Cuộc “phá hoại thời chiến” nơi công sở thời bình

Gián điệp và kẻ phá hoại lâu nay luôn là một phần của cuộc chiến, nhưng bạn đã từng bao giờ nghĩ tới chuyện đồng nghiệp hay quấy rầy của bạn có thể cũng áp dụng chiến thuật tương tự chưa ?
Hồi năm 2008, Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) công bố một cẩm nang thời Thế chiến II, được viết ra để hướng dẫn dân thường tiến hành các hoạt động phá hoại.
Được gọi là Sổ tay hướng dẫn các hoạt động phá hoại đơn giản (Simple Sabotage Field Manual), mục đích của cuốn sách là nhằm giúp các công dân sống ở các quốc gia Đồng Minh bị chiếm đóng biết cách phá hoại các chính phủ sở tại từ bên trong – cho dù là quậy phá chiếc xe hơi quân sự trên đường phố vào đêm khuya, hay thử đốt nhà kho.

Tập tài liệu dày 32 trang được soạn năm 1944 bởi cơ quan tiền thân CIA là Cơ quan Công tác Chiến lược (Office of Strategic Services – OSS) và được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, được phân phát khắp nơi, từ Hy Lạp cho tới Na Uy và những nơi khác nữa.

“Nhiều chỉ dẫn trong số này dạy dân thường, những người không tán đồng quan điểm thời chiến của chính phủ nước mình đối với Hoa Kỳ, cách gây bất ổn cho chính quyền nước họ bằng cách có những hành động phá hoại,” trang web của CIA viết.

Một số những chỉ dẫn này có vẻ như đã lỗi thời, nhưng có những thứ vẫn còn phù hợp với thời nay một cách đáng kinh ngạc. Kết hợp lại với nhau, chúng gợi cho ta nhớ rằng trật tự xã hội và tính hiệu quả công việc có thể bị xói mòn một cách dễ dàng tới mức nào.

Ý tưởng khi đó là khiến cho người dân chống đối bằng những cách thức nhỏ nhỏ – xúi giục mọi người chủ động tham gia vào hoạt động phá hoại. Cuốn cẩm nang hướng dẫn không đòi hỏi mọi người phải lẩn vào trong hàng ngũ kẻ thù, mà chỉ cần làm những việc nhỏ, đơn giản nhưng có khả năng tạo ảnh hưởng to lớn làm suy yếu kẻ thù.

Các biện pháp chống phá nơi công sở

Cuốn cẩm nang khuyến khích người đọc có “thái độ bất hợp tác”, và phần lớn các hướng dẫn nhắm vào việc có thái độ như vậy tại nơi làm việc.

Chẳng hạn như với các cấp quan chức quản lý thì họ nên “làm giảm bớt tinh thần lao động và hiệu suất công việc, tỏ thái độ hài lòng với các nhân viên làm việc kém hiệu quả; trao cho họ những thăng thưởng mà lẽ ra họ không xứng đáng được nhận. Tỏ thái độ phân biệt đối xử với các nhân viên làm việc hiệu quả; chỉ trích một cách vô lối về chất lượng công việc của họ.”

Bản quyền hình ảnh Others Image caption Việc phá hoại có thể được thực hiện ở cấp quản lý lẫn cấp nhân viên

Mục tiêu là nhằm khuấy động, gây bất hòa giữa mọi người, từ đó dẫn tới việc gây suy yếu hiệu quả làm việc của các nhân viên.

Còn với nhân viên thì sao? “Hãy làm việc thật trì trệ. Hãy tìm các cách để làm chậm trễ quá trình hoàn tất công việc của mình; chẳng hạn như dùng loại búa nhẹ cân thay vì dùng búa nặng hơn, hay tìm cách làm ra các sản phẩm nhỏ thay vì sản phẩm cỡ lớn.”

Đến thời nay, vào thời điểm 2017, thì nhiều điều trên vẫn còn khá thiết thực. Nhưng bạn không cần phải đứng lẫn trong hàng ngũ kẻ thù để phát hiện ra kẻ thù. Bạn có thể phát hiện ra họ ở ngay chính nơi làm việc.

Bạn có thể có những đồng nghiệp tuy không phải là dạng điệp viên đến từ một quốc gia thù nghịch nhưng vẫn luôn âm mưu phá hoại công ty. Có những chiến thuật không bao giờ cũ mà họ có thể áp dụng để cho nơi làm việc của bạn trở nên hoạt động trì trệ, kém hiệu quả.

Có những sự tương tự nhau tới mức đáng ngạc nhiên giữa các cách phá hoại mà CIA bày cho mọi người trong thời chiến với các đồng nghiệp ác ý, theo Sandra Robinson, giáo sư chuyên về hoạt động nơi công sở và quản lý nhân sự tại Đại học British Columbia, nói.

“Tôi đã nghe, đã chứng kiến rất nhiều về việc CIA mô tả cách phá hoại,” bà nói.

“Việc phá hoại thường xảy ra khi nhân viên muốn thể hiện thái độ phản ứng và ‘ghi điểm ăn thua’ khi họ thấy bị đối xử không công bằng,” Robinson nói. “Cảm giác bị đối xử bất công được có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau: các đồng nghiệp chơi xấu sau lưng, các cấp quản lý xử sự bất công hoặc thiếu tôn trọng, không được thăng chức hoặc tăng lương một cách xứng đáng,” bà nói.

Những nhân viên thấy mình bị đối xử bất công có thể tìm cách phá hoại khi họ không có cách nào khác để đáp trả, chẳng hạn như không thể nói chuyện thẳng thắn, trực tiếp hoặc bỏ công ty đi nơi khác, bà nói thêm.

Và lại một lần nữa, điều này thường chứng minh rõ ràng được rằng những hành động rất nhỏ nhặt đó có thể tích tụ để tạo tác động to lớn: cấp quản lý ưu ái nhân viên làm việc kém hiệu quả, hoặc nhân viên làm việc trì trệ ở mức có thể gây đổ bể dự án. Có khi nó có thể là hành động làm mất tài liệu hoặc cố tình gửi lộn thư điện tử.

Vấn đề nằm ở chỗ cần phải đánh giá được liệu việc ‘phá hoại’ diễn ra có phải do cố ý hay là không. Và điều then chốt là phải sớm bắt được kẻ có hành động đó, cho dù để nhằm bảo vệ tổ quốc, hay bảo vệ khoản lương của bạn.

Bryan Lufkin BBC Capital

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt