Cuộc chiến đang diễn ra ở Đông Á sẽ quan trọng hơn hết

Hoa Kỳ đang phô trương sức mạnh quân sự của mình ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (Ảnh: X Screengrab)

Tất cả các cường quốc trên thế giới đều dương oai diễu võ sức mạnh ở vùng biển Đông Á.  Hoa Kỳ, Trung Cộng và thậm chí cả Nga đang tiến hành các cuộc tập trận lớn trên khắp Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á trong những tuần gần đây. Trong khi sự chú ý của toàn cầu tập trung vào khả năng xảy ra chiến tranh ở Trung Đông,  thì các cường quốc đang như tiến hành xung đột ở Châu Á.

Tuần trước, tàu khu trục USS Dewey (DDG-105) của Hoa Kỳ và khinh hạm HMAS Stuart (FFH153) của Hải quân Úc đã tiến hành các hoạt động song phương ở Eo biển Malacca, nơi được hai nước này biểu dương sức mạnh chung tại một điểm nghẽn đường biển thế giới quan trọng. Hải quân Trung Cộng đã đáp trả bằng cách điều động các tàu giám sát lớp nhất Dongdiao đến Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Ngoài các đợt điều động hải quân, Washington và Bắc Kinh cũng đã củng cố sự hiện diện quân sự của họ trong khu vực Biển Đông. Hoa Kỳ có thể sẽ giữ lại hệ thống hỏa tiễn Typhon ở Philippines trong tương lai gần sau đợt điều động gây tranh cãi trước cuộc tập trận thường niên Balikatan vào đầu năm nay.

Một vị tướng hàng đầu của Hoa Kỳ đã công khai ca ngợi hành động này là “cực kỳ quan trọng” đối với chiến lược khu vực của Hoa Kỳ, cụ thể là mục tiêu của Washington nhằm thiết lập một vòng cung liên minh quân sự và hệ thống phòng thủ hỏa tiễn trên khắp Tây Thái Bình Dương để chuẩn bị cho một cuộc xung đột trực tiếp ác chiến với Trung Cộng.

Về phần Bắc Kinh, siêu cường châu Á này đang xây dựng mạng lưới radar tàng hình xuyên giáp của riêng mình ở vùng biển lân cận để chống lại ưu thế trên không của Hoa Kỳ trong trường hợp chiến tranh xảy ra.

Một khi hoàn thành, các cơ sở mới sẽ “tăng đáng kể khả năng chặn tín hiệu và tác chiến điện tử của Trung Cộng trên khắp quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam và bổ sung vào mạng lưới giám sát rộng hơn trải dài trên phần lớn Biển Đông”, một báo cáo của tổ chức tư vấn Chatham House của Anh lập luận.

Mặc dù tập trung vào Ukraine, Nga cũng đã thể hiện sức mạnh hải quân và tăng gấp đôi hoạt động ngoại giao quân sự của mình bằng cách tiến hành các cuộc tập trận ở Miến Điện và lần đầu tiên là Indonesia, nơi Tổng Thống mới nhậm chức Prabowo Subianto dự kiến ​​sẽ áp dụng chính sách đối ngoại chủ động và đa phương hơn.

Để nhấn mạnh quyết tâm ngày càng tăng của mình, quốc gia lớn nhất Đông Nam Á – Indonesia gần đây cũng đã xua đuổi một tàu tuần duyên Trung Cộng đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở cái gọi là Biển Bắc Natuna (Indonesia).

Trong khi đó, Việt Nam, sau vài năm ngắn ngủi có mối quan hệ tương đối bình lặng với nước láng giềng phía bắc, cũng đang tăng cường sự hiện diện quân sự của mình ở vùng biển tranh chấp.

Để chuẩn bị cho xung đột có thể xảy ra với Trung Cộng ở vùng biển lân cận, quốc gia năng động Đông Nam Á này đang bổ sung thêm 1.5 km vào mạng lưới các cơ sở quân sự rộng lớn của mình trên khắp Biển Đông, nơi họ kiểm soát tới 27 thực thể đất liền.

Nhiều thập niên tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và thương mại mở rộng đã làm giảm động lực cho bất kỳ cuộc xung đột lớn nào ở châu Á trong hơn một phần tư thế kỷ qua. Lần cuối cùng hai quốc gia trong khu vực xảy ra xung đột là cuộc xâm lược đẫm máu của Trung Cộng vào năm 1988 tại Bãi Gạc Ma đang tranh chấp ở Biển Đông.

Tuy nhiên, trong ba thập niên tiếp theo, Trung Cộng đã xây dựng được mạng lưới ảnh hưởng và thương mại rộng lớn trên khắp khu vực, đồng thời cũng làm sâu sắc thêm đáng kể sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế với Hoa Kỳ và các đồng minh châu Á quan trọng của nước này là tăng tốc bang giao với Nhật Bản, Úc và Nam Hàn.

Ngày nay, Đông Nam Á là điểm đến xuất khẩu lớn nhất của các sản phẩm Trung Cộng, trong khi Trung Cộng là nhà đầu tư lớn và nguồn kỹ thuật công nghệở nhiều nơi trong khu vực. Thương mại song phương giữa Bắc Kinh và các nền kinh tế lớn của phương Tây cũng lên tới hàng nghìn tỷ USD mỗi năm, nhấn mạnh chiều sâu của mối quan hệ kinh tế giữa tất cả các bên tham gia chính ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Trong ba thập niên qua, hầu hết các quốc gia trong khu vực, bất kể hệ thống chính trị của họ, đều dựa vào hiệu quả kinh tế để có được tính hợp pháp công khai. Nhưng sự trỗi dậy nhanh chóng của Trung Cộng, những rắc rối về chính sách đối nội và đối ngoại của Hoa Kỳ và các tranh chấp gia tăng trên khắp Tây Thái Bình Dương đã tạo ra một mồi lửa địa chính trị có quy mô chưa từng có liên quan đến nhiều cường quốc và các nền kinh tế lớn nhất và năng động nhất thế giới.

Washington đang dựa vào chiến lược “răn đe tích hợp”, nhằm tận dụng mạng lưới liên minh rộng lớn của mình trong khu vực để kiềm chế sự hung hăng của Trung Cộng. Theo đó, Mỹ đã mở rộng các cuộc tập trận chung với các đồng minh quan trọng trong khu vực như Úc.

Phó Đô đốc Hoa Kỳ Fred Kacher, chỉ huy Hạm đội 7 Hoa Kỳ, cho biết trong một tuyên bố sau cuộc tập trận mới nhất giữa Hoa Kỳ và Úc kéo dài từ eo biển Đài Loan đến eo biển Malacca nói rằng: “Mỗi lần chúng ta hoạt động cùng nhau, chúng ta lại củng cố năng lực và cam kết chung đối với một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Ông nói thêm “Cuộc tập trận này tiếp tục xây dựng khả năng tương tác hiện có và sự sẵn sàng kết hợp mà chúng ta có với Hải quân Hoàng gia Úc”.

Tuy nhiên, đối với Trung Cộng cho rằng các cuộc tập trận này vừa mang tính khiêu khích vừa là động lực để tăng cường hơn nữa sự hiện diện quân sự của chính họ tại các khu vực tranh chấp. Tuần trước, tàu giám sát lớp Dongdiao Tianshuxing (795) của Hải Quân Trung Cộng đã bị phát hiện chỉ cách đảo Amami Oshima của Nhật Bản 62 hải lý về phía tây trước khi hướng đến Biển Philippines ở Tây Thái Bình Dương.

Trong khi đó, Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Cộng được cho là đã di chuyển về phía bắc qua Eo biển Đài Loan.

Trung Cộng cũng đang chuẩn bị cho chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao bằng cách tăng cường năng lực tác chiến điện tử. Theo báo cáo của Chatham House, Trung Cộng đang xây dựng các hệ thống radar tàng hình xuyên giáp mới dựa trên hình ảnh vệ tinh cho thấy nhóm lục giác đặc biệt của các cực radar xung lực tổng hợp SIAR và radar khẩu độ, một tháp điều khiển và một số bệ phóng hỏa tiễn di động trên đảo Triton thuộc quần đảo Hoàng Sa cưỡng chiếm.

Theo báo cáo của Chatham House, “Sau khi hoàn thành, radar trên đảo Triton sẽ hình thành nên thứ được cho là một mạng lưới rộng hơn gồm ít nhất ba radar chống tàng hình chồng lấn được xây dựng trên khắp các căn cứ của Trung Cộng ở Biển Đông trong thập niên qua”

Trung Cộng dường như đang phản ứng với việc điều động máy bay tàng hình chiến đấu ngày càng tăng của Mỹ trên khắp khu vực, bao gồm máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Raptor, máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit và máy bay chiến đấu tàng hình F-35.

Đầu năm nay, Không quân Hoa Kỳ đã điều động tới 186 máy bay F-22 để tham gia những cuộc tập trận không chiến quốc tế Pitch Black lớn của Úc. Các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ – cả F22 và F-35 – cũng đã đến viếng Singapore, Indonesia (Bali), Brunei, Thái Lan và Philippines.

Chỉ huy Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ Kevin Schneider cho biết sự hiện diện ngày càng tăng của các máy bay chiến đấu ở Biển Đông phản ánh “sự hiểu biết và nhận thức ngày càng tăng về mối đe dọa do Bắc Kinh hoạt động gây ra bất hợp pháp, cưỡng ép, hung hăng và lừa dối của họ”.

Kevin Schneider bắt tay với cựu TT Trump tháng 11 2017 tại Hawaii

Ông tuyên bố rằng có “mong muốn lớn hơn [của các đối tác khu vực của chúng tôi] là làm nhiều hơn nữa và sẵn sàng cho phép chúng tôi quá cảnh máy bay qua các địa điểm của họ, sẵn sàng mở rộng các cuộc tập trận để có thể thực tế hơn đối với các môi trường đe dọa mà chúng tôi phải đối mặt”.

Trong khi đó, một nhóm tác chiến trên biển của Hải quân Nga gồm các tàu hộ tống của Liên bang Nga gồm Aldar Tsydenzhapov (339), RFS Rezkiy (343) và RFS Gromkiy (335) gần đây đã tiến hành các cuộc tập trận chung với Miến Điện  ở Ấn Độ Dương.

“Mục tiêu chính của cuộc tập trận là phát triển toàn diện và tăng cường hợp tác hải quân giữa các quốc gia, cùng nhau chống lại các mối đe dọa toàn cầu và bảo đảm an toàn cho hoạt động vận chuyển dân sự ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”, Nga cho biết trong một tuyên bố chung.

Trong những tuần tới, lực lượng Hải quân Nga sẽ tham gia cùng các đối tác Indonesia tại Surabaya, Java, để tham gia cuộc tập trận Orruda 2024. Dưới chính quyền Prabowo mới được thành lập, Indonesia dự kiến ​​sẽ áp dụng chính sách đối ngoại đa phương liên kết theo phong cách ngoại giao của Ấn Độ đối với tất cả các cường quốc.

“Tàu tuần duyên Trung Cộng-5402 (CCG-5402) đã quay trở lại khu vực chủ quyền kinh tế của Indonesia vào thứ Sáu”, Cơ quan An ninh Hàng Hải Indonesia cho biết trong một tuyên bố đưa ra vào ngày 26 tháng 10 sau khi đẩy lùi một tàu tuần duyên Trung Cộng xâm phạm vùng biển Indonesia ở rìa phía nam Biển Đông.

“Indonesia có quyền chủ quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên trong khu vực đó và không quốc gia nào được phép can thiệp vào”, cơ quan hàng hải Indonesia cho biết trong một tuyên bố.

Ngược lại, Việt Nam, nước láng giềng, cũng dự kiến ​​sẽ có lập trường ngày càng khá hơn trong tình trạng các tranh chấp đang xảy ra với Trung Cộng ở vùng biển tranh chấp. Tháng trước, một số ngư dân Việt Nam đã bị đánh đập và bị thương nghiêm trọng sau khi bị chính quyền Trung Cộng bắt giữ tại quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp.

Lần nay, Việt Nam lên án Trung Cộng và “yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng chủ quyền của mình tại quần đảo Hoàng Sa, tiến hành điều tra và cung cấp thông tin về vụ tấn công”. Không chỉ giới hạn trong các cuộc phản đối ngoại giao như trước, Việt Nam đang âm thầm chuẩn bị cho các tình huống quân sự bất ngờ bằng cách xây dựng đường băng có thể là lớn nhất của mình tại Biển Đông đang tranh chấp.

Kể từ năm 2021, Việt Nam đã tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự của mình trên rạn san hô Barque Canada, nơi có thể sớm có một đường băng hiện đại có thể dài tới 3 cây số trong những năm tới trong tình hình tái thiết nhanh chóng.

Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington, cho biết với giới truyền thông rằng: “Phi đạo mới sẽ mở rộng đáng kể năng lực tuần tra hàng hải của Việt Nam vì phi đạo hiện tại trên Đảo Trường Sa quá ngắn đối với các máy bay lớn hơn”.

Tác giả: Richard Javad Heydarian

Phiên dịch: Hoàng Long

 

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt