Đấu tranh quyền lực bùng lên vào lúc kinh tế đi xuống
Trong nước những ngày vừa qua có những sự kiện quan trọng về sự tranh dành đấu đá “rối lọan cung đình” đảng cộng sản Việt Nam, sự việc Nguyễn Đức Kiên tự là “bầu Kiên” hay “Kiên bạc” cánh tay đắc lực của Nguyễn Tấn Dũng bị bắt kéo theo thị trường chứng khoáng (stock) tại Việt Nam mất 5 tỉ US Đô La. Trong lúc kinh tế đang tụt dốc, lạm phát dâng cao, lòng dân ly tán, ngoại bang xâm lược, “cung đình” rối loạn là điều kiện tốt để thay đổi chế độ độc tài toàn trị CSVN hiện nay.Nguyễn Đức Kiên là ai?
Nguyễn Đức Kiên sinh 1964, lớn lên tại Gia Lâm, Hà Nội. Năm 1980, Kiên thi đậu vào Đại học Kỹ thuật Quân sự Cộng Sản Việt Nam (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự), khóa 15. Sau một năm học tại Học viện, đạt kết quả xuất sắc, Kiên được chọn đi du học tại Hungary. còn được biết với biệt danh “bầu Kiên”, “Kiên bạc”, giàu nhất Việt Nam hiện nay, Kiên là thành viên Hội đồng sáng lập Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu. Ngoài ra ông Kiên hiện còn làm Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị (HĐQT) Công ty Thể thao ACB, Chủ tịch HĐQT công ty Thiên Nam, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần du lịch Chợ Lớn, chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn tài chính Á Châu, phó chủ tịch Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam, chủ tịch Câu lạc bộ bóng đá Hà Nội.
Giới phân tích đặc biệt chú ý đến sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên là một người rất giàu có, đồng sáng lập viên Ngân hàng Á châu (ACB), được đánh giá là ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Ngân hàng này vừa trải qua một tuần lễ sóng gió từ lúc ông Kiên, rồi sau đó là Tổng giám đốc Lý Xuân Hải bị bắt. Điểm được quan tâm là việc ông Kiên được cho là một người thân cận với đương kim Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và con gái của ông Dũng, vốn là một người trong ngành ngân hàng, được đào tạo ở Thụy Sĩ.
Vụ bắt giữ Nguyễn Đức Kiên
Chiều tối ngày 20/08/2012, ông Kiên bị bắt giữ để làm rõ hành vi “cố ý làm trái” liên quan đến các hoạt động kinh tế, cụ thể là ông Kiên có liên quan tới sai phạm của 3 công ty nhỏ do ông làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (3 công ty gồm công ty đầu tư thương mại B&B, công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội và công TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội). Điều này dẫn đến cổ phiếu nhiều ngân hàng bị tuột dốc, trong đó có ACB, Eximbank, Sacombank…
Việc bắt giam Nguyễn Đức Kiên là dấu hiệu của việc tranh giành chính trị giữa các tầng lớp thống trị đất nước – dấu hiệu của một “trận chiến” giữa các phe phái đối đầu, đứng đầu là thủ tướng và chủ tịch nước CSVN.
Sự kiện đó phản ánh một cuộc đấu tranh quyền lực căng thẳng trên chính trường Việt Nam, vào lúc nền kinh tế đang gặp phải nhiều khó khăn cần khắc phục.
Ký giả Trọng Nghĩa của đài RFI nhận định về biến cố “bầu Kiên” như sau:
Giới phân tích đặc biệt chú ý đến sự kiện ông Nguyễn Đức Kiên là một người rất giàu có, đồng sáng lập viên Ngân hàng Á châu (ACB), được đánh giá là ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Ngân hàng này vừa trải qua một tuần lễ sóng gió từ lúc ông Kiên, rồi sau đó là Tổng giám đốc Lý Xuân Hải bị bắt. Điểm được quan tâm là việc ông Kiên được cho là một người thân cận với đương kim Thủ tướng (CSVN) Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và con gái của ông Dũng, vốn là một người trong ngành ngân hàng, được đào tạo ở Thụy Sĩ.
Về mặt chính thức, ông Kiên bị bắt giữ về tội thao túng nền tài chính ngân hàng một cách bất hợp pháp, để làm giầu cho cá nhân và những người thân của ông. Thế nhưng, theo AFP, các nhà quan sát lại xem đây là một vụ mang tính chất chính trị vào lúc tại Việt Nam, người có uy quyền nhất không phải là Tổng bí thư Đảng Cộng sản mà là Thủ tướng.
Theo nhận định của hãng tin tình báo Stratfor của Mỹ : “Mối quan ngại đầu tiên là nguy cơ bất ổn chính trị (…). Vụ bắt giữ Kiên có thể mang ý nghĩa là căng thẳng đang gia tăng trong các tầng lớp lãnh đạo và các phe phái chính trị (ở Việt Nam)”. Stratfor ghi nhận : “Ngày càng có nhiều chỉ trích công khai từ giới lãnh đạo Đảng nhắm vào ông Dũng”.
Trong lãnh vực kinh tế, theo AFP, ông Nguyễn Tấn Dũng là người chủ trương thúc đẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng. Thế nhưng gần đây, ông đã thấy rằng mô hình ông theo đuổi gặp phải một loạt thách thức, từ lạm phát, thâm hụt ngân sách cho đến sự sụp đổ giá trị của đồng tiền quốc gia.
Với đầu tư nước ngoài bị giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái, với tỉ lệ tăng trưởng kinh tế hàng năm xuống còn 4,4%, và một khu vực ngân hàng bị nợ xấu chồng chất, theo hãng Stratfor, Thủ tướng (CSVN) Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành mục tiêu của một kế hoạch nhằm giảm quyền hạn của Thủ tướng và tăng quyền hạn của Chủ tịch nước.
AFP ghi nhận: Trong nhiều tuần lễ gần đây, đảng Cộng sản Việt Nam đã nhắc lại quyết tâm chống tham nhũng, thường được khai thác ở Việt Nam trong những vụ đấu đá chính trị. Vào đầu tháng Tám, đảng Cộng sản đã giành lại từ tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng quyền kiểm soát Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng. Và những đồng minh của ông Dũng có thể sẽ bị nhiều khó khăn trong thời gian tới đây.
Trong một bài xã luận, hôm thứ Năm vừa qua ông Trương Tấn Sang đã cực lực đả kích sự suy đồi của tư tưởng chính trị, cũng như đạo đức và lối sống của cán bộ. Theo AFP, đó là một ngón đòn nhắm vào ông Kiên và chiếc Rolls Royce bóng lộn của ông.
Giáo sư Carl Thayer chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Úc New South Wales nhận xét rằng ông Nguyễn Đức Kiên “có lẽ là đồng minh công khai và giàu có nhất” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị tác hại của thời cuộc, nhưng sẽ không phải là người đầu tiên hay cuối cùng.
Theo AFP, trong ba năm gần đây, ông Nguyễn Tấn Dũng đã từng bị suy yếu vì vụ sụp đổ của hai đại tập đoàn quốc doanh lớn mà ông muốn biến thành đầu tầu phát triển. Đó là nhà máy đóng tàu Vinashin và tập đoàn vận tải biển Vinalines. Sau cả hai vụ đó, ông đều thoát hiểm. Lần này, rất có thể ông sẽ không sớm bị mất chức, nhưng ông sẽ phải tự bảo vệ trước vụ ACB.
Theo một cựu đại biểu Quốc hội Việt Nam thì “chưa bao giờ xã hội Việt Nam lại phải đối mặt với những khó khăn như hiện nay, đang làm suy yếu sự lãnh đạo của đảng. Một số cán bộ đã mất kiên nhẫn và cho rằng đã đến lúc phải hành động (…) để khôi phục niềm tin nơi công chúng”.
Trọng Nghĩa