Thông Báo Mật Của Bộ Chính Trị Đảng CSVN
Tài Liệu Thu Hồi
Đảng CSVN
Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2007
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA BỘ CHÍNH TRỊ
Về nâng cao chất lượng, hiệu quả xử lý các vụ án chính trị trong tình hình mới.
————
Tại phiên họp ngày 16-8-2007, sau khi nghe các cơ quan bảo vệ pháp luật báo cáo tình hình và kết qủa xử lý các vụ án chính trị trong thời gian gần đây, Bộ Chính trị đã thảo luận và có ý kiến như sau:
Thời gian gần đây, việc xử lý các vụ án chính trị đã đạt một số kết quả, có tác dụng răn đe, ngăn chận có hiệu quả các hoạt động chống đối của các thế lực thù địch ngay khi còn manh nha, không để chúng công khai thành lập các đảng chính trị đối lập ở trong nước và hoạt động bạo loạn, lật đổ chính quyền nhân dân, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, phục vụ tích cực cho nhiệm vụ phát triể kinh tế – xã hội, xây dựng hệ thống chính trị và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân, bảo đảm sự bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa. Đội ngũ cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ chuyên trách có nhiều cố gắng trong việc xử lý các vụ án chính trị, luôn trung thành với Tổ quốc, giữ vững phẩm chất chính trị, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, chất lượng, hiệu qủa xử lý các vụ án chính trị chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Việc lựa chọn thời điểm, đối tượng truy tố, xét xử trong một số vụ án chưa thật hợp lý, thiếu kinh nghiệm xử lý những tình huống bất ngờ, phúc tạp trong xét xử, để các đối tượng phạm tội phản ứng cực đoan, tạo cớ cho các thế lực thù địch lợi dụng để tuyên truyền, vu cáo Đảng và Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo….
• Những hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân, trước hết là những nguyên nhân chủ quan sau đây:
• Sự phối kết hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Trung ương và điạ phương khi tiến hành tố tụng còn hạn chế, như việc truy tố xét xử nhiều vụ án chính trị diễn ra dồn dập trong thời gian ngắn, công tác chuẩn bị chưa chu đáo dẫn đến chất lượng xét xủ chưa cao.
• Công tác thông tin tuyên truyền thiếu sắc bén, chưa kịp thời, chưa tập trung vạch trần một số đối tượng cầm đầu nguy hiểm, ngoan cố chống đối, vi phạm pháp luật nhiều lần, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh với tội phạm và đối ngoại. Công tác quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ chưa chặt chẽ, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân chưa thật tốt, gây bức xúc trong nhân dân.
Trong thời gian tới, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch ở bên trong và bên ngoaì đất nước tiếp tục diễn ra quyết liệt với những âm mưu, thủ đoạn, phương thức, cách làm mới rất tinh vi, xảo quyệt, mưu đồ hình thành cho được các đảng phái đối lập ở trong nước, hậu thuẩn cho các đối tượng cực đoan, quá khích, lợi dụng diễn đàn quốc tế về dân chủ nhân quyền, dân tộc và tôn giáo để khuếch trương thanh thế, vu cáo, xuyên tạc sự thật về chính sách đại đoàn kết dân tộc; tăng cường các hoạt động nội gián, gián điệp trong các cơ quan Trung ương và địa phương, sử dụng các công nghệ truyền thông cho ý đồ chống phá chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Vì vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu chống phá của các thế lực thù địch là nhiệm vụ vừa cấp bách trước mắt, vừa lâu dài, khó khăn và phức tạp của toàn Đảng, toàn dân, đòi hỏi chúng ta không được mơ hồ, mất cảnh giác hoặc hữu khuynh trong công tác này.
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả xử lý các vụ án chính trị trong tình hình mới, Bộ Chính trị yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ quan trọng sau đây:
1- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất, sâu sát và cụ thể nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội tham gia vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia. Các cơ quan bảo vệ phát luật phải dựa vào nhân dân để chủ động phát hiện các âm mưu, ý đồ chống đối, phá hoại đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc, việc xử lý hành chính, bắt giam, truy tố, xét xử đối với những đối tượng chống đối, cơ hội chính trị là cần thiết nhưng phải được cân nhắc rất kỹ về nhiều mặt; phải sử dụng đồng bộ của các hình thức, biện pháp đấu tranh: chính trị, tư tưởng lý luận, nghiệp vụ, vừa kiên quyết vừa linh hoạt, khôn khéo: vạch trần âm mưu bản chất của các thế lực thù địch, cô lập những đối tượng cầm đầu ngoan cố, cảm hoá tranh thủ những người đã bị lôi kéo, hạn chế sư lan tỏa của các tư tưởng, quan điểm sai trái trong nhân dân trong các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước, chủ động vô hiệu hoá các tổ chức, cá nhân có mưu đồ chống phá đất nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
2- Tiếp tục nghiên cứu, quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết, quyết của Đảng về công tác này, như Chỉ thị số 05-CT/TƯ, ngày 14-10-2006 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo công tác bảo đảm an ninh quốc gia trong tình hình mới; Chỉ thị số 12-CT/TƯ, ngày 03-5-2007 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới; Chỉ thị số 15-CT/TƯ, ngày 07-7-2007 của Bộ Chính trị về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng….
3- Nâng cao chất lượng hoạt động và đề cao trách nhiệm của các cơ quan bảovệ phát luật.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá về công tác xử lý các vụ án chính trị vừa qua, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần rút ra những bài học kinh nghiệm tốt để phát huy, đồng thời chỉ ra những thiếu sót, khuyết điểm trong từng vụ, từng khâu trong hoạt động tố tụng để khắc phục; trên cơ sở thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng cơ quan, tăng cường phối hợp chặt chẽ nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả xử lý các vụ án chính trị. Quản lý chặt chẽ các đối tượng phản động, cơ hội chính trị, kịp thời xử lý hành vi vi phạm pháp luật, đủ sức răn đe các phần tử cực đoan, chống đối chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, tuyệt đối không được để ra việc thành lập các đảng chính trị đối lập và hoạt động bạo loạn, lật đổ chính quyền nhà nước.
Chuẩn bị kỹ, chu đáo, bố trí cán bộ có đủ bản lĩnh chính trị, trí tuệ, có kinh nghiệm và năng lực để làm nhiệm vụ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án chính trị; Đảng ủy Công an Trung ương, Ban cán sự đảng, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng, Toà án nhân dân tối cao thường xuyên báo cáo Ban Bí thư về tình hình và đường lối xử lý, kết quả đấu tranh đối với từng vụ án chính trị.
4- Tăng cường hoạt động đối ngoại nhà nước và đối ngoại nhân nhân, tạo sự đồng thuận, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các lực lượng tiến bộ, chủ động đấu tranh trên các diễn đàn quốc tế và khu vực đối với các luận điệu xuyện tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta; làm rõ âm mưu, bản chất của các thế lực thù địch trong và ngoài nước, không để họ kích động biểu tình, gây bạo loạn chính trị, phân hoá nội bộ trong nhân dân và các cơ quan thuộc hệ thống chính trị.
5- Các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền quảng bá những thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, an ninh, quốc phòng và đối ngoại, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân nhằ, nâng cao nhận thức, hiểu biết về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đồng thời phải có kế hoạch chủ động đấu tranh kịp thời phản kích lại một cách sắc bén, có hiệu quả trước những thông tin sai lệch, thiếu trung thực về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, về đất nước và con người Việt Nam.
6- Các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ương căn cứ kết luận này, theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, xây dựng kế hoạch để tổ chức thực hiện. Giao Văn phòng Trung ương Đảng theo dõi việc thực hiện, thường xuyên báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
T/M BỘ CHÍNH TRỊ
(Ký tên và đóng dấu)
Trương Tấn Sang
Nơi nhận:
– Các tỉnh uỷ, thành ủy,
– Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ
trực thuộc Trung ương,
– Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp Hành Trung ương
– Lưu Văn phòng Trung ương.