Dự Đoán Đáng Kinh Ngạc Về Nước Mỹ

George  Friedman tốt nghiệp Tiến Sĩ tại đại học Cornell, Hoa Kỳ hiện là chủ tịch công ty STATFOR, công ty dự báo chiến lược toàn cầu có trụ sở tại thành phố Austin thủ đô tiểu bang Texas. Ông là biểu tượng của những tờ báo Time Magazine, The New York Times Magazine và The Wall Street Journal. Lời nói ông ta thường xuất hiện trên các báo The New York Times, Fortune, Newsweek, USA Today, The International Herald Tribune và nhiều báo chí quốc tế khác. Các đài truyền hình chính như CNN, Fox News, và NPR thường mời và phỏng vấn ông trong những vấn đề hệ trọng của thế giới.

Tiến Sĩ Friedman là tác giả cuốn sách mà tạp chí The New York Time cho là bán chạy nhất (bestseller) đó là: “The Next Decade: Where We’ve Been…and Where We’re Going,”- tạm dịch “Thế Kỷ Tới (tức XXI): Chúng Ta Đang Ở Đâu…và Chúng Ta Sẽ Đi Về Đâu,” …ở đó ông dự đoán kinh ngạc về một nước Hoa Kỳ trước thế kỷ 21 như sau:

Dự Đoán Đáng Kinh Ngạc Về Nước Mỹ

Theo Vitinfo

George Friedman, người sáng lập và là Chủ Tịch Công Ty Dự Báo Chiến Lược STRATFOR, một “think tank” phi chính phủ hàng đầu thế giới từng dự báo chính xác một số sự kiện chiến lược. Cuốn sách 100 năm tới của ông đưa ra những dự đoán đáng kinh ngạc về nước Mỹ.

Friedman dự báo trong thế kỷ XXI nước Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới, thậm chí ông nói bây giờ nước Mỹ hãy còn là đứa trẻ (?), thập niên 50 thế kỷ này mới trở thành siêu cường đích thực và thập niên 60 mới là thời đại vàng của Mỹ.

Dự báo ấy khác với quan điểm của Zbigniew Brzezinski, Henry Kissinger, Stephen Brooks, William Wohlforth hoặc của Martin Jacques (trong cuốn Khi Trung Quốc thống trị thế giới), cũng như nhiều dự báo rất xấu về kinh tế Mỹ trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Nó giội gáo nước lạnh lên những cái đầu phát sốt sau khi đọc sách của Lưu Minh Phúc cho rằng trong thế kỷ XXI Trung Quốc sẽ thay Mỹ lãnh đạo thế giới.

Dự báo của Friedman dựa trên quan điểm sự thực lịch sử và tình trạng địa-chính trị quyết định tất cả. Friedman nhận định: nước Mỹ đã xây dựng được một nền văn hoá và chế độ chính trị tiến bộ nhất thế giới.

Sự thực là văn hoá Mỹ đang giữ vai trò dẫn đầu thế giới, có sức lan toả và chiếm lĩnh mạnh mẽ. Nhạc Pop, vũ điệu Rock & Roll cũng như “fastfood” và Coca Cola… được giới trẻ khắp nơi ưa chuộng. Hollywood thống trị điện ảnh 5 châu. Truyền thông Mỹ dẫn đầu truyền thông thế giới. Văn hoá chính trị-tư tưởng của Mỹ rất phát triển, họ luôn có nhiều nhà tư tưởng, nhà chính trị học hàng đầu. Khoa học kỹ thuật và giáo dục đại học thì khỏi phải nói.

Tư tưởng dân chủ bình đẳng sinh ra ở châu Âu nhưng nảy mầm và thành cây lá sum sê trên đất Mỹ – khi châu Âu còn dưới ách phong kiến… Vào thời những năm đầu của thế kỷ 16, 17 phần lớn những người di cư sang Mỹ đều là những kẻ, dưới quan điểm của giới “Quý Tộc”, là những kẻ bất mãn bị xã hội ruồng bỏ, những người vô gia cư bị coi là hạ đẳng, và các phần tử bị coi là tội phạm hay phản động. Những con người này đến vùng đất mới châu Mỹ, họ đoạn tuyệt hoàn toàn với quá khứ. Văn hóa của họ, tức nguyên lý sâu xa nhất chi phối suy nghĩ của con người, chỉ đơn giản là “tự lo”, và cái nguyên lý ấy phát triển thành triết lý về “tự do” kiểu Mỹ sau này. Phạm trù tự do của Mỹ được xây dựng dựa trên nguyên lý tự do hành động, chính vì thế thượng tầng kiến trúc của xã hội Mỹ đã phải đối diện với một phạm trù mới về quản trị nhân sự — khi mà những yếu tố khống chế con người như: tôn giáo, ý thức hệ, truyền thống,… đã không còn. Phạm trù mới này đã nẩy nở thành hệ thống nhà nước pháp quyền và văn hóa quản trị tri thức – một hệ thống khái niệm về “quản lý lao động” tách rời nhân sự.

Hiến pháp Mỹ 1787 là bộ hiến pháp thành văn đầu tiên của giai cấp tư sản trong lịch sử thế giới. Nó dựa trên cơ sở tư tưởng dân chủ tư sản, đầu tiên dựng nên một quốc gia có chế độ cộng hòa, chế độ liên bang, chế độ Tổng thống, chế độ tam quyền phân lập, chính phủ dân bầu, chế độ nhiệm kỳ của người lãnh đạo. Cơ chế ấy bảo đảm dân chủ hóa “trình tự ra quyết sách”, tránh được sự lạm dụng chức quyền… Sức sống của mô hình chính quyền Mỹ thể hiện ở chỗ từ ngày lập quốc (1776) đến nay nước này chưa hề có đảo chính hoặc cách mạng lật đổ chính phủ. Rất ít nước lớn nào có nền chính trị ổn định, được lòng dân lâu như vậy.

Dù từng phạm không ít sai lầm nhưng nước Mỹ đã đứng vững và chiến thắng trong hai cuộc thế chiến và chiến tranh lạnh, vượt qua các cuộc khủng hoảng kinh tế vô cùng trầm trọng. Được như vậy trước hết là do cơ chế chính trị phát huy được vai trò làm chủ của toàn dân, họ nhận ra và bầu những người lãnh đạo khôn ngoan phù hợp với xu thế từng thời đại. Nhờ thế chỉ sau 150 năm dựng nước, Mỹ đã trở thành siêu cường bá chủ thế giới.

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, các số liệu về tỷ lệ thất nghiệp, nợ nhà nước và thâm hụt ngoại thương đem lại cảm giác kinh tế Mỹ chắc chắn sẽ sụp đổ. Thế nhưng giờ đây họ vẫn sống đàng hoàng bằng núi tiền các nước khác “tự nguyện cho vay.” Châu Âu mới là kẻ chịu thiệt với đồng Euro có nguy cơ đổ sập. Cơ chế chính trị Mỹ có khả năng tự sửa đổi cho thích hợp hoàn cảnh, như chính sách kinh tế mới của Tổng Thống Roosevelt, hoặc luật cải tổ tài chính Tổng Thống Obama vừa trình Quốc Hội đã và sẽ có thể đưa nước Mỹ thoát khỏi khủng hoảng.

Trên lĩnh vực kinh tế, người Mỹ cũng dẫn đầu thế giới đưa ra nhiều sáng kiến vĩ đại. Thời gian 1863-1869 họ đã xây dựng xong tuyến đường sắt Thái Bình Dương 3000 km suốt Đông Tây, vừa góp phần quan trọng thống nhất đất nước, vừa giúp nhanh chóng phát triển kinh tế. Công trình này được đài BBC đánh giá là một trong 7 kỳ tích của lịch sử công nghiệp hoá thế giới và được dân Mỹ coi là biểu tượng thống nhất quốc gia (thời gian 1861-1865 Mỹ có nội chiến, đất nước chia rẽ sâu đậm). 30 năm sau, nước Nga mới bắt đầu làm đường sắt xuyên Siberia.

Thập niên 50 họ có sáng kiến xây dựng mạng xa lộ cao tốc nối tất cả các tiểu bang, các thành phố, khiến cho đất nước này trở nên vô cùng năng động, người dân tha hồ phóng xe đi khắp nơi tìm việc làm, khai thác tài nguyên.

Thập niên 90 họ đầu tiên đề xuất và phát triển xa lộ cao tốc truyền thông (gồm hệ thống “truyền thông số” và mạng thông tin internet), dẫn đầu thế giới tiến sang kỷ nguyên truyền thông, nhờ đó nguồn tri thức tăng gấp bội, bảo đảm công nghệ cao phát triển như vũ bão.

Hai mạng xa lộ nói trên đã đem lại cho nước Mỹ sức mạnh bá chủ thế giới trong 50 năm qua.

Giờ đây George Friedman dự báo trong thế kỷ XXI Mỹ sẽ hoàn tất xây dựng xa lộ cao tốc năng lượng, năm 2080 nhà máy điện trong không gian sẽ bắt đầu phát điện về cho trái đất sử dụng.

Nước Mỹ có ưu thế tốt nhất thế giới về địa lý. Đất rộng và màu mỡ, giàu tài nguyên, có nhiều con sông lớn thông thương được và những hồ nước ngọt khổng lồ. Hai đại dương quan trọng nhất bao bọc hai bên. Ngày nay tiêu điểm cạnh tranh địa chính trị toàn cầu đã chuyển từ đại lục Âu Á sang giành giật quyền kiểm soát biển, mà về mặt này Mỹ có ưu thế vô địch, đã và đang kiểm soát toàn bộ các đường hàng hải, vì thế họ sẽ tiếp tục kiểm soát nền kinh tế toàn cầu.

Friedman viết: trong 10-20 năm đầu thế kỷ XXI, Mỹ sẽ gặp những thách thức nghiêm trọng, nhưng không nước nào có thể thay thế vị trí số 1 của Mỹ; thế giới vẫn lấy nước Mỹ làm trung tâm.

Cao Tín

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt