Chuyện lạ xẩy ra tại Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 tại Argentina
Trong Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 lần này được tổ chức tại thủ đô Buenos Aires Argentina (Á Căn Đình) Nam Mỹ. Có một vài ghi nhận chuyện lạ xẩy ra:
1) Tổng Thống Pháp đến dự G20 không ai ra đón ông phải bắt tay với nhân viên hàng không phi trường:
Báo chí ghi lại một việc trớ trêu sau khi bối rối nhìn xung quanh, ông Macron quyết định bắt tay với nhân viên của hãng hàng không – những người duy nhất có mặt tại thời điểm đó (xem hình).
Khi các nhà lãnh đạo thế giới tập trung tại kỳ Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 tổ chức tại Argentina, tất cả sẽ được đón tiếp bằng thảm đỏ và được một quan chức cấp cao đón tiếp, bắt tay.
Nhưng khi hạ cánh xuống Argentina ngày hôm 29/11, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron đã gặp phải tình huống khá trớ trêu là không nhận được cái bắt tay nào.
Được biết, theo thông lệ, các quan chức nước chủ nhà sẽ mặc quần áo chỉnh tề, xếp hàng cạnh thảm đỏ để đợi những nguyên thủ bước xuống máy bay, đặt chân xuống Buenos Aires trước khi hai bên có những cái bắt tay chào mừng.
Khung cảnh mà Tổng Thống Macron cùng đệ nhất phu nhân Pháp bắt gặp khi bước ra khỏi cửa máy bay còn “buồn” và trớ trêu hơn. Sau khi bối rối nhìn xung quanh, ông Macron quyết định bắt tay với nhân viên của hãng hàng không – những người duy nhất có mặt tại thời điểm đó.
Nhìn từ phương diện khác, một trong số những người đàn ông bắt tay ông Macron còn mặc áo màu vàng, giống như những người đổ xuống biểu tình tại Paris trong tuần vừa qua.
Chỉ khi ông Macron chuẩn bị bước vào xe, ông mới được đón tiếp bởi Phó Tổng Thống Argentina Gabriela Michetti. Bà Michetti sau đó đã xin lỗi và cho biết bà tới muộn vì các quan chức phụ trách đã tính toán sai khung thời gian.
2) Chuyện hy hữu thứ hai ở G20 Argentina: Tới dự là Tổng Thống, khi về nước trở thành cựu Tổng Thống Mexcico
Đây là trường hợp của Tổng Thống Mexico Enrique Peña Nieto, khi ông tới Argentina tham dự hội nghị G20 năm nay.
Tổng Thống Mexico Enrique Peña Nieto đã tới Buenos Aires, thủ đô của Argentina vào ngày 29/11 để tham dự hội nghị thượng đỉnh của các nền kinh tế lớn G20 (30/11-1/12).
Và ông Neito được coi là lãnh đạo G20 có thân phận đặc biệt nhất trong kỳ thượng đỉnh năm nay, bởi trong cuộc bầu cử Tổng Thống Mexico tháng 7 vừa qua, ứng cử viên cánh tả Andrés Manuel López Obrador đã giành chiến thắng và sẽ chính thức trở thành Tổng Thống Mexico vào ngày 1/12.
Điều này có nghĩa, sau khi trở về từ Argentina, ông Nieto sẽ trở thành cựu Tổng Thống của Mexico.
Hiện nay vẫn chưa rõ, khi chỉ còn 1 ngày trên cương vị Tổng Thống, ông Nieto sẽ tham dự những sự kiện song phương nào với các nguyên thủ khác, đặc biệt là với Tổng Thống Mỹ Donald Trump.
Ngoài ra, vào ngày 1/12, khi ông Obrador tuyên thệ nhậm chức Tổng Thống Mexico thì ông Nieto vẫn tham dự các cuộc họp ở G20 với tư cách Tổng Thống Mexico. Như vậy, tại thời điểm đó, Mexico có hai “Tổng Thống hợp pháp”.
Cuộc bầu cử Tổng Thống ở Mexico diễn ra 6 năm một lần, với chỉ một lần bỏ phiếu, ứng viên nào giành đa số phiếu sẽ được tuyên bố thắng cử.
3) Chuyện lạ thứ 3: “Diều hâu” chống TQ bất ngờ xuất hiện ở thượng đỉnh Trump-Tập vào phút chót, Bắc Kinh hết đường xoay xở
“Navarro quá cứng rắn, ý định của ông ấy là ngăn chặn Tàu Cộng. Ông ấy không có lợi trong quan điểm của Tàu Cộng”, một nguồn tin cho hay.
Cố vấn chính sách thương mại Tòa Bạch Ốc gây tranh cãi và là diều hâu chống Tàu Cộng Peter Navarro sẽ tham dự cuộc gặp trong bữa ăn tối giữa Tổng Thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Tàu Cộng Tập Cận Bình tại Argentina tối 1/12 sau khi có thông tin ông bị Tổng Thống Trump gạt khỏi danh sách.
Việc ông Navarro tham dự cuộc gặp có thể làm phức tạp nỗ lực giải quyết êm thấm chiến tranh thương mại.
Ông Navarro và tác giả cuốn sách Chết dưới tay Tàu Cộng: Chống Rồng – Lời kêu gọi toàn cầu hành động (Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action) được Tàu Cộng xem như một trở ngại trong quá trình giải quyết cuộc chiến thương mại theo ý Bắc Kinh.
Là một người ủng hộ cách tiếp cận cứng rắn với Tàu Cộng, ông Navarro từng công khai tranh cãi với Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin, người ủng hộ nhân nhượng với Tàu Cộng về thương mại.
Những người thân cận với các cuộc đàm phán thương mại cũng cho biết, ông Navarro có quan điểm rất khắc nghiệt với Tàu Cộng trong suốt các vòng đàm phán trước đó ở Bắc Kinh và yêu cầu chính phủ Tàu Cộng phải thay đổi về mặt nguyên tắc chính sách công nghiệp.
“Navarro không có lợi trong quan điểm của Tàu Cộng. Ông ấy quá cứng rắn trong việc giải quyết vấn đề. Ý định của ông ấy là ngăn chặn Tàu Cộng”, nguồn tin tiết lộ.
Như vậy, ông Navarro sẽ có mặt cùng Bộ trưởng Tài chính Mnuchin, Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer, Ngoại trưởng Mike Pompeo, Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và Cố vấn kinh tế của Tòa Bạch Ốc Larry Kudlow, tham gia cùng Tổng Thống Trump trong cuộc gặp tối thứ Bảy (1/12).
Việc bổ sung ông Navarro có nghĩa nhấn mạnh sự bất ổn quanh cuộc họp lần đầu tiên giữa nhà lãnh đạo 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới kể từ khi cuộc chiến tranh thương mại bùng nổ.
Hội nghị thượng đỉnh giữa 2 nhà lãnh đạo vẫn còn trong vòng bí mật. Vẫn chưa rõ cuộc họp sẽ kéo dài bao lâu và những mục cụ thể nào sẽ có trong chương trình nghị sự.
Hồi đầu tháng 11, SCMP đưa tin, Tổng Thống Trump đã mời ông Tập Cận Bình ăn tối ngay sau hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo G20 để hai người có nhiều thời gian hơn và có sự khác biệt so với cuộc họp bên lề.
Có rất nhiều dự đoán và nhiều lo ngại về kết quả có thể của cuộc gặp. Washington Post và Politico trước đó đã đưa tin, 2 nước có khả năng không ban hành Tuyên bố chung hoặc tổ chức họp báo chung.
Kỳ vọng của thị trường xung quanh cuộc họp giữa ông Trump và ông Tập Cận Bình đã gây ra thêm biến động cho thị trường tài chính trong những tuần gần đây. Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm hơn 100 điểm, tương đương 0,5% sau khi tin tức về sự tham gia của ông Navarro trong các cuộc đàm phán xuất hiện.
Aninda Mitra, chuyên gia phân tích cao cấp tại BNY Mellon Investment Management lưu ý, tỷ lệ Mỹ – Trung đạt được thỏa thuận về thuế quan thương mại là “khoảng 50/50 theo quan điểm của thị trường”.
Khả năng hội nghị thượng đỉnh kết thúc trong xung đột là nhỏ hơn 5%, trong khi cơ hội cuộc họp sẽ kết thúc với “không có thỏa thuận đáng kể”, dẫn đến việc Washington sẽ tăng thuế đối với các sản phẩm Tàu Cộng vào ngày 1/1/2019 là 30%, ông Mitra nói.
4) Chuyện lạ thứ tư: tham dự G20 Tập Cận Bình được đón tiếp rầm rộ còn Donald Trump thì không
Lễ đón tiếp ông Tập Cận Bình có sự xuất hiện của Ngoại trưởng Argentina, đoàn quân nhạc, đội nghị thức, trong khi các nhà lãnh đạo G20 khác chỉ có 1 đại diện chủ nhà ra đón.
Hôm qua 29/11, lãnh đạo nhóm các nền kinh tế lớn G20 đã tề tựu đông đủ tại thủ đô Buenos Aires, Argentina để nhóm họp trong hai ngày diễn ra hội nghị 30/11 và 1/12.
Đáng chú ý, giới quan sát đã phát hiện ra sự khác biệt trong lễ tiếp đón của nước chủ nhà với các lãnh đạo G20 năm nay.
Cụ thể, khi Chủ tịch Tàu Cộng Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đặt chân xuống sân bay quốc tế Ministro Pistarini, Ngoại trưởng Jorge Faurie, Tỉnh trưởng Jujuy đã chờ sẵn ở chân máy bay. Ngoài ra, thảm đỏ, đội nghi thức, đoàn quân nhạc cũng được bày biện đầy đủ, long trọng.
Trong khi đó, lễ đón các lãnh đạo G20 khác được chủ nhà Argentina tổ chức đơn giản hơn, khi không có đoàn quân nhạc, đoàn nghi thức… và chỉ có 1 quan chức đại diện ra đón. Nguyên thủ này sau khi bắt tay với đại diện chủ nhà thì lên xe trở về khách sạn.
Tổng Thống Mỹ Donald Trump hay Tổng Thống Hàn Quốc Moon Jae-in là những trường hợp tiêu biểu.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, có sự khác biệt trong lễ đón tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình và các lãnh đạo G20 cũng là điều dễ hiểu, bởi song song với việc tham dự hội nghị G20 do Argentina tổ chức, ông Tập còn tiến hành thăm chính thức nước này.
Argentina là chạm dừng chân thứ hai trong chuyến công du 4 nước châu Âu – Mỹ Latin diễn ra từ ngày 27/11-5/12 của Tập. Bốn quốc gia trong chuyến thăm lần này của Chủ tịch Tàu Cộng lần lượt là Tây Ban Nha, Argentina, Panama và Bồ Đào Nha.
5) Thủ Tướng Đức Angela Markel đến dự Hội Nghị G20 trễ vì máy bay của bà bị trục trặc kỹ thuật, phải đi máy bay thương mại.
Tin Reuters, phái đoàn Đức dự G-20, cho biết bà Angela Merkel và Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz sẽ tiếp tục chuyến công du tới Buenos Aires, Argentina vào sáng thứ Sáu 30/11 (giờ địa phương), nhưng do chuyến bay kéo dài nên họ sẽ không kịp dự khai mạc G-20.
Theo Reuters, chiếc máy bay Airbus A340 của chính phủ Đức có tên “Konrad Adenauer” chở bà Merkel và phái đoàn Đức tới dự hội nghị G-20 sau khoảng một giờ bay đã phải quay lại và hạ cánh an toàn xuống sân bay Cologne-Bonn do trục trặc kỹ thuật.
Phi cơ trưởng đã nói với quan khách trên chiếc “Konrad Adenauer” rằng ông quyết định hạ cánh sau “trục trặc kỹ thuật về các tín hiệu điện tử”, nhưng cho biết thêm rằng không có rủi ro về an ninh.
Phóng viên Reuters có mặt trên chuyến bay cho biết bà Merkel và các hành khách khác ban đầu vẫn ở lại trên khoang máy bay chờ các kỹ sư kiểm tra hệ thống phanh và có các xe cứu hỏa túc trực ở ngoài.
Hiện tại, giới chức Đức chưa có thông tin chi tiết về nguyên nhân xảy ra trục trặc kỹ thuật kỹ thuật với chiếc máy bay chở Thủ Tướng Merkel. Trên trang blog Augengeradeaus của quân đội Đức loan tin rằng bộ phần truyền tín hiệu vô tuyến của chiếc “Konrad Adenauer” khi đó truyền mật mã 7600 đề cập tới trục trặc kỹ thuật về phát thanh.
Sau đó, phái đoàn Đức đã được xe buýt chở về nghỉ ngơi tại khách sạn Bonn. Nguồn tin từ phái đoàn này nói với Reuters rằng một máy bay khác của chính phủ đã chở bà Merkel và ông Scholz tới Madrid, Tây Ban Nha, nơi họ sẽ chuyển sang một máy bay thương mại để tới Argentina.
Http://vietquoc.org sưu tầm