Tại sao còn để Đại học Mỹ bắt tay với các đại học Trung Cộng hỗ trợ phát triển quân đội cho Bắc Kinh

Hàng chục trường đại học Mỹ tiếp tục hợp tác với các trường đại học liên kết của Trung Cộng, nhiều trường trong số đó có liên quan đến nghiên cứu nhằm hỗ trợ quân đội của nhà cầm quyền Trung Cộng, theo một báo cáo gần đây.
Ngày 9/12/2021 một báo cáo:  (https://www.fdd.org/analysis/2021/12/09/the-middle-kingdom-meets-higher-education/) quan trọng của Tổ Chức Bảo Vệ Các Nền Dân Chủ (Foundation for Defense of Democracies – FDD), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington DC, cho biết những mối liên hệ về học thuật này bị nhà cầm quyền Trung Cộng lợi dụng để đánh cắp kỹ thuật công nghệ và bí quyết của Hoa Kỳ nhằm phát triển sức mạnh quân sự của mình.

“Hệ thống trường đại học dân sự của Trung Cộng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ thuật công nghệ quân sự cho Trung Cộng, bao gồm cả các chương trình nguyên tử và gián điệp trên hệ thống Internet”. Tổ chức FDD còn cho biết, khi đề cập đến chiến lược “hợp nhất dân sự – quân sự” của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST), Bắc Kinh ra lệnh khai thác mọi thành công trên sự phát triển trong lĩnh vực dân sự làm nền tảng cho tiến bộ quân sự của Bắc Kinh.

Báo cáo nêu ra rằng hiện có ít nhất 28 trường đại học tại Hoa Kỳ đang duy trì sự liên kết với các trường đại học tại Trung Cộng, trong đó có 10 trường “duy trì mối quan hệ liên kết tích cực với các trường đại học Trung Cộng tiến hành nghiên cứu các vấn đề tuyệt mật nhằm hỗ trợ cho nền quốc phòng của Trung Cộng.”

Hệ thống đại học ở Mỹ là tự trị, cho nên việc các trường đại học Hoa Kỳ liên hệ với các trường đại học Trung Cộng không phải là bất hợp pháp, nhưng báo cáo cho cảnh báo rằng một số quan hệ có thể làm phát sinh những nguy hại về an ninh quốc gia.  Chính phủ Mỹ cần quan tâm sâu sắc và có tầm hiểu biết sâu sắc về hệ thống sinh hoạt của chế độ Cộng Sản.

Ví dụ, báo cáo đã xác định ba trường đại học, Đại học Arizona State, Đại học Utah, và Đại học Pacific Lutheran ở tiểu bang Washington, có quan hệ với Đại học Tứ Xuyên. Trường đại học của Trung Cộng ờ Tứ Xuyên đã bị chính phủ Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen trong hồ sơ thương mại năm 2019 vì hỗ trợ chương trình vũ khí nguyên tử cho nhà cầm quyền Bắc Kinh.

“Danh sách tổ chức” của Bộ Thương mại xác định Đại học Tứ Xuyên là “bình phong” của Học Viện Vật Lý Kỹ thuật Trung Cộng (China Academy of Engineering Physics – CAEP), một trung tâm nằm trong trường đại học giám sát nghiên cứu vũ khí nguyên tử của Trung Cộng – một cơ sở giống như Los Alamos, cơ sở nghiên cứu nguyên tử của Hoa Kỳ ở tiểu bang New Mexico. CAEP đã có trong danh sách tổ chức từ cuối những năm 1990.

Không có luật nào tại Hoa Kỳ bắt buộc các trường đại học Mỹ  cắt đứt quan hệ với các tổ chức Trung Cộng nằm trong danh sách đen của Hoa Kỳ, mặc dù việc phối hợp với danh sách tổ chức này đòi hỏi các trường đại học Hoa Kỳ phải xin phép Bộ Thương Mại cho một số hợp tác nghiên cứu nhất định.

Đại học Utah nói rằng họ “không có bất kỳ mối liên hệ nào với Đại học Tứ Xuyên ngoài Viện Khổng Tử của chúng tôi.” Ông Christopher Nelson, phát ngôn viên của trường, cho biết, trường đại học cũng sẽ cho ngừng hoạt động Học Viện Khổng Tử, một trung tâm do Bắc Kinh hậu thuẫn, vào tháng 06/2023, khi hợp đồng hết hạn.

Đại học Arizona State và Đại học Pacific Lutheran thì giữ sự im lặng.

Các Viện Khổng Tử

Logo Viện Khổng Tử ở trướng Đại Học TUFTS University ở thành phố Boston, Massachusetts

Báo cáo FDD lưu ý rằng các Viện Khổng Tử do Bắc Kinh tài trợ là cửa ngõ để các trường đại học Mỹ mở rộng tương tác  với các trường Đại Học tại Trung Cộng.

Được coi là trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Trung Cộng, các Viện Khổng Tử đang ngày càng bị giám sát nhiều hơn ở Hoa Kỳ vì vai trò của các tổ chức này trong việc truyền bá tuyên truyền cho ĐCST và trấn áp sự tự do tư tưởng mang tính chất học thuật.

Năm 2020, chính phủ của Tổng Thống Trump đã cho rằng các Viện Khổng Tử ở Mỹ là phái bộ ngoại giao của Trung Cộng, cho rằng vai trò của cơ quan này như một cánh tay nối dài của Trung Cộng.

Mặc dù dưới sự kiểm soát này trong những năm gần đây, nên đã giảm số viện Khổng Tử ở Mỹ từ 113 còn  34 vào năm 2018, báo cáo FDD lưu ý rằng gần 30 trường đại học đã đóng cửa Viện Khổng Tử của họ vẫn duy trì hoặc mở rộng quan hệ với các trường đại học của Trung Cộng.

Báo cáo cho biết: “Quyết định xây dựng chương trình của Viện Khổng Tử của một trường đại học Hoa Kỳ thường dẫn đến các hình thức hợp tác học thuật và nghiên cứu khác với các tổ chức liên đới của ĐCST,” và sự hợp tác như vậy vượt xa sự quan hệ giữa trường đại học Hoa Kỳ và Viện Khổng Tử này. Theo báo cáo phát hiện thì nhiều mối quan hệ hợp tác có liên quan đến nghiên cứu khoa học và phát triển tối tân của Hoa Kỳ và sẽ tăng cường nhanh chóng trong quân đội của nhà cầm quyền Trung Cộng.

Khi ĐCST chọn một trường đại học của Hoa Kỳ để xây dựng một Viện Khổng Tử, thì Bắc Kinh đã tính toán rất kỹ lưỡng, họ chọn các trường đại học nghiên cứu hàng đầu của Mỹ hơn là 4,000 trường không tập trung vào nghiên cứu trên khắp nước Mỹ. Báo cáo FDD cho thấy vào năm 2018, 71 trong số 113 trường Đại Học Mỹ có Viện Khổng Tử, tức 63% Viện Khổng Tử được đặt tại các trường đại học nghiên cứu thuộc hàng đầu của Mỹ.

Báo cáo cho biết, hầu hết các trường đại học liên kết của Trung Cộng được ĐCST lựa chọn để hỗ trợ các Viện Khổng Tử cũng là những nghiên cứu hàng đầu của Trung Cộng, vốn tham gia vào nhiều dự án quân sự-dân sự của Đảng này.

Và báo cáo quan sát thấy rằng các trường đại học Mỹ thường có các thỏa thuận hợp đồng riêng biệt với các trường đại học liên kết của Trung Cộng, được ĐCST chỉ định theo mục tiêu của mình. “Theo thời gian, các trường đại học Hoa Kỳ thường xuyên thiết lập các thỏa thuận hợp tác riêng biệt với thêm nhiều trường đại học khác của Trung Cộng, bao gồm cả những trường hỗ trợ cho nền quốc phòng của Trung Cộng.”

Những điều nên làm

Do đó, việc đóng cửa Viện Khổng Tử không nói lên toàn bộ câu chuyện. Ông Craig Singleton, tác giả của báo cáo, khuyên các nhà hoạch định chính sách không nên chỉ tập trung vào việc đóng cửa các viện này, mà còn cần xem xét kỹ các thỏa thuận khác mà các trường đại học Hoa Kỳ duy trì với các trường đại học Trung Cộng.

Do luật pháp nước Mỹ cũng không được yêu cầu các trường đại học Hoa Kỳ tiết lộ chi tiết về quan hệ hợp tác của họ với các trường đại học ngoại quốc, nên báo cáo khuyến nghị Quốc Hội thông qua luật bắt buộc các trường đại học Hoa Kỳ tiết lộ bất kỳ thỏa thuận hợp tác học thuật nào với bất kỳ trường đại học nào của Trung Cộng.

Báo cáo cũng kêu gọi thực thi mạnh mẽ hơn một luật năm 1986 yêu cầu các cơ sở giáo dục của Hoa Kỳ phải nộp báo cáo định kỳ sáu tháng một lần về các hợp đồng và tặng phẩm từ ngoại quốc có giá trị từ 250,000 USD trở lên.

Một báo cáo (https://www2.ed.gov/policy/highered/leg/institutional-compliance-section-117.pdf) vào tháng 10/2020 của Bộ Giáo Dục kết luận rằng các trường đại học Mỹ đã “báo cáo quá thiếu sót trong khi cũng ẩn danh phần lớn số tiền mà họ đã tiết lộ, tất cả là để che giấu các nguồn tiền ngoại quốc (và tương ứng, ảnh hưởng của các nguồn này trong khuôn viên trường) khỏi Bộ và công chúng.”

Dựa trên các cuộc điều tra Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ đã mở tại hàng chục trường đại học, gồm cả các trường đại học danh tiếng Harvard, Yale, và Stanford, Bộ Giáo Dục Hòa Kỳ phát hiện ra rằng các trường đại học hàng đầu của Mỹ đã “chủ động nhận tiền từ ngoại quốc”.

Báo cáo của Bộ cho biết kể từ khi được giám sát kỹ lưỡng, 12 trường đại học đã tiết lộ số tiền tổng cộng 6.5 tỷ USD kinh phí tài trợ từ nước ngoài mà họ đã không báo cáo. Và khi báo cáo liệt kê các nguồn đóng góp ngoại quốc lớn nhất của họ, thì Trung Cộng đứng đầu, tiếp theo là Nga.

Theo một báo cáo khác từ Tiểu Ban Điều Tra Thường Trực của Thượng Viện Hoa Kỳ được công bố năm 2019, Trung Cộng đã cung cấp hơn 158 triệu USD để xây dựng và vận hành các Viện Khổng Tử trong các khuôn viên trường đại học tại Mỹ.

Báo cáo của Thượng Viện còn cho biết: “Mặc dù Bắc Kinh chi tiêu mạnh tay, nhưng các trường đại học báo cáo rất hời hợt.” Gần 70% “các trường được yêu cầu nộp báo cáo lên Bộ Giáo dục không báo cáo quà tặng, hợp đồng, hoặc các số tiền đóng góp vượt quá 250.000 USD của Hán Biện (Hanban)”. Hanban là tên gọi của cơ quan phụ trách chương trình Viện Khổng Tử của đảng CS Tàu (ĐCST).

Sau khi xem xét các lý do đã công bố về việc đóng cửa các Viện Khổng Tử từ năm 2018 đến năm 2021, báo cáo của FDD cho thấy chỉ có bốn trường đóng cửa cơ sở này là vì lo ngại về an ninh quốc gia, trong khi có tới gấp bốn lần số trường Đại Học đóng Viện Khổng Tử là do luật liên bang ngăn cản Bộ Quốc Phòng tài trợ cho các trường đại học có đặt các Viện Khổng Tử.

Báo cáo cũng cho thấy rằng sau khi đóng cửa các Viện Khổng Tử, một số trường đại học Hoa Kỳ đã kết hợp một phần chương trình của Viện Khổng Tử vào các chương trình hiện có của họ. Các chương trình này tập trung chủ yếu vào đào tạo tiếng Trung nhưng thường giữ lại nội dung và chương trình do ĐCST quy định về lịch sử và văn hóa Trung Cộng. Một số trường đại học khác thì lại thành lập các viện mới về Trung Cộng hoặc về các vấn đề quốc tế liên quan đến Trung Cộng với các trường đại học Trung Cộng liên kết trước đây của họ.

Do đó, FDD khuyến nghị rằng các bộ Ngoại giao và Giáo dục thành lập thêm các Trung tâm Học tiếng Quan Thoại của Đài Loan tại các khuôn viên trường học Hoa Kỳ. Dự án Trung tâm Đài Loan, được khởi xướng hồi tháng Chín năm nay, và được tài trợ bởi chính phủ Đài Loan, cung cấp một môi trường thay thế để học tiếng Trung mà cũng đồng thời nâng cao nhận thức về nền dân chủ và sự tôn trọng nhân quyền của hòn đảo này, theo cơ quan Đài Loan giám sát chương trình này.

Hồi tháng Mười, Đại học Harvard đã chuyển chương trình tiếng Trung của mình từ Bắc Kinh qua Đài Bắc. Cho đến nay, 15 Trung tâm Đài Loan đã được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận. Theo kế hoạch của Đài Loan, hàng chục Trung tâm Đài Loan nữa sẽ được thành lập trên khắp các khuôn viên trường học của Hoa Kỳ trong vòng từ 3 đến 5 năm tới.

Tác giả: Frank Dong nghiên cứu về Trung cộng

Minh Ngọc biên dịch

 

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt