Đại Hội Đảng XX của Trung Cộng trông thật xấu hổ!
Cựu Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) bị “kéo” ra khỏi hội trường!
Video dưới đây cho thấy rõ rằng: Cựu Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) Hồ Cẩm Đào nguyên là xếp của Tập Cận Bình bị “áp tải” ra khỏi hội trường Đại Hội ĐCST XX.
Trước đây, để không xấu mặt, truyền thông của Trung Cộng đưa tin vì lý do sức khỏe nên Hồ Cẩm Đào tạm rời hội trường để qua phòng bên cạnh nghỉ ngơi cho khỏe. Thế nhưng qua video này thì “giấy không gói được lửa” – video phơi bày cả một tấn tuồng chứng kiến Hồ Cẩm Đào bị áp tải ra khỏi hội trường và chắc chắn theo chỉ thị của Tập Cận Bình.
Trong quyền lực của Trung Cộng qua bao nhiêu nhiệm kỳ đại hội ĐCST, thế lực lãnh đạo lão thành rất có ảnh hưởng trong việc chọn nhân sự lãnh đạo đảng trong các nhiệm kỳ kế tiếp. Thông thường Tổng Bí Thư Đảng được giữ hai nhiệm kỳ tối đa. Trong Đại Hội nhiệm kỳ thứ hai đã ngầm chọn người lãnh đạo kế tiếp. Trong thời gian này có những “con gà” của những các cựu lãnh đạo lão thành trước đây cần phải phân chia ghế trong Trung Ương và Bộ Chính Trị cho phải chăng để tránh “đánh” nhau làm bể hủ mắm “trung ương” Cộng Sản.
Đại Hội XX của ĐCST lúc đầu thấy ảnh hưởng của cựu lãnh đạo lão thành Hồ Cẩm Đào, ông được mời ngồi một chiếc ghế danh dự, bên trái Tổng Bí Thư Tập Cận Bình. Nhưng ảnh hưởng này đã hoàn toàn chấm dứt một cách xấu hổ trong Đại Hội XX ĐCST, khi Hồ Cẩm Đào bị “áp tải” ra khỏi hội trường vào ngày cuối của Đại Hội! Chắc Hồ Cẩm Đào chống lại việc thay đổi điều lệ Đảng? Sự chống lại này không phải phát sinh trong đại hội, mà Hồ Cẩm Đào đã có những chuẩn bị từ trước, tuy thế phút cuối Tập Cận Bình không lay chuyển ý định của Hồ Cẩm Đào. Xấp hồ sơ trong tay Hồ Cẩm Đào chứa đựng nhiều nội dung quan trọng nên bị tịch thu.
Việc “áp tải” Hồ Cẩm Đào diễn ra như sau:
Trên bàn chủ tọa Đại Hội XX của ĐCST, Tập Cận Bình – Tổng Bí Thư ngồi giữa, bên trái Tập là Hồ Cẩm Đào cựu Tổng Bí Thư đại diện lãnh đạo lão thành. Bên phải Tập là Lý Khắc Cường nhân vật số 2. Như vậy là Hồ Cẩm Đào là hàng thứ 3 trong Đại Hội XX.
Ngồi bên trái của Hồ Cẩm Đào là Lật Chiến Thư (Thường Vụ Bộ Chính Trị ĐCST), tiếp theo, bên trái của Lật Chiến Thư là Vương Hỗ Ninh (Ủy viên Thường Vụ Bộ Chính Trị, Chủ nhiệm Ủy Ban Chỉ Đạo Kiến thiết Văn minh, Tinh Thần Trung Ương).
Video ghi lại thấy, thình lình Lật Chiến Thư lấy xấp tài liệu của Hồ Cẩm Đào, sắp xếp lại và đặt trên bàn trước mặt ông ta, đồng thời nghiêng người nói với Hồ Cẩm Đào những gì đó? Trong khi Tập Cận Bình đang nhìn Hồ Cẩm Đào và Lật Chiến Thư nói chuyện. Còn Lý Khắc Cường bình thản nhìn thẳng về phía trước làm như không quan tâm đến sự việc đang xảy ra.
Vương Hỗ Ninh, ngồi bên trái Lật Chiến Thư cũng đã ngoái đầu nói với Hồ Cẩm Đào.
Trong lúc đó thì Tập Cận Bình gọi Khổng Thiệu Tốn (Kong Shaoxun), Phó Chủ Tịch Văn Phòng Trung Ương ĐCST tới, Tập và Khổng trao đổi ngắn, rồi Khổng rút lui.
Kế đến là một nhân viên khác đến đứng sau Hồ Cẩm Đào, hai tay cầm thành ghế, đồng thời cúi xuống lắng nghe Tập Cận Bình nói và gật đầu, xong rồi lùi vào vị trí giữa Hồ Cẩm Đào và Lật Chiến Thư. Và nhân viên này đã đỡ cánh tay của Hồ Cẩm Đào, nhấc lên khỏi ghế và đưa Hồ Cẩm Đào rời khỏi hội trường.
Trên lối rời hội trường, Hồ Cẩm Đào đã dừng lại nói điều gì đó với Tập Cận Bình. Tập gật đầu và trả lời Hồ Cẩm Đào một cách ngắn gọn. Khi Hồ Cẩm Đào rời đi, còn vỗ vai Lý Khắc Cường nhưng họ Lý vẫn im lặng chăm chăm nhìn về phía trước không nhúc nhích.
Hồ Cẩm Đào rời đi, tất cả thành viên của chủ tọa đoàn đại hội (hơn 10 người) đều nhìn về phía trước trông rất căng thẳng, không ai có một lời chào hỏi, dù một ánh mắt!
Khi Hồ Cẩm Đào rời khỏi hội trường, cuộc họp tiếp tục với các đại biểu biểu quyết sửa đổi Điều lệ đảng và “nhất trí 100%” (danh từ Cộng Sản thường dùng để bỏ phiếu trong các Đại Hội Đảng Cộng Sản).
Ghi nhận: Nếu Hồ Cẩm Đào vì lý do sức khỏe cần nghỉ ngơi, thì khi ông rời hội trường có rất nhiều người đứng dậy chào hỏi và săn đón ông, chứ tại sao hàng chục người chủ tọa đoàn của đại hội lại lạnh lùng ngoảnh mặt làm ngơ, không một ai chào hỏi Hồ Cẩm Đào… điều đó biểu hiện của một phường phi nhân bản Cộng Sản. Đối xử với nhau như trong lời thơ của cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói cách đây một nửa thiên niên kỷ:
“Thế gian biến đổi vũng nên đồi
Mặn nhạt, chua cay lẫn ngọt bùi
Còn bạc, còn tiền còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu hết ông tôi
Xưa nay đều trọng người chân thực
Ai nấy nào ưa kẻ đãi bôi
Ở thế mới hay người bạc ác
Giàu thì tìm đến khó tìm lui”
Tạp ghi htttps://vietquoc.org