Công an làm trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, có hy vọng cải thiện tự do tôn giáo?

Hòa Thượng Thích Không Tánh bên đống đổ nát của Chùa Liên Trì

Việt Nam hôm 13 tháng 9 bổ nhiệm một giới chức cấp cao của công an làm trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, cơ quan chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động và tổ chức tôn giáo ở Việt Nam.
Điều này có bị cho là xung đột với yêu cầu về tự do tôn giáo mà các tổ chức nhân quyền thế giới và người dân trong nước đang đòi hỏi ở Việt Nam hay không?

Sẽ đẩy mạnh Luật Tín ngưỡng – Tôn giáo

Tin trong nước cho biết, ngày 11 tháng 9 vừa qua, ông Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng An ninh Tây Bắc, tổng cục An ninh, Bộ Công An chính thức được bổ nhiệm vào vị trí trưởng ban Tôn giáo Chính phủ. Tân trưởng ban Tôn giáo cũng là người từng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị và trước đó nữa là Phó giám đốc Công an Nghệ An.

 

Vấn đề bổ nhiệm nhân sự mới này không có gì mới lạ so với những lần đề cử trước đây. Người nắm chức Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ trước ông Thắng là ông Phạm Dũng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục An Ninh kiêm Thứ trưởng Bộ Nội Vụ. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cũng từng nắm giữ chức Trưởng ban này.

Tuy nhiên, có những băn khoăn được được nêu ra liên quan đến sự kiện Việt Nam nhiều lần bị các tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích vì chính sách đàn áp tự do tôn giáo tín ngưỡng qua hoạt động quản lý giám sát của ban Tôn giáo và an ninh sử dụng luật về tôn giáo và tín ngưỡng vốn bị quốc tế chỉ trích là quá khắt khe.

Trả lời RFA, Tiến sĩ, bác sĩ Đinh Đức Long, nguyên trung tá quân đội nhân dân Việt Nam, người đã tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết việc bổ nhiệm này là một hình thức đẩy mạnh việc thực thi Bộ Luật Tín ngưỡng – Tôn giáo được thông qua năm 2016.

“Bộ Luật Tôn giáo vừa thông qua không phải xu hướng là tôn trọng quyền tự do tôn giáo như hiến pháp đã quy định, mà mục đích họ quản lý, xiết chặt tự do tôn giáo, tạo hàng rào khó khăn hơn cho những tôn giáo không được công nhận.”

Ngày 18 tháng 11 năm 2016, mặc dù đại diện các tôn giáo lớn ở Việt Nam đã chỉ trích một số điều khoản của Dự luật Tín ngưỡng, tôn giáo, nêu lý do Dự luật mang nặng tính kiểm soát quyền tự do tôn giáo và chỉ chú trọng quản lý Nhà nước, nhưng Quốc hội đã đồng thuận thông qua Dự luật Tín ngưỡng, tôn giáo với tỷ lệ tán thành hơn 84%.

Trước đây khi nói về Luật Tín ngưỡng – Tôn giáo, Linh mục Phan Văn Lợi, một thành viên Hội đồng Liên Tôn đã từng đưa ra nhận định của ông về tình hình sắp tới:

“Chc chn nhà cm quyn s đàn áp gt gao vì h thy rng các tôn giáo ngày càng lên tiếng mnh m. C th nht là giáo phn Vinh có nhng cuc xung đường, ri nhng cuc khiếu kin mà sp ti đây s còn tiếp tc. Cũng như các tôn giáo khác Vit Nam càng lúc càng thy phi lên tiếng vi nhà cm quyn, phê phán nhng sai lm ca chế

“Cụ thể hoá công an trị”

Chính sách công an trị tại Việt Nam

Nếu đó là dự đoán của Linh mục Phan Văn Lợi thì với Tiến sĩ Đinh Đức Long, quyết định bổ nhiệm Trưởng ban Tôn giáo là một hành động hoàn toàn không phải tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo.

“Chuyện 1 ông tướng công an, là tướng an ninh đấy, trở thành Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, là hành động cụ thể hoá công an trị của chế độ này.”

Theo ông, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn muốn duy trì vị trí độc tôn trong cương vị lãnh đạo, không cho tổ chức nào có nguy cơ đối trọng.

Ở đây, ông muốn nói đến tôn giáo.

“Trên thực tế là chỉ có tôn giáo, và đặc biệt là đạo công giáo, là đạo tương đối tổ chức chặt chẽ. Họ rất sợ tôn giáo có cái tụ tập đông người.”

Ủy Hội Tự Do Tôn Giáo Thế Giới của chính phủ Hoa Kỳ vào ngày 28 tháng 4 năm nay vẫn đề nghị đưa Việt Nam vào danh sách “Các nước cần quan tâm đặc biệt” vì chính sách đàn áp tôn giáo.

Trong tháng 5 vừa qua, phái đoàn đa tôn giáo gồm Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo đến từ trong nước và ở Hoa Kỳ đã có cuộc gặp với viên chức chuyên trách tôn giáo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để trình bày về hiện trạng thiếu tự do tôn giáo tại Việt Nam.

Những câu chuyện tự do tôn giáo bị đàn áp bởi nhà nước Việt Nam và bộ phận thực thi là công an, an ninh được lần lượt kể ra.

Cụ thể những vụ việc như Formosa, Cồn Dầu, Đông Yên, chùa Liên Trì ở Thủ Thiêm, chùa An Cư ở Đà Nẵng, gần nhất là Đan viện Thiên An ở Huế bị một nhóm người tự xưng là “nhân dân đi thực thi công lý” cùng với một số lãnh đạo chính quyền mặc thường phục tấn công, đập phá nát thánh giá và hành hung, gây thương tích cho rất nhiều đan sĩ.

Chưa kết luận vội

Đối lập với nhận định của Tiến sĩ Đinh Đức Long và Linh mục Phan Văn Lợi là quan điểm khá cởi mở của nguyên đại biểu quốc hội, ông Lê Văn Cuông khi nói về việc bổ nhiệm một giới chức cấp cao của công an làm Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ.

“Chính sách đối với tôn giáo của Việt Nam ngày càng cởi mở và cũng đã quy thành pháp luật.

Cho nên bất kỳ người dân nào ở Việt Nam cũng phải tuân theo pháp luật, theo tính chất công việc và chuyên môn của mỗi cá nhân.

Vấn đề dư luận băn khoăn thì theo tôi thì phải chờ thời gian tới quá trình đương sự nhận việc thì họ thực thi thế nào thì mới đánh giá nhận xét được. Chứ bây giờ ngay cả công an hay quân đội Việt Nam đều phải tuân theo pháp luật.”

Khi RFA đề cập đến những trường hợp được nêu ra bởi phái đoàn đa tôn giáo gồm Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo, hoặc những đàn áp về tự do tôn giáo do người dân trong nước đăng tải trên mạng xã hội, ông Lê Văn Cuông cho rằng thực tế trong nước có một số cá nhân chưa hành xử theo đúng qui định của pháp luật.

Do đó ông cho rằng việc bổ nhiệm nhân sự này có thể là một sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.

“Đây là một sự phân công để thực thi pháp luật đúng đắn và tốt để đảm bảo trật tự xã hội và tạo hình ảnh của Việt Nam với thế giới tốt hơn chứ chưa vội đánh giá là có 1 cái gì đó mang tính chất không được tốt.”

Điều mọi người thắc mắc là khi Uỷ ban tôn giáo chính phủ của Việt Nam nằm dưới quyền của một giới chức cao cấp công an thì liệu tự do tôn giáo ở Việt Nam có được cải thiện hay không? Nhân quyền ở Việt Nam có được thay đổi tốt đẹp hay không? Câu trả lời của Tiến sĩ Lê Văn Cuông một lần nữa là hãy chờ đợi vào những gì vị Tân Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ thực hiện trong tương lai.

Cát Linh RFA

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt