Cuộc tấn công của quân Ukraine vào lãnh thổ Nga đã thay đổi cục diện cuộc chiến Nga-Ukraine…
Bài viết đăng trên các báo lớn từ Âu sang Mỹ của nhà ngoại giao, nhà báo John E. Herbst, người hướng dẫn phái đoàn dân cử Quốc Hội Hoa Kỳ gồm 16 thành viên đảng Cộng Hòa và Dân Chủ viếng thăm Ukraine hai ngày, đã tường thuật những gì tai nghe, mắt thấy và những cảm nhận của mình trong chuyến thăm đó. Ông Herbst là Giám đốc Trung tâm Á-Âu của Hội Đồng Đại Tây Dương; là cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine.
Trong tuần này, Trung tâm Á-Âu của Hội Đồng Đại Tây Dương đã đưa mười sáu (16) thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ gồm Thượng Nghị Sỹ và Dân Biểu của hai đảng có một chuyến đi thăm đến thủ đô Warsaw của Ba Lan và Kyiv của Ukraine.
Chúng tôi đi tàu lửa qua đêm từ Warsaw đến Kyiv và dành trọn hai ngày để gặp gỡ các giới chức chính phủ Ukraine phụ trách an ninh, chính sách đối ngoại, kinh tế và năng lượng… Chúng tôi cũng đã gặp các nhà lãnh đạo phe nắm chính quyền, phe đối lập tại Ukraine gồm cựu Tổng thống Petro Poroshenko và cựu thủ tướng Volodymyr Groysman và Arseniy Yatsenyuk, cùng các nhà lãnh đạo xã hội dân sự. Thực tế của cuộc xung đột Nga-Ukraine đã hiện rõ ngay lập tức như chúng tôi kể sau đây:
Chúng tôi đến thủ đô Ukraine, Kyiv vào ngày sau cuộc không kích lớn nhất của Nga vào Ukraine kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào tháng 2/2022. Chúng tôi đã dành phần lớn đêm đầu tiên ở thủ đô Kyiv trong hầm trú bom của khách sạn nơi phái đoàn tạm trú.
Không còn nghi ngờ gì nữa, cảm giác lớn của chúng tôi là sức lực và sự tự tin mới mà cuộc tấn công táo bạo của Ukraine vào tỉnh Kursk của Nga đã mang lại cho giới lãnh đạo và người dân Ukraine. Họ coi việc chiếm giữ hơn 460 dặm vuông trên lãnh thổ Nga và bắt giữ hàng trăm lính Nga là một chiến thắng rất rõ ràng, một chiến thắng đã thay đổi những đối thoại chuyên gia quốc tế khỏi việc tập trung vào các cuộc đàm phán hòa bình hoặc lệnh ngừng bắn theo các điều khoản của Putin đặt ra; họ nhận ra rằng khái niệm về lệnh ngừng bắn của Putin không còn hấp dẫn đối với Điện Kremlin nữa.
Nói cách khác, Putin hiện nay có thể có lý do để từ bỏ lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng như một phần của thỏa thuận ngừng bắn. Họ được khuyến khích bởi sự hỗn loạn ở Nga khi Điện Kremlin hạ thấp tầm quan trọng của việc mất quyền kiểm soát lãnh thổ Nga; khi dân chúng Nga chạy giặc thoát khỏi vùng chiến địa nơi mà Ukraine đã chiếm giữ lãnh thổ Nga đang tức giận về một chính phủ Nga vô tâm và bất tài. Khi các nhà bình luận truyền hình công khai, thường cẩn thận tuân theo đường lối của Kremlin đang chỉ trích chính phủ Nga vì đã nói dối về tình hình. Và có lẽ quan trọng nhất trong tất cả, người Ukraine coi mình có khả năng tự quyết định số phận của mình chứ không chỉ là ở thế bị động trước sự xâm lược không thể cưỡng lại của Nga.
Cảm giác tự hào và lòng tự tin này của người Ukraine càng ngày càng lớn, đáng chú ý hơn vì nó không hề bị ảnh hưởng bởi cuộc ném bom dữ dội của Nga vào thành phố phải chịu đựng chỉ một ngày trước khi chúng tôi đến. Kể từ tháng 3 năm 2024, chiến dịch không kích của Nga nhắm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đã phá hủy khoảng chín gigawatt nguồn cung cấp năng lượng của Ukraine, dẫn đến tình trạng mất điện nhiều nơi. Trong khi thủ đô Kyiv của Ukraine ít phải đối diện tình trạng mất điện hơn nhờ có các hệ thống phòng không phương Tây bảo vệ. Cuộc không kích tuần này khiến hầu hết thành phố mất điện trong vài giờ.
Điều quan trọng nữa là tâm lý mà người Ukraine nhận được từ cuộc tấn công vào tỉnh Kursk của Nga không khiến họ choáng ngợp vì thành công của quân đội Ukraine. Họ hiểu rõ rằng hoạt động ở Nga đang có nhiều nhược điểm, nhưng Nga đang che dấu để giảm thiểu nhược điểm có thể gây nên rủi ro. Điều này thể hiện qua việc Nga xây dựng các vị trí phòng thủ kiên cố dọc theo phía Nam Sông Seim. Vùng mà họ có ý định chiếm giữ với mục đích hướng tới các cuộc đàm phán sau này. Điều này cũng để bảo đảm một vị trí mà lực lượng Ukraine có thể rút lui khi họ chạm trán với lực lượng Nga để ngăn chặn bước tiến của Ukraine. Điều này không có nghĩa là Ukraine sẽ chỉ củng cố những thành quả của mình. Nếu lực lượng Ukraine nhìn thấy thêm cơ hội thì họ sẽ chụp lấy chúng, điều mà những hành động gần đây ở các tỉnh Belgorod và Bryansk Ukraine đã làm rõ.
Sự tỉnh táo của những người Ukraine đối thoại với chúng tôi cũng thể hiện rõ trên mặt khi họ không tô hồng tình hình ở Donbass. Một số nhà phân tích, những người luôn đánh giá thấp khả năng Ukraine chống lại cuộc xâm lược toàn diện của Nga, đã chỉ trích cuộc tấn công của Ukraine vào Nga, vì họ cho rằng xử dụng các đơn vị quân đội điều động tấn công tỉnh Kursk vào lãnh thổ nước Nga, tốt hơn để số quân đó bảo vệ thị trấn Pokrovsk, nơi mà lực lượng Nga đã giành được những thành quả vô cùng khó khăn và tốn kém nhân lực rất nhiều. Trong khi ăn mừng những thành quả của họ bên trong nước Nga, những người liên lạc của chúng tôi không phủ nhận rằng trận chiến giành Pokrovsk vẫn còn khó khăn.
Nhưng họ cũng tin rằng “chiến dịch của Nga”, như họ mô tả, cuối cùng sẽ chôn vùi quan niệm của các giới chức cao cấp ở Washington và Berlin rằng sự ủng hộ mạnh mẽ của phương Tây đối với Ukraine có thể khiến Putin xử dụng vũ khí hạt nhân. Với lý do chính đáng, những người liên lạc của chúng tôi đã chỉ ra nhiều lằn ranh đỏ rõ ràng của Điện Kremlin đã bị vượt qua như các cuộc không kích của Ukraine vào Crimea. Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO mà không sợ Putin phải xử dụng vũ khí hạt nhân. Và giờ đây, các lực lượng Ukraine đang kiểm soát một phần lãnh thổ của Nga và Nga đang hạ thấp tầm quan trọng của nó.
Ngày càng nhiều tiếng nói giá trị ở Châu Âu và Hoa Kỳ và các thành viên NATO khác kêu gọi cho phép xử dụng vũ khí của NATO chống lại các mục tiêu quân sự và chiến lược ở Nga, cung cấp vũ khí cho Ukraine để giành chiến thắng trong cuộc chiến này, cho rằng đó là hành động thông minh mà Tòa Bạch Ốc và Thủ tướng Đức cần thực hiện. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cũng nên xử dụng những tháng cuối cùng còn tại nhiệm để tiếp cận các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Hòa tại Quốc hội để thông qua một dự luật viện trợ cuối cùng cho Ukraine trong nhiệm kỳ của ông.
Hoàng Long phiên dịch
Source: https://www.atlanticcouncil.org/blogs/new-atlanticist/dispatch-from-kyiv-how-ukraines-incursion-into-russia-has-changed-the-war/