Đài Loan: Mũi nhọn bên hông Trung Cộng và con cờ của Mỹ

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Vị trí bán đảo Đài Loan (Taiwan)nằm cạnh Trung Cộng

Năm 1971, TT Richard Nixon và cai thầu Henry Kissinger muốn rút lui khỏi chiến tranh Việt Nam đã biến thù thành bạn với Trung Cộng. Để tỏ lòng cám ơn, Mỹ đã trao cho Trung Cộng món quà ngoại giao hậu hĩnh là hất cẳng  Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) ra khỏi Hội Đồng Liên Hiệp Quốc để thế Trung Cộng (Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa) ngồi vào chiếc ghế thường trực LHQ.  

Trong thời gian ngắn, dưới áp lực “Chính sách một Trung Hoa – One China Policy), các nước tây phương đã đoạn tuyệt ngoại giao với Đài Loan và đưa các toà Đại Sứ từ Đài Loan về Bắc Kinh. Hoa Kỳ và 60 nước tây phương đã chấm dứt ngoại giao với Đài Loan, nhưng vẫn còn đặt những văn phòng dưới những “tên gọi” khác nhau để liên lạc về kinh tế, chính trị và văn hóa…Đây là trò chơi chính trị của Mỹ, dù đã trao Đài Loan cho Trung Cộng nhưng vẫn giữ làm bửu bối khi cần

Nhiều đời TT Mỹ từng tuyên bố là tôn trọng “One China Policy”, nói vậy mà không phải vậy! sự quan hệ Mỹ-Đài Loan trong nửa thế kỷ không bình thường, hình như Mỹ có một “bí ẩn” để giữ bửu bối của mình.  Như vào năm 1950, khi chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, TT Harry S. Truman đưa Hạm đội 7 đến trú tại eo biển Đài Loan, phòng ngừa Trung Cộng chiếm đảo (1).  Dưới thời TT Bill Clinton nhiều lần cho tàu chiến vào eo biển Đài Loan khi bị Trung Cộng đe doạ. Năm1992,  TT Bush (cha) bán nhiều chiến đấu cơ  F-16 (đời cũ) cho Đài Loan….

Năm 1979, nhận thấy Đài Loan là một “con cờ” không thể thiếu cho quyền lợi của Mỹ ở Thái Bình Dương, TT Jimmy Carter đã đẻ ra “Đạo Luật Liên Hệ Đài Loan – Taiwan Relations Act” – trong đó có một số điểm quan trọng đáng lưu ý: (2)

  • Bất kỳ những ai [ám chỉ Trung Cộng] có ý định dùng hành động không hòa bình để quyết định tương lai của Đài Loan, bao gồm những thủ đoạn chế tài kinh tế hoặc cấm vận, sẽ bị xem là uy hiếp đến hòa bình và ổn định đối với khu vực Tây Thái Bình Dương, và đó là mối quan tâm sâu sắc của Mỹ. [Nên nhớ là đối với khu vực Tây Thái Bình Dương].
  • Mỹ cung cấp vũ khí có tính cách phòng thủ cho nhân dân Đài Loan để bảo vệ hòa bình và ổn định cho bán đảo này.

Chừng đó, đủ cho ta thấy Mỹ bảo vệ cả kinh tế lẫn quân sự đối với Đài Loan, không một ai được hiếp đáp.

Khi nào Mỹ lên giây cót Đài Loan?

Khi tình hình Trung – Mỹ hữu hảo, ngoại giao trơn tru, giao thương êm ắng thì Đài Loan im lặng như con thuyền trôi trên mặt nước hồ Thu. Nhưng khi tình trạng giữa Trung Cộng và Mỹ căng thẳng thì Đài Loan lại dậy sóng….

Bắt đầu từ ngày TT Donald Trump lên nhậm chức vào đầu năm 2017, Chính Sách An Ninh Quốc Gia (National Security Stratery – NSS) của Mỹ xem Trung Cộng là kẻ thù số 1, thì Đài Loan bắt đầu nổi sóng. Ba năm lại đây, Hoa Kỳ tăng mức độ yểm trợ Đài Loan một cách bất thường làm cho hòn đảo bình yên này thành những đợt sóng thần dữ dội.  Thay vì các đời tổng thống Mỹ trước đây, xem việc viện trợ hoặc bán vũ khí cho Đài Loan chỉ duy trì hàng năm lấy lệ. Thì nay, TT Trump tăng tốc về ngoại giao cũng như quốc phòng:

– Vào tháng 12/2016 khi vừa mới đắc cử, TT Trump nhận điện thoại chúc mừng của bà TT Đài Loan Thái Anh Văn, việc này không có trong tiền lệ và đã làm cho Trung Cộng giận dữ và cho rằng TT Trump không tôn trọng “One China Policy”.
– Vào năm 2017, TT Trump ký một hợp đồng viện trợ cho Đài Loan trị giá 1.42 tỉ USD yểm trợ  kỹ thuật Radar, hỏa tiễn tối tân, nâng kỹ thuật máy bay chiến đấu.
– Năm 2018, ký bán $300 triệu USD cho Đài Loan về những bộ phận của máy bay F-16 (đời cũ) và các loại chiến đấu cơ khác.

– Nhất là năm 2019, TT Trump đã ba lần bán vũ khí cho Đài Loan:  Lần đầu vào tháng 4/2019 trị giá $500 triệu USD về huấn luyện, bảo trì máy bay F-16.  Lần thứ nhì vào tháng 7/2019 bán 2.2 tỉ USD gồm 108 xe tăng M1 Abram tối tân của Mỹ và 250 hoả tiễn đất đối không. Lần thứ ba vào ngày 18/8, trong một cuộc trả lời báo chí tại New Jersey, TT Trump đã thông báo về quyết định bán 66 máy bay tiêm kích F-16V đời tối tân nhất cho Đài Loan với giá 8 tỷ USD. (3)
– Ngoài ra tàu chiến của Mỹ hàng tháng tuần tra thường trực giữa eo biển hai bờ Đài Loan-Trung Cộng.

Việc bán tiêm kích tối tân F-16V đã bị Trung Cộng lên án dữ dội và đòi chấm dứt ngay những hành động mua bán này vì nó xâm phạm nội bộ Trung Cộng và vi phạm “One China Policy”.

Đâu là vấn đề?

Khi chính sách an ninh của Mỹ cho rằng Trung Cộng là kẻ thù số 1.  Thì Trung Cộng đưa con rối Bắc Hàn làm cho Mỹ nhức đầu, rối trí.  Kim Jong Un liên tục cho thử hỏa tiễn tầm xa đe doạ an ninh khu vực Tây Thái Bình Dương. Nhìn những việc làm của Bắc Hàn trong mấy tuần gần đây, chỉ rõ Kim Jong Un là một gã côn đồ được nuôi dưỡng bởi Bắc Kinh và nhận sự sai khiến của Tập Cận Bình tiếp tục gây hấn, thử hỏa tiễn 3 lần trong tuần làm rối trí Mỹ.
Nếu Trung Cộng dùng con cờ Bắc Hàn để làm Mỹ nhức đầu, thì Mỹ cũng sử dụng Đài Loan như mũi nhọn đâm vào hông Trung Cộng tổn thương không ít…Cộng thêm tình hình biểu tình Hồng Kông đều có bàn tay của Mỹ nhúng vào. Đó là những nước cờ của hai tay chơi cờ lớn Mỹ-Trung hiện nay…

Vấn đề khó giải quyết tận gốc rễ khi Trung Cộng và Hoa Kỳ còn hai thể chế chính trị khác biệt và hai nền nhân bản thiện ác đối nghịch. Hy vọng, TT Reagan làm sụp đổ chế độ Cộng Sản Liên Xô trước đây, thì nay TT Trump làm sụp đổ chế độ Cộng Sản ở Trung Hoa….Lúc đó thế giới mới sống trong  hòa bình và ổn định.  Nếu “còn Cộng Sản là còn bất ổn và chiến tranh”, và những con cờ có người điều khiển tiếp tục chuyển dịch trên chính trường quốc tế!

Ngày 26/08/2019

Lê Thành Nhân

Chú thích:

(1) https://en.wikipedia.org/wiki/Taiwan

(2) hTTps://www.lawfareblog.com/taiwans-us-defense-guarantee-not-strong-it-isnt-weak-either

(3)https://www.scmp.com/week-asia/opinion/article/3024132/under-trump-us-arms-sales-taiwan-could-be-new-normal

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt