act) năm 1929, quy định số Dân Biểu trong Hạ Viện là 435. Khác với Thượng Viện, số Dân Biểu này tỷ lệ theo từng tiểu bang, tiểu bang nào có dân số đông thi nhiều Dân Biểu hơn, ví dụ như tiểu bang California có 53 Dân Biểu trong khi đó tiểu bang Neveda có 3 Dân Biểu. Nhiệm kỳ của Dân Biểu là 2 năm, số lần ứng cứ của một dân biểu không hạn định. Dân Biểu có văn phòng tại Washington DC và tại điạ hạt mình trúng cử. Chủ Tịch Hạ Viện là người được đảng chiếm đa số trong Hạ Viện bầu lên gọi là House of Speaker (Phát Ngôn Viên Hạ Viện). Lương bổng của một Dân Biểu hiện nay là $165,200/năm. Dân Biểu lãnh đạo của hai đảng $183,500/năm và Chủ Tịch Hạ Viện (House of Speaker) $212,100/năm.

Người đứng đầu nước Mỹ là Tổng Thống, người thứ hai thay thế Tổng Thống là Phó Tổng Thống (chủ tịch Thượng Viện) và người thứ ba thay thế Tổng Thống là chủ tịch Hạ Viện tức là House of Speaker.

Trái với nhiệm kỳ của Tổng Thống chỉ có 8 năm là tối đa không được tái ứng cử, thì những vị Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu Hoa Kỳ có thể ra ứng cử tiếp tục và chắc chắn rằng đắc cử hay thất cử là do người dân quyết định căn cứ vào quá trình phục vụ nhân dân, tư cách chính trị, tinh thần trách nhiệm, và uy tín để được tiếp tục tín nhiệm hay thay thế bởi một ứng cử viên của đảng khác hoặc ứng cử viên độc lập.

Luật pháp Hoa Kỳ là có ba ngành rõ rệt và quyền hạn ngang nhau gọi là Tam Quyền Phân Lập gồm Hành Pháp-Lập Pháp-Tư Pháp, Quốc Hội Hoa kỳ gồm hai viện Thượng và Hạ Viện thuộc về Lập Pháp. Tam Quyền Phân Lập được tổ chức song song với nhau, và qua đó kiểm tra, giám sát hoạt động lẫn nhau. Theo thể chế này, không một cơ quan nào có quyền lực tuyệt đối trong sinh hoạt chính trị của quốc gia, Tam Quyền Phân Lập để bảo đảm một nhà nước Dân Chủ.

Bây giờ trở lại việc bầu cử Quốc Hội Hoa Kỳ tức bầu cơ quan Lập Pháp Mỹ:

Cứ hai năm một lần, người Mỹ lại đi bầu lại toàn bộ thành viên Hạ viện và 1/3 thành viên của Thượng viện. Cả hai chính đảng sẽ tìm cách tranh được đa số ghế trong cả hai viện Quốc Hội để họ có thể dễ dàng thúc đẩy chương trình nghị sự lập pháp của đảng mình. Trong phạm vi của bài viết này chúng tôi đề cập tiến trình sinh hoạt dân chủ trong ngành Lập Pháp Hoa Kỳ.

Như trên đã đế cập,do cả ba cơ quan của Hoa Kỳ: hành pháp, lập pháp và tư pháp đều có sức mạnh ngang bằng nhau trong cơ chế “kiểm soát và cân bằng quyền lực” của Hoa Kỳ cho nên việc đảng Cộng Hòa hay đảng Dân Chủ kiểm soát các viện của Quốc Hội có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến chính sách và đường lối của Hoa Kỳ. 

Mặc dù Tổng Thống là người vạch ra chương trình hành động chính trị của đất nước, tuy nhiên Quốc Hội có ảnh hưởng vô cùng lớn tới việc hoàn thành các mục tiêu của Toà Bạch Ốc. Chỉ hai viện của Quốc Hội mới có quyền thông qua luật, chấp thuận hoặc từ chối bổ nhiệm các thành viên của Chính Phủ, các đại sứ, các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện. Quốc Hội có quyền giám sát, kiểm soát và điều tra các cơ quan của Chính phủ, phê chuẩn các hiệp ước, điều tiết thương mại, kiểm soát thuế khóa và các chính sách chi tiêu, tuyên bố chiến tranh, và phê chuẩn ngân sách quốc phòng.

Những quy định tranh luận về bất cứ vấn đề nào diễn ra đều do đảng CHIẾM ĐA SỐ (majority leader) trong mỗi viện kiểm soát bởi vì đảng đó nắm quyền lãnh đạo và kiểm soát thành viên của rất nhiều ủy ban Quốc Hội.

Kể từ các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tháng 11/1994 (thời điểm giữa nhiệm kỳ 4 năm của một tổng thống) Đảng Cộng Hòa đã kiểm soát Hạ Viện. Đảng này cũng kiểm soát cả Thượng Viện, ngoại trừ năm 2001 khi Thượng Nghị Sĩ Đảng Cộng hòa James Jeffords thuộc tiểu bang Vermont rời khỏi Đảng Cộng Hòa để trở thành một người độc lập, từ đó Đảng Cộng Hòa mất quyền kiểm soát chính thức. Như vậy thì dưới quyền Tổng Thống Bill Clinton thuộc Đảng Dân chủ 8 năm nhiệm kỳ 1993-2001 phải liên tục điều chỉnh các đề xuất của ngành lập pháp để giành được sự ủng hộ của đảng đối lập Cộng Hoà đang kiểm soát Quốc Hội; còn đối với Tổng Thống George Bush của Đảng Cộng Hòa,ông được tự do hơn trong việc thực hiện chương trình nghị sự của mình cho đến cuộc bầu cử năm 2006 thì đảng Cộng Hoà mất quyền lãnh đạo trong cả hai viện của Quốc Hội, do đó Bush gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các đề xuất chính trị của mình từ năm 2006.

Phân lại địa danh cũng là một yếu tố quan trọng các cuộc bầu cử Hạ Viện. Do Hạ Viện được dựa trên cơ sở dân số của các bang, nên các khu vực bầu cử Quốc Hội ở mỗi bang thường được vẽ lại theo thống kê dân số có được từ các cuộc điều tra dân số 10 năm một lần. Đảng nào chiếm đa số ghế trong cơ quan lập pháp của tiểu bang tại thời điểm đó sẽ có quyền kiểm soát quá trình phân lại địa hạt.

Vì việc kiểm soát Quốc Hội có tầm quan trọng sống còn đối với việc thực hiện cương lĩnh của đảng cho nên các chính đảng nhất quyết tập trung vào các cuộc chạy đua vào Hạ Viện và Thượng Viện như trong các cuộc chạy đua giành chức tổng thống, tập trung vào các cử tri tiềm tàng ở các bang hoặc các khu vực bầu cử Quốc Hội “còn do dự” nơi mà kết quả các cuộc bầu cử quá sít sao và họ có thể bỏ phiếu cho cả hai đảng. Cả hai đảng hy vọng các ứng cử viên của họ sẽ có khả năng lôi kéo những cử tri mà do họ thích một ứng cử viên nào đó, sẽ bỏ phiếu cho các ứng cử viên cùng đảng trong các cuộc chạy đua khác.

Hiện nay Hạ Viện do đảng Dân Chủ lãnh đạo như chỉ số dưới đây là kết quả cuộc bầu cử 2006:

Hạ viện Hoa Kỳ do đảng Dân Chủ lãnh đạo: Với số số dân biểu thuộc đảng dân chủ là 233 và đảng Cộng Hoà là 202, trước đó năm 2004 đảng Cộng Hoà có 232 đảng Dân Chủ 202 và 1 độc lập.
Thượng Viện Hoa Kỳ số TNS cân bằng giữa hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa là 49 có hai TNS độc lập. Như vậy hai TNS độc lập này rất quan trọng trong việc quyết định của Thượng Viện. Thượng Viện hiện nay, có Phó Tổng Thống Dick Cheney (Cộng Hòa) làm Chủ Tịch và 2 TNS độc lập rất quan trọng trong vai trò quyết định của thượng viện Hoa Kỳ.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt