Đại nạn thiếu điện: Trung Cộng phải xin mua “khí hóa lỏng” của Mỹ
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Than đá, vào năm 2020 chiếm gần 70% nguồn cung cấp điện tại Trung Cộng. Do Trung cộng sử dụng các lò than đá bừa bãi và quá độ làm khí carbon thải ra tràn đầy gây ô nhiễm không khí toàn cõi Trung Hoa nói riêng và trên trái đất nóng lên. Tạp chí Times Magazine có những bức hình cho thấy dự ô nhiễm môi trường tại Bắc Kinh rất tồi tệ, buổi sáng khói mù (không phải sương) dày đặc đến nỗi người cách nhau vài mét không nhận ra là người quen? (1)
Vừa qua, tin tức thời sự đã đưa tin Trung Cộng đang thiếu điện trầm trọng, nhiều thành phố trong nhà đến ngoài đường tắt đèn tối thui, như thành phố ma…, các nhà máy bị đóng cửa không sản xuất… lý do là vì thiếu điện:
Một mặt, khi thủ tướng Úc lên tiếng đòi điều tra nguồn gốc của Virus Vũ Hán thì Trung Cộng lên mặt đòi trừng phạt thương mại nước Úc cho nên không mua than đá từ Úc. Thứ đến nếu Trung Cộng cứ tự tiện đào những mỏ than đá để đốt than làm ra điện thì ô nhiễm không khí càng tăng cao. Mà Trung Cộng đang đứng đầu bảng thải khí than đá làm ô nhiễm không khi trên trái đất. Tập Cận Bình cũng đã huênh hoang tuyên bố với quốc tế rằng sẽ giảm khí thải carbon từ than đá.
Do từ hai nguồn giới hạn than đá trên, đầu năm 2021, trước tình trạng mất niềm tin của người dân trong cơn đại dịch virus Vũ Hán, việc làm bị hạn chế, vật giá leo thang, Nhà cầm quyền Bắc Kinh qua Ban Cải Cách và Phát Triển Quốc Gia – National Development and Reform Commission (NDRC), đã ra một quyết định mị dân đưa đến tai họa, thông cáo có đoạn viết “…định rằng chính quyền cấp tỉnh chỉ được phép giảm giá điện tới 15% hoặc tăng lên 10% từ giá hiện có” – Trong khi Bắc Kinh kiểm soát mọi sự cung cấp than đá theo giá thị trường.
Trong câu ngắn ngủi trên, có nghĩa là than đá thì tăng giá theo thị trường mà điện thì chỉ được tăng tối đa chỉ 10%. Các nhà dùng than đá đốt lò để cung cấp điện bị lỗ. Theo Công ty tài chính Macquarie Capital, theo một nghiên cứu cho biết rằng sản lượng điện tại Trung Cộng thường tăng 11% từ tháng 1 đến tháng 8 hàng năm, nhưng sản lượng than chỉ tăng 4% trong năm này.
Như vậy thấy rõ giá than đá thì tăng lên theo giá thị trường thường thay đổi thường xuyên, nhưng giá điện chỉ cho phép thay đổi nhất định, khiến các nhà máy phát điện bị lỗ vốn rất nhiều. Đưa đến việc cung cấp điện bị giới hạn khi có khi không.
Tình trạng đi đến mức độ báo động đỏ: Hai tỉnh Liêu Ninh và Cát Lâm, đã quyết định cắt điện toàn bộ đèn đường, hạn chế cung cấp điện cho gia đình, dẫn đến mất điện trầm trọng. Thậm chí một trung tâm kỹ nghệ sản xuất điện tử ở Quảng Đông, một số nhà máy đã chỉ hoạt động một hoặc hai ngày một tuần vì thiếu điện.
Hậu quả tình trạng thiếu điện hiện nay tại Trung Cộng?
– Mùa Đông tới trời Trung Cộng rất lạnh, người dân sẽ chết rét trong những căn nhà thiếu điện sưởi ấm.
– Các nhà máy sản xuất buộc phải cắt giảm điện, mức sản xuất sẽ thiếu hụt trầm trọng, liệu rằng Trung Cộng có còn tự cho là nền kinh tế thứ hai thế giới nữa không?
– Qua việc thiếu điện đã lộ mặt một Trung Cộng kém cõi, không đủ nhu cầu căn bản cho cuộc sống người dân thì làm gì có được “giấc mơ Trung Hoa” của Tập Cận Bình?
Trung Cộng đang trong tình trạng tiến thối lưỡng nan “hóa thù thành bạn”
“Đói” năng lượng không chịu nổi, Trung Cộng đành “cầu cứu” Mỹ: Cơ hội phục hồi kinh tế tại Trung Cộng sau đại dịch virus Vũ Hán có nguy cơ bị bóp nghẹt?
Theo Reuters, mới đây các công ty năng lượng lớn của Trung Cộng đang đàm phán với các nhà đầu tư Mỹ để cung Khí Đốt Tự Nhiên Hóa Lỏng – Liquefied Natural Gas (LNG) dài hạn để cứu vãn tình hình thiếu điện trầm trọng tại Trung Cộng.
Có ít nhất 5 công ty năng lượng lớn của Trung Cộng, như Công ty Hóa chất và Dầu khí Trung Cộng (Sinopec Corp), Công Ty Dầu Khí Quốc Gia Trung Cộng (CNOOC) và các nhà phân phối năng lượng như Zhejiang Energy, đang tham gia đàm phán với các công ty Hoa Kỳ để ký các hợp đồng dài hạn với các nhà thầu năng lượng tại Mỹ.
Có thể chăng? Mỹ đã thắng Trung Cộng ở trận chiến này? Trận chiến năng lượng.
Texas ngày 17 tháng 10 năm 2021
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
(1) https://time.com/4766476/china-beijing-pollution-airpocalypse-sandstorm/