Đài Loan lại trở nên “nóng” như Bắc Hàn

Tập và Trump thân mật yến tiệc tại Tử Cấm Thành, Bắc Kinh (11/2017)

Bên ngoài tiệc tùng linh đình, Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đón và khoản đải TT Donald Trump một cách ngoại hạng; đại yến tại Tử Cấm Thành của vua Càn Long, lễ nghi vượt lên tầm vóc quốc gia… dành riêng cho cho bậc đế vương. TT Trump lại còn ghi đoạn video cháu ngoại yêu quý của mình hát và đọc thơ tiếng Hán cho “Hoàng đế Tập và hoàng hậu Bành” thưởng thức… chưa một cuộc gặp gỡ nguyên thủy quốc gia nào “linh đình & hoành tráng” đến thế.
Có phải vậy không? Xoay lưng 180 độ khi bài diễn văn của ông Trump tại Đà Nẵng chỉ trích nặng nề về “công ty quốc doanh” mà Tàu Cộng đang chiếm ưu thế, hô hào tình thần độc lập của các dân tộc chẳng khác gì kêu gọi chống lại chủ nghĩa bành trướng của Hán tộc hiện nay. Lại nêu cao tình thần Hai Bà Trưng của Việt Nam đánh quân Hán dành độc lập 2000 năm về trước…
Chưa hết,  gần đây cả hai ngành lập pháp và hành pháp Hoa Kỳ đồng đưa ra chính sách đồng minh quân sự với Đài Loan… một đảo quốc mà Hoa Kỳ đã đồng thuận với Trung Công trên chính sách “One China”. Đây là một nước cờ rất táo bạo không phải do sự “ngẫu hứng” bởi tính khí của ông Trump mà có sự quyết đoán của lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ. Hành động này cho thấy rằng chiến lược của Mỹ đối với Trung Cộng thay đổi.
Phía Trung Cộng lên tiếng phản đối kịch liệt với hành động ngoại giao thô bạo cũng như chuẩn bị dư luận báo chí. Tình hình Trung-Mỹ càng ngày càng căng thẳng về vấn đề Đài Loan… hai bên đang nâng lên hàng “khẩu chiến”….

Trung Cộng gia tăng tốc độ xen vào nội tình nước khác, kể cả Hoa Kỳ:

Trung Cộng đang xía vào chuyện của Quốc Hội Hoa Kỳ ở Washington DC

Trong một bài viết ngày 12 tháng 12 năm 2017, nhật báo The Washington Post đã tiết lộ sự kiện là Trung Cộng mới đây đã thản nhiên yêu cầu Quốc Hội Hoa Kỳ không thông qua các dự luật mới có tác dụng tăng cường quan hệ Hoa Kỳ-Đài Loan. Hành động can thiệp thô bạo của Bắc Kinh đã gây phẫn nộ trong giới lập pháp Mỹ.

Ngày 14 tháng 12 năm 2017, bộ Ngoại Giao Trung Cộng chính thức lên tiếng phản đối “mọi hình thức quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ với Đài Loan”, cho rằng dự định của Mỹ cho chiến hạm ghé cảng Đài Loan là một hành động “can thiệp vào công việc nội bộ” của Trung Cộng. Tuyên bố trên đây là một bước leo thang mới của Bắc Kinh trong cố gắng gây áp lực buộc Washington từ bỏ việc thực thi một đạo luật Mỹ về quan hệ đối với Đài Loan.

Điều mà các nhà quan sát ghi nhận là lần này, Trung Cộng đã có thái độ hung hăng hẳn lên, đe dọa khởi động chiến tranh với Đài Loan nếu yêu cầu của họ không được đáp ứng. Một điểm khác thường khác là Bắc Kinh không ngần ngại đe dọa cả Quốc Hội Mỹ về nguy cơ bang giao Mỹ-Trung bị tổn hại nếu cứ thông qua dự luật có liên quan đến Đài Loan.

Trung Cộng đang đẩy mạnh chiến dịch bành trướng ảnh hưởng

Trong một bài viết ngày 12 tháng 12 năm 2017 mang tựa đề Trung Cộng đe dọa Quốc Hội Hoa Kỳ về việc vượt qua “lằn ranh đỏ” trên vấn đề Đài Loan (China threatens U.S. Congress for crossing its ‘red line’ on Taiwan)”, biên tập viên Josh Rogin, chuyên trách về đối ngoại và an ninh quốc gia của nhật báo The Washington Post đã tiết lộ sự kiện là Trung Cộng mới đây đã thản nhiên yêu cầu Quốc Hội Mỹ không thông qua các dự luật mới có tác dụng tăng cường quan hệ Hoa Kỳ-Đài Loan.

Nhà báo Josh Rogin đã tỏ ý rất ngạc nhiên trước “chiến dịch gây áp lực hiếm hoi” đó của Trung Cộng, xem đấy là một dấu hiệu mới nhất phản ảnh việc Bắc Kinh đang đẩy mạnh chiến dịch bành trướng ảnh hưởng chính trị tại các quốc gia trên thế giới. Việc Trung Cộng gây sức ép trên các nước khác không đáng ngạc nhiên lắm, nhưng lần này điều đáng nói: đối tượng bị Trung Cộng nhắm vào lại là Hoa Kỳ !

Theo Josh Rogin, vào lúc cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện đang xem xét dự luật về ngân sách quốc phòng năm 2018 (National Defense Authorization Act), trong đó có các điều khoản liên quan đến Đài Loan, đại sứ quán Trung Cộng ở Washington đã chính thức gởi một kháng thư đến các nghị sĩ hàng đầu của Mỹ, đe dọa rằng nếu Quốc Hội Lưỡng Viện Mỹ thông qua các luật lệ này, điều đó sẽ dẫn đến những “hậu quả nghiêm trọng” cho quan hệ Mỹ-Trung.

Hành động của Trung Cộng đã gây phẫn nộ nơi nhiều nhà lập pháp Mỹ ở cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, cũng như các cộng sự viên của họ. Tất cả đều cho rằng hành động đó vừa không thích hợp vừa phản tác dụng.

Chính đại sứ Trung Cộng tại Mỹ gởi thư phản đối

Theo lá thư mà nhà báo Josh Rogin đã được đọc, do chính đại sứ Trung Cộng tại Mỹ Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) viết vào tháng Tám, thì phía Bắc Kinh đã bày tỏ “mối quan ngại sâu sắc” về “Luật Giao Lưu với Đài Loan – Taiwan Travel Act”, “Luật An Ninh Đài Loan – Taiwan Security Act” và các điều khoản liên quan đến Đài Loan trong cả hai phiên bản tại Hạ Viện và Thượng Viện của luật về quốc phòng năm 2018.

Lá thư khẳng định rằng các biện pháp nêu lên trong các dự luật đó là những hành vi “khiêu khích đối với chủ quyền, sự thống nhất và nề an ninh quốc gia của Trung Cộng”, “đã vượt qua “lằn ranh đỏ” bảo vệ tính chất ổn định của quan hệ Trung Cộng-Hoa Kỳ.”

Bức thư đã được gửi đến lãnh đạo của các ủy ban phụ trách đối ngoại và quân vụ tại Thượng Viện và Hạ Viện Hoa Kỳ, kêu gọi các nhân vật này sử dụng quyền hạn của mình để ngăn chặn các điều khoản liên quan đến Đài Loan trong các dự luật.

Theo nhà báo của tờ Washington Post, nhiều nghị sĩ và các cộng sự viên của họ đã thẩm định rằng lời đe dọa mà Trung Cộng đưa ra về các “hậu quả nghiêm trọng” cho quan hệ Mỹ-Trung là một điều bất thường, và không đúng chỗ.

Thượng nghị sĩ Marco Rubio (đảng Cộng Hòa, tiểu bang Florida), người bảo trợ cho Luật Giao Lưu với Đài Loan – vốn yêu cầu gia tăng số lượng quan chức Hoa Kỳ đến thăm Đài Loan và quan chức Đài Loan sang Hoa Kỳ – cho rằng Mỹ “nên tiếp tục tăng cường quan hệ với Đài Loan và không cho phép Trung Cộng tác động hoặc gây áp lực, can thiệp vào các lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và các đối tác của Hoa Kỳ trong khu vực”.

Từng xen vào nội bộ nước khác, nay đã dám xen vào nội bộ Mỹ !

Còn dân biểu Eliot L. Engel, thành viên cao cấp của đảng Dân Chủ trong Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ thì chia sẻ với nhà báo Josh Rogin rằng lá thư của đại sứ Trung Cộng Thôi Thiên Khải nổi bật với giọng điệu đầy đe dọa. Theo dân biểu này “Trung Cộng thường có những hành động nặng tay như vậy với các nước khác trên thế giới…, và thật thú vị khi giờ đây, họ thấy rằng họ có thể dùng thủ đoạn hù dọa và gây áp lực mơ hồ như vậy với Quốc Hội Hoa Kỳ”.

Vấn đề đã rõ ràng hẳn lên khi hai Ủy Ban Quân Vụ của Hạ Viện và Thượng Viện thương lượng với nhau về dự luật quốc phòng bắt buộc phải thông qua ngay. Phiên bản do Thượng Viện đề xuất có một số điều khoản rất mạnh mẽ liên quan đến Đài Loan, được thượng nghị sĩ Tom Cotton thuộc đảng Cộng Hòa, tiểu bang Arkansas đưa vào.

Nội dung các điều khoản này cho phép chiến hạm Đài Loan ghé thăm các căn cứ quân sự Mỹ, và ngược lại cho tàu Mỹ ghé cảng Đài Loan; mời Đài Loan tham gia cuộc tập trận quân sự quốc tế “Red Flag” và gia tăng cung cấp phương tiện quốc phòng của Mỹ cho Đài Loan. Phiên bản Hạ Viện nhẹ nhàng hơn, để cho chính quyền Mỹ được linh hoạt hơn trong việc áp dụng.

Khi hai viện Quốc Hội họp lại với nhau, các nhà lập pháp và các phụ tá đã dung hoà hai phiên bản. Đó là một cuộc đàm phán tế nhị, và các phụ tá rất ghét những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm ảnh hưởng trên cuộc đàm phán.

Một phụ tá của một thượng nghị sĩ Mỹ cho biết : “Việc đưa ra những lời đe doạ như vậy và vạch ra “những lằn ranh đỏ” đối với ngành lập pháp Mỹ vừa không hữu ích, vừa thiếu tính xây dựng đối với mục tiêu tạo dựng một mối quan hệ mà cả Mỹ lẫn Trung Cộng đều cần”.

Theo phụ tá này, khi cho rằng phía Mỹ đã vượt qua “lằn ranh đỏ” chỉ vì đã đưa ra một dự luật, chính phủ Trung Cộng dường như muốn nói rằng việc họ can thiệp vào tiến trình chính trị nội bộ của Mỹ là một điều thích hợp.

Một số phụ tá khác tại Quốc Hội Hoa Kỳ còn cho rằng không có đại sứ quán nào khác dám sử dụng biện pháp đe doạ như là một chiến thuật nhằm gây ảnh hưởng lên Nghị Viện Mỹ, nhất là khi thông qua một văn bản chính thức. Hầu hết các đại sứ quán khác đều tìm cách xây dựng các mối quan hệ và thuyết phục các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ ủng hộ những gì họ tin tốt cho lợi ích đất nước họ. Thế nhưng Trung Cộng lại không làm như vậy.

Trung Cộng đã từng thành công ở nơi khác

Đối với The Washington Post, trong nhiều năm qua, Bắc Kinh đã có cả một chiến lược toàn cầu nhằm gây ảnh hưởng trên tiến trình ra quyết định của các quốc gia khác. Bây giờ thì chiến lược này mới được ghi nhận tại Hoa Kỳ.

Dan Blumenthal, cựu viên chức cao cấp đặc trách châu Á tại Ngũ Giác Đài, hiện làm việc tại viện nghiên cứu American Enterprise Institute, xác định “Đây là một chiến dịch gây ảnh hưởng chính trị tập trung và dài hạn, đã tồn tại từ lâu nhưng rõ ràng là đã trở nên thô bạo hơn”.

Theo chuyên gia này, sức ép của Trung Cộng trên các định chế, tổ chức tại các nước khác mang rất nhiều hình thức. Ví dụ, các phái đoàn chính phủ Trung Cộng thường gây áp lực trên các thống đốc tiểu bang Mỹ bằng cách đe dọa cắt bỏ các lợi ích kinh tế nếu những người này tiếp xúc với đức Đạt Lai Lạt Ma, kẻ thù của Trung Cộng.

Tại Úc, hiện đang có một cuộc tranh luận rất lớn về áp lực của Trung Cộng đối với trên các trường Đại học ở Úc Đại Lợi, buộc các trường này thay đổi chương trình giảng dạy sao cho phù hợp với đường lối tuyên truyền của Trung Cộng. Còn ở Tây Ban Nha, chính quyền Madrid đã làm dấy lên tranh cãi khi thay đổi luật để hạn chế việc truy tố các nhà lãnh đạo nước ngoài vì vi phạm nhân quyền. Việc thay đổi này bị cho là bắt nguồn từ sức ép của Trung Cộng…

Về tình hình Biển Đông một bài bình luận viết về Trung Cộng như sau:

“Biển Đông vẫn là mục tiêu chính của Trung Cộng”

Công trình xây dựng trên Đá Châu Viên (Cuarteron Reef) tại vùng Trường Sa đang tranh chấp trên Biển Đông @epa

Trong năm 2017, tình hình xung đột tại Biển Đông có vẻ lắng dịu, trong khi Bắc Hàn lại nóng lên. Trên thực tế, Bắc Kinh không ngừng gia tăng cường độ xây dựng cơ sở quân sự trong quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Chiến thuật “nghi binh” của Trung Cộng bị tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (Asia Maritime Transparency Initiative AMTI) tố giác trong bản tổng kết tình hình Biển Đông năm 2017.

Mọi hành động của Trung Cộng tại Biển Đông đều bị tổ chức Minh Bạch Hàng Hải Châu Á trụ sở ở Washington, theo dõi từng bước.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy trong năm 2017, Trung Cộng đã xây thêm một cơ sở hạ tầng rộng 28 hecta, gồm phi trường và quân cảng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, để yểm trợ cho các tiền đồn quan trọng. Chiến dịch bồi đắp lấn biển thực hiện trong năm 2016 đã giúp cho Trung Cộng có thêm 1248 hecta đất , trong vùng biển đảo tranh chấp với Đông Nam Á, đặt biệt là với Việt Nam và Philippines.

Cụ thể, trong bản báo cáo công bố ngày 14 tháng 12 năm 2017 được truyền thông quốc tế loan tải, Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải cho biết Trung Cộng tiếp tục xây dựng nhà chứa máy bay, kho hàng dưới mặt đất và hầm trú ẩn chống hỏa tiễn, bố trí đài ra-đa cùng nhiều cơ sở khác trong vùng biển đảo tranh chấp với Đông Nam Á , đặt biệt là với Việt Nam và Philippines.

Đá Chữ Thập là nơi mà Trung Cộng xây dựng nhiều nhất trong năm nay với hơn 110.000 mét vuông. 

Trong khi đó Bắc Kinh làm như như muốn tiến hành cuộc “vạn lý trường đàm” với ASEAN, về một bộ luật ứng xử ở biển Đông gọi tắt là COC. Căng thẳng với Mỹ cũng giảm phần nào cho dù Hoa Kỳ của Donald Trump vẫn chỉ trích Trung Cộng quân sự hóa Biển Đông, giành ưu thế, đe dọa thông thương hàng hải quốc tế.

Trump, Duterte, Kim Jong Un là vận may của Tập ?

Năm 2017 sắp kết thúc là một năm có nhiều thuận lợi cho Bắc Kinh. Theo Greg Poling, giám đốc Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải, chính sách ngoại giao mới của Philippines, từ khi tổng thống Rodrigo Duterte đắc cử, hoà dịu với Trung Cộng trong vấn đề xung khắc chủ quyền, là biến chuyển thứ nhất.

Thuận lợi thứ hai, với Donald Trump ở Nhà Trắng, Washington dường như chú ý đến mối đe dọa Bắc Triều Tiên và cán cân thương mại với Trung Cộng hơn là tình hình Biển Đông. Do vậy, Trung Cộng tiếp tục lấn chiếm Biển Đông. Chuyên gia Greg Poling cảnh báo : “Tình hình Biển Đông không còn lên trang nhất thông tin quốc tế, nhưng chúng ta đừng tưởng lầm Trung Cộng giảm bớt tham vọng. Họ tiếp tục làm những gì họ muốn làm”.

Không những xây cơ sở quân sự, Trung Cộng còn đưa thêm máy bay ra đảo Phú Lâm và quảng bá hình ảnh các cuộc tập trận không quân với chiến đấu cơ J-11B hồi tháng 10/2017.  Đến tháng 11, vệ tinh Mỹ phát hiện máy bay trinh sát gián điệp Y-8 có mặt cũng trên đảo Phú Lâm.

Tuy tổng thống Trump phân tâm vì Kim Jong Un, vì thương mại chênh lệch với Trung Cộng và vì những khó khăn nội bộ, nhưng quân đội Mỹ vẫn theo sát các hoạt động của Trung Cộng. Trung tá Christopher Logan, được Reuters trích dẫn, tuyên bố : Quân đội không bình luận chi tiết về những diễn biến ở Biển Đông, nhưng điều chắc chắn là các hành động quân sự hóa của Trung Cộng sẽ làm tăng căng thẳng giữa các nước tranh chấp.

Tuy không liên can trực tiếp, nhưng chính phủ Úc Đại Lợi lên án hành động của Trung Cộng. Như thông lệ, hôm nay, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Cộng, Lục Khảng, một lần nữa khẳng định Trung Cộng “có toàn quyền trong lãnh thổ thuộc chủ quyền của mình” xây dựng “công trình hoà bình” và bố trí “phương tiện phòng thủ cần thiết”.

Trọng Nghĩa và Tú Anh

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt