CSIS: Bắc Hàn vẫn giữ và vận hành các cơ sở hỏa tiễn bí mật

Lời người post: Trong khi thế giới đang tưởng rằng Bắc Hàn đã bị Mỹ và Quốc Tế cấm vận, bên cạnh quan thầy Tàu Cộng bị cuộc chiến thương mại bủa vây làm kinh tế rối loạn, xuống dốc nên đã không còn tham vọng dùng hỏa tiễn tầm xa có gắn đầu đạn nguyên tử để hù dọa Nhật-Mỹ. Ai cũng hoan nghênh và vui mừng cho rằng Kim Jong Un đã “buông gươm giáo vũ khí nguyên tử”. Nhưng hôm nay, cơ quan nghiên cứu CSIS của Mỹ lại đưa một bản tin “Bắc Hàn Vẫn Vận Hành Cơ Sở Hỏa Tiễn Bí Mật”. Làm cho hy vọng của mọi người tiêu tan…

CSIS (CENTER FOR STRATEGIC & INTERNATIONAL STUDIES) là tổ chức nghiên cứu và tư vấn về chính sách Hoa Kỳ nói rằng: họ đã xác định được ít nhất 13 trong tổng số khoảng 20 cơ sở vận hành hỏa tiễn không được công bố tại Bắc Hàn.

Trong báo cáo được Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố hôm 12/11, nhà nghiên cứu Joseph Bermudez nói việc bảo trì và cải thiện hạ tầng quy mô nhỏ được ghi nhận tại một số địa điểm, bất chấp cuộc đàm phán phi nguyên tử đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn.

Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho các nhà đàm phán Mỹ vốn đang nuôi hy vọng rằng sẽ có thể thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí nguyên tử và hỏa tiễn tầm xa, theo hãng tin Reuters.

Hồi tháng 6, nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cam kết hướng tới phi nguyên tử  tại hội nghị thượng đỉnh lịch sử ở Singapore, nhưng tuyên bố chung không nêu cụ thể và quá trình đàm phán đến nay không có nhiều tiến triển.

Không lâu sau hội nghị, ông Trump viết trên Twitter rằng “Không còn mối đe dọa nguyên tử từ Bắc Hàn”.

Bắc Hàn từng tuyên bố năng lực nguyên tử của họ đã “hoàn thiện” và dừng các vụ thử nghiệm hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, các nhà đàm phán Mỹ và Nam Hàn vẫn chưa thể buộc Bình Nhưỡng đưa ra tuyên bố cụ thể về quy mô và phạm vi của chương trình vũ khí, cũng như cam kết ngừng triển khai kho vũ khí hiện có.

Bắc Hàn cho biết nước này đã đóng cử bãi thử nguyên tử Punggye-ri và cơ sở thử nghiệm động cơ hỏa tiễn Sohae. Bình Nhưỡng cũng đưa ra khả năng đóng cửa thêm nhiều địa điểm nữa cũng như cho phép thanh sát viên quốc tế giám sát quá trình nếu Washington tiến hành “các biện pháp tương ứng”, điều cho đến nay vẫn chưa thấy dấu hiệu nào.

Các địa điểm được xác định trong báo cáo của CSIS nằm rải rác ở các vùng núi hẻo lánh trên khắp Bắc Hàn. Những nơi này có thể được sử dụng để chứa hỏa tiễn đạn đạo thuộc nhiều tầm bắn khác nhau, trong đó hỏa tiễn có tầm bắn xa nhất có thể vươn đến lục địa Mỹ.

Kim Jong Un trong một chuyến đi thị sát công trường xây dựng. Ảnh: KCNA/Reuters

“Các cơ sở vận hành hỏa tiễn không phải là bãi phóng”, ông Bermudez viết. “Dù hỏa tiễn có thể được phóng từ đó trong trường hợp khẩn cấp, quy trình vận hành của Quân Đội Nhân Dân Bắc Hàn (KPA) yêu cầu bệ phóng hỏa tiễn phải được đưa từ các cơ sở này đến các địa điểm đã được khảo sát từ trước hoặc đã được chuẩn bị một phần để vận hành”.

Bắc Hàn chưa từng thừa nhận bất cứ địa điểm nào trong số những cơ sở này, và các nhà phân tích cho rằng việc công bố chính xác về năng lực vũ khí nguyên tử và hỏa tiễn là điều quan trọng trong trong bất cứ thỏa thuận nào về phi nguyên tử hóa.

Sakkanmol, địa điểm gần nhất với biên giới Nam Hàn và Seoul, thủ đô nước này, dường như “đang hoạt động và được bảo trì khá tốt”, báo cáo cho biết.

Vị trí bãi thử hạt nhân Punggye-ri. Đồ họa: CNN.

“Dù nhận được nhiều sự chú ý từ truyền thông, việc Bắc Hàn dỡ bỏ cơ sở phóng vệ tinh Sohae đã che khuất mối đe dọa quân sự đối với lực lượng Mỹ và Nam Hàn từ những cơ sở hỏa tiễn đạn đạo chưa công khai này cũng như những địa điểm khác”, ông Bermudez nói.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt