Chuyện cuối năm: Nhà báo Mỹ Tucker Carlson phỏng vấn Putin
Tucker Carlson, nhà bình luận, nhà truyền thông, nhà báo, nhà văn, nhà lý luận chính trị với lập trường bảo thủ, cực hữu. Carlson gồng mình bảo vệ Trump đến cùng. Tên khai sinh của Carlson rất dài có 4 chữ: “Tucker Swanson McNear Carlson” – Mọi người thường gọi ngắn gọn Tucker Carlson.
Sinh năm 1969, năm 1990 lúc 21 tuổi, Carlson vào nghề viết báo cho tờ The Weekly Standard (1990-2000). Chuyển qua truyền thông CNN giữ chương trình Crossfire (2000-2005), sau đó phụ trách chương trình hàng đêm của truyền hình MSNBC (2005-2008). Đến năm 2008 trở thành nhà phân tích chính trị trên truyền hình FOX News, năm sau Carlson đồng sáng lập và giữ chức vụ tổng biên tập trang website The Daily Caller về quan điểm và tin tức cánh hữu.
Tucker Carlson là tiếng nói có ảnh hưởng nhất trên các phương tiện truyền thông cánh hữu, không tìm ta người thứ 2…
Ngày 24/04/2023, Fox News sa thải Carlson, không đưa ra lý do mà nói chủ tịch hãng truyền thông Fox News là Rupert Murdoch chịu trách nhiệm việc sa thải.
Tháng 2 năm 2024, Carlson trở thành nhà báo phương Tây đầu tiên phỏng vấn Putin kể từ khi Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Câu chuyện Carlson phỏng vấn Putin
Ngày 6/02/2024 trong khi Nga trục xuất nhiều nhà báo tây Phương ra khỏi nước Nga, có ký giả Wall Street Journal bị bắt vào tù, thì Tucker Carlson đang ở thủ đô nước Nga đăng một video trên trang mạng xã hội X (mạng Twitter cũ), khẳng định: “Tôi [Carlson] sẽ sớm thực hiện phỏng vấn Tổng Thống Nga Putin”. Có tin tức tiết lộ rằng ông Tucker Carlson đã đến Moscow vào cuối tuần trước và ông đã xác nhận sự hiện diện của mình cũng như ý định phỏng vấn Vladimir Putin trong một tuyên bố vào tối thứ Ba ngày 6/2/2024.
Hôm qua Thứ Năm ngày 8 tháng 2, 2024, Carlson đã phỏng vấn Putin. Tucker Carlson là một nhà báo chuyên nghiệp của Mỹ còn Putin là nhà tình báo chuyên nghiệp của Nga. Một bên bạo miệng bên kia bạo gan. Không biết mèo nào cắn mỉu nào?
Trên Washington post có bài viết của Philip Bump về vấn đề này với đề tài “May mắn thay cho Tucker Carlson, có cuộc phỏng vấn Putin” bài báo viết:
Có lẽ trong khoảnh khắc cần tiết lộ nhất trong cuộc phỏng vấn của Carlson với Putin là lúc gần cuối, khi Carlson đã đề xuất Putin thả nhà báo Evan Gershkovich của tờ Wall Street Journal mà Nga đang giam giữ.
Putin đã bác bỏ đề nghị của Carlson, thay vào đó gợi ý rằng có lẽ Evan Gershkovich có thể được trả tự do để đổi lấy Vladimir Krasikov là một sát thủ có liên hệ với cơ quan tình báo Nga. Putin nói, Gershkovich đã bị phát hiện là tình báo.
Carlson nhanh miệng hỏi Putin “Có phải ông [Putin] đang ám chỉ rằng anh ấy [Evan Gershkovich] đang làm việc cho Hoa Kỳ hoặc NATO?” hay “anh ta chỉ là một phóng viên cung cấp tài liệu mà lẽ ra anh ta không nên có? Những điều đó là những điều hoàn toàn khác nhau!”
Philip Bump viết: Tucker, chàng trai của tôi ơi! Đây là vấn đề của mọi vấn đề, Putin không coi sự khác biệt đó là quan trọng. Ông ta không phải là người lo lắng về việc đưa tin như thế nào trên các phương tiện truyền thông bởi vì – có thể nói tệ hơn nữa – ông ta có thể giết chết những phóng viên xúc phạm đến ông ta.
Trong một đoạn video được ghi lại sau cuộc phỏng vấn, Carlson trầm ngâm rằng Putin dường như không quen với việc phải tự giải thích và một lần nữa? chính xác rất chính xác. Đây cũng là một lời nhắc nhở rằng Putin tham gia vào cuộc phỏng vấn này không phải vì ông muốn có một cuộc trò chuyện rõ ràng với một phóng viên truyền thông nổi tiếng mà thay vào đó Putin tận dụng cơ hội để đưa ra những lời hùng biện trong xu hướng chính trị của ông ta.
Đây là mục tiêu của Putin, ông đã thừa nhận điều đó với Carlson. Carlson hỏi Putin tại sao Tổng Thống Nga không đơn giản đưa ra bằng chứng về vai trò được cho là của phương Tây trong việc phá hủy đường ống Nord Stream với cộng đồng quốc tế và “giành chiến thắng về mặt tuyên truyền”.
Putin trả lời. “Trong cuộc chiến tuyên truyền, rất khó đánh bại Mỹ vì Mỹ kiểm soát toàn bộ truyền thông thế giới và nhiều phương tiện truyền thông châu Âu” – “Người hưởng lợi cuối cùng của các phương tiện truyền thông lớn nhất châu Âu là các tổ chức tài chính Mỹ. Anh [Carlson] biết điều đó chứ?”. Đó là suy nghĩ của Putin một nhà độc tài.
Lập luận này phù hợp với cách Nga thường tuyên truyền, xử dụng những nỗ lực bất đối xứng để truyền bá quan điểm của Putin và nước Nga. Ví dụ, nỗ lực can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 đã bắt nguồn từ nhiều năm trước với những hành động bí ẩn nhằm khuếch đại các vấn đề nhỏ xíu nhằm gây chia rẽ trên mạng xã hội Mỹ. Đây là cách Nga phản công.
Thật không may cho Putin, nỗ lực truyền thông xã hội đó phần lớn không hiệu quả mà thường gây khó chịu mà thôi. Cuộc phỏng vấn của ông ta với Carlson cũng vậy, Carlson tiếp tục đưa ra các chủ đề mà cánh hữu của Mỹ thấy hấp dẫn như: Có phải lỗi của Phó Tổng Thống Harris mà ông cảm thấy mình phải xâm lược Ukraine? Tổng thống Ukraine Zelensky không thể tự mình hành động? Cơ đốc giáo của ông ảnh hưởng đến khả năng lãnh đạo của ông như thế nào? – Putin liên tục trả lời những vấn đề của Carlson đặt ra nhưng không rõ ràng, ngụy biện và kém thuyết phục. Tuy nhiên, với Carlson là những điều đó không thành vấn đề với anh ta.
Một trong những khuôn mẫu của nền chính trị Mỹ trong thập niên qua, thực ra là trong thời kỳ Donald Trump là những tuyên bố quan trọng thường tạo ra lợi ích tương tự như trong thực tế. Đã có rất nhiều trường hợp tuyên bố của Trump được chấp nhận là chính xác hoặc những dự đoán của ông được coi là không thể tránh khỏi. Trump (hoặc bất kỳ ai đang khai triển chiến lược) nhận được giá trị công khai của sự việc đang diễn ra – sự chú ý, nhiệt tình, ủng hộ, chê bai của phe đối lập.
Ở đây, tất cả những gì Tucker Carlson phải làm là “Tôi đang phỏng vấn Vladimir Putin” [ẩn ý chuyện này khó ai có thể làm được trong lúc này] và mọi thứ khác sẽ diễn ra theo cách thuận gió có thể đoán trước được có lợi cho Carlson. Vladimir Putin sẽ được ghi nhận là đã làm những việc mà người khác chưa làm, điều mà ông ấy coi là một thành tựu độc nhất vô nhị nhưng điều mà người phát ngôn của Putin nói rõ chỉ vì Điện Kremlin coi ông ấy là người có thiện cảm không bênh vực Ukraine chỉ bênh Mỹ [Putin ngớ ngẫn rồi Ukraine và Mỹ là đồng minh mà]. Dù cuộc phỏng vấn kết thúc như thế nào, nó sẽ được các đồng sự của Putin ca ngợi là một thành tựu. Đơn giản vì nó diễn ra với một đối thủ đáng ghét của cánh hữu Hoa Kỳ…
Điều đáng chú ý trong cuộc phỏng vấn là Carlson thực sự đã không chớp mắt mà nhướng mắt nhìn thẳng vào mặt Putin. Carlson không phải là một kẻ ngu ngốc, nhưng điểm thả hỏa mù của Carlson đối với Putin đã được thể hiện rất rõ ràng trong suốt cuộc phỏng vấn. Chẳng hạn, trong đoạn video sau cuộc phỏng vấn đó, Carlson nhấn mạnh rằng Carlson đã rất ngạc nhiên khi thấy Putin dường như bị “tổn thương” trước cách đối xử của của phương Tây.
Carlson nói: “Ông ấy tức giận vì cảm thấy như, là “Ồ, tại sao – tôi cứ tưởng chúng ta sẽ trở thành bạn bè chứ”. Ý tưởng rằng đây là một tác động đã được thực hiện tốt từ một cựu đặc vụ cao cấp của KGB, một người có ý coi phương Tây là những kẻ xấu, dường như đã không xảy ra với Carlson. Nó gợi nhớ đến tuyên bố của George W. Bush rằng ông đã từng nhìn thấu tâm hồn tha thiết của Putin. Ở đây thái độ của Carlson cũng gần như vậy.
Tại một thời điểm trong cuộc phỏng vấn, Carlson đã hỏi Putin về luận điệu “phi quốc tế hóa” của ông, một lập luận được Nga xử dụng để làm hợp lý việc xâm lược Ukraine. Carlson hỏi điều đó sẽ diễn ra như thế nào, với sự hiện diện của Nga ở Ukraine? Carlson hỏi Putin: Ông không kiểm soát được toàn bộ đất nước Ukraine – Ông không kiểm soát Kiev. Có vẻ ông không muốn vậy!
Cuối cùng Philip Bump gọi “Tucker Carlson, chàng trai ngự lâm của tôi: Xin hãy chú ý hơn”.
Ai thắng? Nhà báo Tucker Carlson hay nhà tình báo Putin? Xin xem mấy phút video phỏng vấn sau đây để tự đánh giá làm quà cho năm mới Giáp Thìn 2024 nhé.