Đàm phán ngoại trưởng Nga-Mỹ hôm nay tại Genève thất bại nhưng chưa chặt cầu

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (Trái) và ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov (phải) đàm phán tại Geneve ngày 21/01/2022

Hôm nay, ngày 21/01 ngoại trưởng Mỹ và Nga là Antony Blinken và Sergei Lavrov có cuộc đàm phán tại Genève trong 90 phút về khủng hoảng ở Ukraine. Nhưng “không giải quyết được bế tắc nào”. Tuy vậy, chưa chặt cầu, cả hai đồng ý tiếp tục đàm phán để cố gắng giải quyết một cuộc khủng hoảng đang lo ngại xung đột chiến tranh.

Sau cuộc hội đàm tại Genève, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết Moscow vẫn đang chờ trả lời bằng văn bản về các yêu cầu bảo đảm an ninh của nước Nga. Hai nhà lãnh đạo ngoại giao Nga-Mỹ đều nói rằng họ sẵn sàng đối thoại thêm để hy vọng rằng các mối lo ngại về an ninh chung có thể được giải quyết.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói: “Dựa trên những cuộc trò chuyện mà chúng tôi đã có – những cuộc trò chuyện sâu rộng – trong tuần qua và hôm nay tại Genève, tôi nghĩ rằng có cơ sở và phương cách để giải quyết một số mối quan tâm chung về an ninh.

Ông Blinken mô tả các cuộc đàm phán là “thẳng thắn và thực chất” và nói rằng Nga hiện phải đối diện với một sự lựa chọn. “Nga có thể chọn con đường ngoại giao có thể dẫn đến hòa bình và an ninh, hoặc con đường chỉ dẫn đến xung đột, hậu quả nghiêm trọng và bị quốc tế lên án”, Blinken nói với các phóng viên rằng ngoại giao sẽ được ưu tiên hơn.

“Chúng tôi đã rõ – nếu bất kỳ lực lượng quân sự nào của Nga di chuyển qua biên giới Ukraine, đó là một cuộc xâm lược mới. Nó sẽ phải đối diện với phản ứng nhanh chóng, nghiêm khắc và thống nhất từ ​​Hoa Kỳ cũng như các đồng minh của chúng tôi”.

Phía nga, Ngoại trưởng Lavrov nói rằng quả bóng ở trong tay của Washington.

Ông Lavrov cũng mô tả cuộc đàm phán hôm nay là “cởi mở và hữu ích”, và ông nói với báo chí “Tôi không thể cho bạn biết là chúng tôi đang đi đúng hướng hay đang đi sai hướng. Chúng tôi sẽ hiểu điều này khi nhận được phản hồi của Mỹ trên giấy trắng mực đen về tất cả các yêu cầu trong đề xuất của chúng tôi”. Các yêu cầu của Nga bao gồm việc ngừng mở rộng NATO về phía đông, và cam kết rằng Ukraine sẽ không bao giờ được phép tham gia liên minh quân sự NATO.

Tatiana Stanovaya, người đứng đầu công ty phân tích chính trị R.Politik, nhận xét trên Telegram: “Tất nhiên, đây một phần là một cái bẫy, bởi vì bất kỳ phản hồi bằng văn bản nào như vậy sẽ được sử dụng để làm mất uy tín quan điểm đàm phán của Hoa Kỳ”.

Ngoại trưởng Blinken cho biết ông dự kiến ​​sẽ chia sẻ với Nga “những mối quan tâm và ý tưởng của chúng tôi chi tiết hơn và bằng văn bản vào tuần tới”, đồng thời cho biết ông và Lavrov đã “đồng ý thảo luận thêm sau đó”.

Hãng thông tấn RIA của Nga tiết lộ một nguồn tin trong phái đoàn Nga cho biết, Nga và Mỹ có thể tổ chức một cuộc họp khác vào tháng tới để thảo luận về các yêu cầu của Moscow về bảo đảm an ninh. Hãng thông tấn này có cho biết ngoại trưởng Lavrov nói rằng Nga có những lo lắng của riêng mình, “không phải về những mối đe dọa tự nghĩ ra, mà đó là những sự thật không ai che giấu – phương Tây bơm vũ khí cho Ukraine, cử hàng trăm người hướng dẫn quân sự cho họ [Ukraine].”.

Khi được hỏi về khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden, Ngoại trưởng Lavrov tỏ ra thận trọng.

Ông nói: “Chúng ta đừng vượt lên chính mình, Tổng thống Putin luôn sẵn sàng cho các cuộc tiếp xúc với Tổng thống Biden, và rõ ràng nếu có thì những cuộc tiếp xúc này cần phải được chuẩn bị chu đáo.

Blinken nói về một cuộc gặp giữa TT Biden và Putin: “Nếu chúng tôi và phía Nga đồng ý, rằng cách tốt nhất để giải quyết mọi việc là thông qua một cuộc trò chuyện thêm giữa 2 tổng thống, chúng tôi chắc chắn đã chuẩn bị sẵn sàng để làm điều đó”.

Hy vọng của Washington về việc xây dựng một mặt trận thống nhất chống lại Moscow đã trở nên phức tạp bởi những phát biểu của TT Biden tại một cuộc họp báo hôm thứ Tư tại Tòa Bạch Ốc, trong đó ông Biden gợi ý rằng các đồng minh có thể bị chia rẽ về cách ứng phó đối với một “cuộc xâm lược nhỏ” của Nga vào Ukraine.
Biden và chính quyền của ông đã tìm cách trở lại điều đó vào thứ Năm, với tổng thống nói rằng “nếu có, bất kỳ đơn vị nào của Nga di chuyển qua biên giới Ukraine sẽ là một cuộc xâm lược”. 

Trước cuộc họp hôm thứ Sáu ngày 21/01, ngoại trưởng Blinken đã có mặt ở châu Âu để cố gắng củng cố các cam kết của các đồng minh của Hoa Kỳ nhằm tấn công Nga bằng các biện pháp trừng phạt kinh tế nếu nước này tiến hành một cuộc xâm lược Ukraine.

Tại thủ đô Ukraine hôm thứ Tư, Blinken đảm bảo với Ukraine về sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Blinken, trước khi gặp các quan chức Đức, Pháp và Anh tại Berlin vào thứ Năm, nói rằng Putin có thể ra lệnh ngắn cho một cuộc xâm lược sắp xảy ra.

Blinken đã nói chuyện với Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba qua điện thoại hôm thứ Sáu và thông báo tóm tắt về các cuộc gặp của ông với các quan chức châu Âu và Nga, Bộ Ngoại giao cho biết trong một tuyên bố, tái khẳng định sự ủng hộ của Washington đối với Ukraine.

Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Lầu Hoa kỳ John Kirby cho biết quân đội đang xem xét một loạt các lựa chọn có thể cần thiết trong trường hợp các đồng minh ở châu Âu yêu cầu sự trấn an và hỗ trợ. Ông Kirby cho biết một số khả năng quân sự của Hoa Kỳ có thể đến từ châu Âu hoặc thậm chí từ Hoa Kỳ nếu cần. Ông nói thêm: “Công việc của chúng tôi là bảo đảm rằng chúng tôi sẵn sàng trong trường hợp các đồng minh cần chúng tôi”.

Admin của https://vietquoc.org biên dịch theo tin Reuter được report bởi: 

Simon Lewis và ổ sung của Stephanie Nebehay ở Geneva, Alexander Ermochenko ở Donetsk, Mark Trevelyan ở London, Vladimir Soldatkin và Tom Balmforth ở Moscow và Daphne Psaledakis ở Washington Viết bởi Paul Carrel Biên tập bởi Michael Shields, Mary Milliken, Timothy Heritage, Frances Kerry và Grant McCool

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt