Đàm phán thương mại Trung – Mỹ sẽ đi theo hướng nào?
Vòng đàm phán thương mại Trung – Mỹ lần thứ 2 vừa kết thúc không lâu, liên quan đến chế tài của Mỹ đối với ZTE không hề có chuyển biến khiến hướng đi của đàm phán thương mại Trung – Mỹ trong tương lại bị phủ lên lớp sương mờ.
Ngày 22/5, trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nam Hàn Moon Jea-in, ông Trump đã phủ nhận việc đạt được thỏa thuận với Trung Cộng về vấn đề của ZTE. Cùng ngày, Ủy Ban Ngân Hàng thuộc Thượng Viện Hoa Kỳ đã tổ chức buổi điều trần để để thông qua sửa đổi dự luật, hạn chế Tổng thống Mỹ Trump nới lỏng chế tài đối với công ty viễn thông ZTE. Theo dự luật sửa đổi này, trước khi Tổng thống Mỹ nới lỏng biện pháp trừng phạt ZTE, thì trước tiên phải chứng minh trước Quốc Hội rằng ZTE thực sự đã tuân theo luật pháp Mỹ.
Vòng đàm phán thương mại Trung – Mỹ lần thứ 2 này đã kết thúc với nhượng bộ tương đối lớn của phía Trung Cộng, tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa đạt được mục tiêu như Mỹ mong muốn. Trung Cộng chỉ là đưa ra cam kết nhượng bộ, tức là thông qua việc mua các sản phẩm của Mỹ để giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Cộng, nhưng lại không có thời gian cụ thể và các bước để thực hiện đúng mức!
Điểm này có thể nhìn ra được từ những tin tức đăng trên báo chí của cả hai nước Trung-Mỹ, Trung Cộng cho biết, cả hai nước Trung – Mỹ đều đạt được thắng lợi, hai bên cam kết sẽ không tiếp tục gây chiến tranh thương mại nữa. Còn phía Mỹ thì cho biết tạm dừng chiến tranh thương mại, tạm dừng thu thêm thuế đối với Trung Cộng.
Một nguyên nhân chủ yếu khiến Mỹ không hài lòng với kết quả vòng đàm phán lần 2 này là nội bộ Mỹ có ý kiến khác nhau. Nhân vật đại diện cho phe bảo thủ trong thương mại với Trung Cộng là Robert Lighthizer nói hôm chủ Nhật (20/5) rằng Mỹ có thể vẫn sẽ thu thuế thêm đối với các sản phẩm Trung Cộng, còn trước đó vài tiếng đống hồ, Bộ trưởng Tài chính Mỹ thuộc phái ôn hòa là ông Steven Mnuchin lại trả lời trên truyền hình rằng Mỹ tạm thời không thu thêm thuế đối với các sản phẩm Trung Cộng nữa.
Vụ việc xử phạt ZTE và chiến thuật phản kích thương mại đối với Trung Cộng của ông Trump không có quan hệ trực tiếp, tuy nhiên, nó đã trở thành ưu thế và nước cờ trong chiến lược thương mại đối với Trung Cộng của ông Trump. Trung Cộng cũng như vậy, lấy vấn đề nguyên tử Bắc Triều Tiên và vấn đề hạt nhân Iran nhằm tăng ưu thế đàm phán cho mình.
Trước đó có nguồn tin chỉ ra, hai nước Trung – Mỹ đã đạt được thỏa thuận khung hòa giải về vấn đề của ZTE, thỏa thuận một khi đạt được, chính phủ của ông Trump sẽ hủy bỏ trừng phạt với ZTE. Nếu là như vậy, thì có thể sẽ có một tiền đề, đó chính là phía Trung Cộng đã có nhượng bộ rất lớn trong đàm phán thương mại, nhượng bộ này không chỉ giới hạn trong giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Cộng, có thể liên quan đến việc mở của cho doanh nghiệp Mỹ tiến vào thị trường Trung Cộng. Dự tính tới đây sẽ có tin tức liên quan đến vấn đề này được truyền ra ngoài.
Dự đoán, đàm phán thương mại Trung – Mỹ sẽ là một quá trình dài và khó khăn. Nội bộ Mỹ sẽ đạt được sự thống nhất ý kiến, khả năng lựa chọn chính sách của phe bảo thủ là tương đối lớn. Bởi vì mục tiêu cuối cùng của Mỹ, là muốn thương mại của Trung Cộng thay đổi về kết cấu từ gốc rễ, trong đó bao gồm mở của thị trường tài chính và mạng internet. Có thể nói, đàm phán thương mại Trung – Mỹ trong tương lai tổng thể là lạc quan, nhưng con đường vẫn quanh co và nhiều trở ngại vì tính tráo trở của người Cộng Sản
Huệ Anh – – Internet