Cuộc đọ sức Mỹ-Trung đang xẩy ra trên nhiều mặt trận…

Hình minh hoạ: chiến tranh USA-China (hình internet)

Quan hệ Mỹ – Trung gia tăng cường độ với “cuộc chiến lãnh sự”; Mỹ – Trung phô diễn sức mạnh tại Biển Đông, đại dịch Virus Vũ Hán hoành hành dữ dội tại Mỹ đe dọa cuộc tái tranh cử của TT. Donald Trump và châu Á đối diện với làn sóng đại dịch virus Vũ Hán thứ hai. Tạp chí Thế Giới Đó Đây tuần này xin điểm lại những sự kiện đáng chú ý trong tháng 7/2020.

Chỉ trong vòng có một tháng, căng thẳng giữa Trung Cộng với Hoa Kỳ, châu Âu và nhiều nước phương Tây khác đột ngột gia tăng cường độ. Việc Bắc Kinh hồi đầu tháng 7/2020 chính thức áp đặt Luật An Ninh Hồng Kông đã khiến nhiều nước phương Tây có những phản ứng mạnh mẽ. Canada, Úc, Anh và cả New Zealand lần lượt thông báo đình chỉ hiệp định dẫn độ với Hồng Kông.

Chính quyền Hoa Kỳ có những biện pháp mạnh mẽ hơn, thông báo rút quy chế đặc biệt đối với khu tự trị Hồng Kông, trong khi Liên Hiệp Châu Âu phải đến cuối tháng 7 mới quyết định giới hạn bán vũ khí sang Hồng Kông. Nhà cầm quyền Bắc Kinh lập tức lên tiếng cáo buộc những nước này “can thiệp” vào chuyện nội bộ của Trung Cộng.

Căng thẳng leo thang thêm một nấc khi các nước Anh (ngày 14/07) và Pháp (22/07) cũng lần lượt thông báo gạt dần sản phẩm Hoa Vi – một công ty viễn thông hàng đầu của Trung Cộng ra khỏi các dự án phát triển mạng 5G chiến lược. Hoa Kỳ và nhiều nước Châu Âu lo ngại mối họa gián điệp Trung Cộng cài đặt trong các dữ liệu của Hoa Vi, và Hoa Vi bị cáo buộc có liên hệ chặt chẽ với nhà cầm quyền Bắc Kinh.

Cao điểm của cuộc đọ sức Phương Tây – Trung Cộng là trong cùng ngày 22/07, Hoa Kỳ bất ngờ kỳ hạn cho Trung Cộng có 72

Hàng Không Mẫu Hạm Hoa Kỳ và các chiến đấu cơ đang tập trận trên Biển Đông

giờ để đóng cửa tòa lãnh sự ở Houston, tiểu bang Texas. Ngoại trưởng Mike Pompeo tố cáo lãnh sự quán của Trung Cộng ở Houston là một “ổ gián điệp”, tổ chức “đánh cắp các sở hữu trí tuệ” của Mỹ.

Trong khoảng thời gian ngắn ngủi này, bộ Tư Pháp Mỹ lần lượt thông báo truy tố hai tin tặc Trung Cộng, tìm cách đánh cắp các dữ liệu nghiên cứu về vaccine chống Virus Vũ Hán, và bắt giữ bốn công dân Trung Cộng khác cũng bị tình nghi hoạt động tình báo.

“Ăn miếng trả miếng”, ngày 24/07, Bắc Kinh yêu cầu đóng cửa Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Thành Đô, một trong những Lãnh Sự  Quán quan trọng nhất của Mỹ cho phép bao phủ các vùng phía tây nam của Trung Cộng như Tân Cương và Tây Tạng.

Phải chăng Mỹ và Trung Cộng đang lao vào một cuộc chiến tranh lạnh mới như nhận xét của nhiều nhà quan sát ? Ông Pierre-Antoine Donnet, nguyên thông tín viên hãng tin Pháp (AFP) tại Bắc Kinh, trên đài France Culture lưu ý, cuộc chiến tranh lạnh lần này khác rất xa so với những gì xảy ra giữa Mỹ và Liên Xô năm xưa.

“Khác là bởi vì cuộc đọ sức này chủ yếu nhắm vào những khía cạnh công nghệ và thương mại. Trên hai lĩnh vực này, đúng là có một sự đối đầu cực kỳ gay gắt, đã được khởi động để rồi kéo dài trong thời gian rất lâu. Hơn nữa, bất kể kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020 có ra sao, một điều chắc chắn đây là chủ đề duy nhất mà cả Joe Biden và Donald Trump có cùng một quan điểm.”

Julien Nocetti, chuyên gia về các vấn đề kỹ thuật số, cộng tác viên Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp, trên đài phát thanh France Culture cũng có cùng quan điểm cho rằng công nghệ kỹ thuật số mới chính là cốt lõi của cuộc đọ sức này.

“Tôi cho rằng chúng ta đang chứng kiến sự kết thúc của một chu kỳ, với việc Hoa Kỳ chấm dứt thái độ ʺngây thơʺ một cách hơi thô bạo. Khi Trung Cộng gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, người ta hy vọng là sự hội nhập với toàn cầu hóa, sự đổi mới không ngừng trong nền kinh tế sẽ đưa Trung Cộng đi đến việc dân chủ hóa đất nước.

Hai mươi năm sau, người ta rơi vào một bối cảnh hoàn toàn khác biệt, đầy biến đổi, rất hỗn loạn, với sự bật dậy của mô hình Trung Cộng khác rất nhiều so với những gì Mỹ từng hy vọng. Và mô hình Trung Cộng đó còn biết cách trục lợi từ sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật số chỉ trong vòng có 20 năm. Tôi cho rằng những gì đang làm cho căng thẳng hiện nay giữa Mỹ và Trung Cộng trở nên xơ cứng, một phần lớn chính là vì vấn đề công nghệ kỹ thuật số”.

Trung – Mỹ “so găng”, Biển Đông dậy sóng

Hình minh hoạ: Chiến tranh Trung-Mỹ tại Biển Đông

Đối đầu Mỹ – Trung gia tăng còn làm cho Biển Đông dậy sóng dữ dội. Lần đầu tiên, Hoa Kỳ điều đến ba chiến Hàng Không Mẫu Hạm đến tập trận tại Biển Đông. Ngày 04/07/2020, Hải Quân Mỹ ra thông cáo khẳng định hai Hàng Không Mẫu Hạm USS Nimitz và USS Ronald Reagan tiến hành các cuộc tuần tra và diễn tập tại Biển Đông nhằm “bảo vệ khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương mở và tự do”.

Hoạt động quân sự này của Mỹ diễn ra vào lúc Bắc Kinh đang tổ chức các cuộc tập trận có quy mô lớn gọi là “Tam đại chiến địa” ở ba vùng biển lớn : Hoàng Hải, Hoa Đông và Nam Hải mà Việt Nam gọi là Biển Đông, xung quanh khu vực quần đảo Hoàng Sa mà Trung Cộng đánh chiếm từ chủ quyền của Việt Nam.

Báo Le Monde số ra ngày 07/07, trong bài viết có tựa đề “Bắc Kinh và Washington ghìm nhau ở Biển Đông”, dẫn phân tích của nhà nghiên cứu Mathieu Duchatel, giám đốc Chương trình châu Á, Viện Montaigne (Institut Montaigne), Paris, cho rằng việc Trung Cộng chọn tập trận ở Hoàng Sa còn là “lời cảnh báo nhắm vào Việt Nam, vào lúc nước này ngày càng có ý định đưa Trung Cộng ra tòa án quốc tế”.

Điều đáng chú ý là ngày 14/07/2020, ngoại trưởng Mỹ tuyên bố mạnh mẽ cho rằng các đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông là “bất hợp pháp”.  Do vậy, vẫn theo ông Mathieu Duchatel, khi trả lời các câu hỏi của RFI Tiếng Việt, thái độ cứng rắn này của Mỹ, ít nhiều cũng mang lại lợi thế cho các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Cộng như Việt Nam chẳng hạn.

“Có một lịch trình phòng thủ và một lịch trình tấn công. Tôi cho rằng sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, có quy mô quan trọng hơn, có thể là nhằm gây khó khăn cho các hành động đơn phương của Trung Cộng mà nước này dự trù nếu như không có sự hiện diện của Mỹ, ví dụ chiếm thêm các đảo hoặc hung hăng bắt nạt các nước cũng đòi hỏi chủ quyền trong khu vực.

Về phương diện “tấn công”, ví dụ thúc đẩy những đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, tôi cho rằng khuôn khổ những gì Hoa Kỳ đang làm là nhằm mục đích ngăn chặn Trung Cộng đơn phương hành động, hơn là cho phép các nước khác đạt được những yêu sách chủ quyền của riêng họ. Chúng ta thấy chính sách của Mỹ là bảo vệ nguyên trạng.”

Tháng 7: Virus Vũ Hán và hệ quả chính trị trên TT Donald Trump

Hình minh hoạ: Bầu cử Tổng Thống tháng 11 năm 2020

Nhưng có lẽ sự kiện đáng lo nhất trong tháng 7 này là tình hình đại dịch bệnh virus Vũ Hán chủng mới. Xuất phát từ Vũ Hán, Trung Cộng vào cuối năm 2019, đại dịch Virus Vũ Hán chưa cho thấy có dấu hiệu suy giảm đà lây nhiễm. đại dịch bệnh đặc biệt tăng tốc tại Mỹ và châu Mỹ Latinh, khiến hàng trăm ngàn người chết, hàng triệu người nhiễm bệnh, nền kinh tế bị lao dốc.

Đáng chú ý là virus Vũ Hán đang len lỏi vào đời sống chính trị Mỹ. Việc đại dịch bệnh hoành hành dữ dội tại Mỹ, nhất là trong suốt nhiều tuần liền số ca nhiễm mới thường nhật luôn ở mức kỷ lục trên 60.000 người đã khiến số người ủng hộ cách xử lý đại dịch bệnh của nguyên thủ Mỹ, hiện đang vận động tái tranh cử sụt giảm mạnh, chỉ còn ở mức 39% và còn bị đối thủ tranh cử Joe Biden dẫn trước mấy điểm.

Trong hoàn cảnh này, tổng thống Mỹ đã quyết định thay giám đốc chiến dịch tranh cử và quay trở lại với các cuộc họp báo thường nhật. Một chiến lược mà giáo sư về Quan hệ Quốc tế Pháp, Phillippe Golub, trường đại học Mỹ tại Paris trên đài RFI đánh giá là đầy rủi ro.

“Điểm yếu cơ bản của Trump ngày nay có khá nhiều : Đầu tiên hết là việc xử lý cuộc khủng hoảng đại dịch tễ đầy tai ương, ngày càng gia tăng cường độ cùng với việc mỗi tiểu bang mỗi phách, rồi cùng với cách xử lý thảm hại các vấn đề kinh tế có liên quan đến việc xử lý đại dịch virus Vũ Hán. Tiếp đến là khó khăn mà đảng Cộng Hòa gặp phải trong việc thực thi chương trình phục hưng cho phép nền kinh tế trụ được trong lâu dài.

Tôi nghĩ đây có thể là một ý tưởng tồi khi cho phục hồi lại các buổi họp báo, điểm đáng báo động làm ông sụt điểm tín nhiệm trong các cuộc thăm dò. Đúng là có ông bị mất điểm nhiều và đều đặn. Dù vậy, cơ sở cử tri chủ yếu của ông không bị thu hẹp. Vẫn còn có đến vài tháng chiến đại dịch vận động cực khổ, trong quãng thời gian này, người ta sẽ được xem những cuộc đối đầu công khai giữa Trump và Biden. Vào lúc đó, chúng ta sẽ thấy rõ hơn các đường hướng của chiến đại dịch vận động tranh cử.”

Làn sóng Virus Vũ Hán thứ hai tại Việt Nam, châu Á và châu Âu

Nhìn sang các châu lục khác, Châu Á và Châu Âu đang khấp khởi mừng thầm tưởng chừng đại dịch sắp qua, cuộc sống sắp trở lại bình thường, nào ngờ những hy vọng mong manh đó đã bị dập tắt. Virus Vũ Hán vẫn rình rập và bùng phát lại ở một số nước như Trung Cộng, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Đặc biệt là tại Việt Nam, sau gần 100 ngày cầm cự với virus Vũ Hán để không có một ca lây nhiễm mới nào, ngày 31/07/2020, chính quyền thông báo ca tử vong đầu tiên vì Virus Vũ Hán và số ca nhiễm mới trong vòng 24 giờ tăng mức kỷ lục 45 người.

Ổ đại dịch mới được phát hiện ở Đà Nẵng hồi cuối tuần 25-26/07/2020 đã lan ra nhiều tỉnh thành khác, trong đó có thủ đô Hà Nội (2 người bị dương tính) và Tp. HCM (2 người bị dương tính). Thành phố Đà Nẵng buộc phải cho áp dụng trở lại các biện pháp phong tỏa.

Tình hình này cũng tương tự cho nhiều nước tại châu Âu. Một số nước như Tây Ban Nha hay Bỉ buộc phải áp dụng trở lại các biện pháp ngăn ngừa nghiêm khắc. Tại Pháp, với hiện tượng số ca nhiễm mới thường nhật cũng có dấu hiệu tăng nhẹ trở lại, chính phủ ra quy định bắt buộc đeo khẩu trang nơi không gian khép kín và yêu cầu người dân nên tuân thủ nghiêm ngặt giãn cách xã hội.

Minh Anh

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt