Chuyện ả tài tử “Hà Nội Jane” tráo trở !?

“Hà Nội Jane” tục danh Jane Fonda đang ngồi trên khẩu pháp phòng không của Việt Cộng năm 1972 tại Hà Nội (xung quanh là nón cối dép râu đang reo hò).

Nghệ sĩ “Hà Nội Jane” tục danh “Jan Fonda” một thời có chồng là Tom Hayden. Cặp này yêu nhau vì lý tưởng, nói đến lý tưởng thì thường nói đến những gì cao đẹp nhưng cặp này có lý tưởng thấp hèn “phản bội”  – Phản bội chiến binh Hoa Kỳ phục vụ tại Việt Nam chống Cộng bảo vệ tự do. Năm 1972, sau khi Jan Fonda đi thăm Hà Nội chụp ảnh ngồi trên khẩu pháo phòng không Việt Cộng, được Cộng Sản cấy “sinh tử phù” Mac-Lê, trở về Mỹ ả phản chiến ác liệt, gặp tay “anti-war” hạng nặng Tom Hayden thành cặp “ý hợp tâm đầu”, ả “Jane Hà Nội” liền ly dị chồng là Roger Vadim – giám đốc hảng sản xuất phim. Theo tiếng gọi phản chiến kết hôn với Tom Hayden năm 1973.
Đến năm 1991, bị kết án là phản bội, chế độ Cộng Sản bị thế giới lên án là “tội ác nhân loại” – Ả mắc cỡ nên đã đã ly dị Tom Hayden kết hôn nhà truyền thông Ted Turner – founder CNN – để dựa thế truyền thông “rửa dần đi cái tội phản bội”…cuộc đời ả “Hà Nội Jane” là thế…
Ả có thực sự hối hận khi ngồi trên khẩu pháo phòng không của Việt Cộng tại Hà Nội năm 1972 hay vẫn trò tráo trở của một con mụ mà các cụ nhà ta cho là “xướng ca vô loại” – Hãy nhìn những sự việc xẩy ra đối với người nghệ sĩ phản chiến này:
1) Tháng 4, năm 2005: trong khi ra mắt cuốn sách “My Life So Far,” tại Kansas City, ả ta bị một người đàn ông tự xưng là cựu chiến binh Việt Nam tên Michael Smith, 54 tuổi đã xếp hàng chờ 90 phút để nhổ nước cốt thuốc lá vào mặt bà Jane Fonda. Ông gọi bà Fonda là một kẻ “phản bội” và những hành động phản chiến của bà là không thể tha thứ được.
2) Vào giữa tháng 1 năm 2010: Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài truyền hình CBS, y thị tự thú nhận rằng “việc cô ngồi lên ghế xạ thủ của giàn súng phòng không [Việt Cộng] dùng để bắn hạ máy bay Mỹ là một hành động phản bội quân đội Hoa Kỳ.” 
3) Ngày 22 tháng 1, 2015: Y thị đã tuyên bố trên các cơ quan truyền thông, báo chí (Independent, The Telegraph, Abc News) viết:  Nữ diễn viên Jane Fonda một lần nữa bày tỏ sự đau buồn của bà về những bức ảnh đã chụp ở Hà Nội, khi bà sang Việt Nam để phản đối vai trò của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Trang báo Independent của Anh đã tường thuật rằng, nữ diễn viên từng đoạt Giải Oscar Jane Fonda nói “nỗi đau đối với các cựu chiến binh Mỹ mà bà cảm nhận được do quyết định chụp tấm ảnh đó của bà gây ra, sẽ ám ảnh bà cho tới cuối đời.”
4) Nhưng ngày 18 tháng 10 năm 2017:  Ở tuỗi 79, thì ả lật lọng. Có thể sau khi xem phim “The Vietnam War” của tên láo cá Ken Burns (?) “Hà nội Jane” tuyên bố trong chương trình Hardtalk của BBC tuần qua, người điều khiển chương trình Stephen Sackur hỏi nữ diễn viên 79 tuổi liệu bà có “một chút hối hận” về chuyến thăm đến miền Bắc Việt Nam khi cuộc chiến đang ở cao trào? Ả ta trả lời: “Tôi tự hào rằng tôi đã đến (Việt Nam). Nó làm thay đổi cuộc đời tôi vì một điều tốt đẹp.”
Bố khỉ: các cụ nhà ta nói đúng “xướng ca vô loại” – Mời đọc các tin tức liên hệ:

Ngày 21 tháng 4, 2005  – Jane Hà Nội bị cựu chiến binh Việt Nam nhổ nước bọt vào mặt

Sau khi trở về Việt Nam, bà Jane Fonda bị trỉ chích vì chuyến thăm tới Việt Nam và hình ảnh bên pháo cao xạ Bắc Việt Nam.

Nữ tài tử điện ảnh Jane Fonda nổi tiếng về các hoạt động phản chiến đã bị một người tự nhận là cựu chiến binh nhổ vào mặt.

Bà Jane Fonda, năm nay 67 tuổi, đang có mặt tại Kansas City, trong chuyến du hành giới thiệu một cuốn hồi ký mới của bà vào lúc xảy ra sự việc vừa kể.

Trong cuốn hồi ký có tựa là “My Life So Far,” Fonda đã nói về nhiều đề tài, trong đó có chuyến đi Hà Nội năm 1972 để phản đối cuộc chiến tranh Việt Nam. Khi đó bà đã chụp ảnh ngồi trên một chiếc xe tăng phòng không của Bắc Việt. Bà đã xin lỗi về bức ảnh này, nhưng không xin lỗi về việc phản chiến.

Cảnh sát thành phố Kansas City cho biết người đàn ông tên là Michael Smith, 54 tuổi đã xếp hàng 90 phút trước khi nhổ cốt thuốc lá vào mặt bà Jane Fonda. Ông gọi bà Fonda là một kẻ “phản bội” và những hành động phản chiến của bà là không thể tha thứ được. Ông cho biết ông không có thói quen nhai thuốc lá nhưng cố ý làm như vậy để nhổ cốt vào mặt người nữ tài tử này.

Ông nói rằng ông coi hành động đó là một cái nợ danh dự. Ông nói bà ta đã nhổ vào mặt chúng tôi suốt 37 năm, và ông cho rằng chắc chắn có nhiều cựu chiến binh cũng muốn nhổ vào mặt bà ta như ông đã làm.

Một nhân viên hiệu sách tổ chức buổi ra mắt cho biết bà Fonda đã tiếp tục ký tặng sách sau khi lau nước cốt thuốc lá trên mặt.

Ngày 15 tháng 1, 2010: mụ Jane Hà Nội nói Nữ tài tử Jane Fonda ân hận về việc đã đến thăm một địa điểm phòng không ở Bắc Việt năm 1972

Nữ tài tử Jane Fonda đã tỏ ý ân hận về việc đã đến thăm một địa điểm phòng không ở Bắc Việt hồi năm 1972 và nói rằng việc cô ngồi lên ghế xạ thủ của giàn súng phòng không dùng để bắn hạ máy bay Mỹ là một hành động phản bội quân đội Hoa Kỳ.

Theo tường thuật hôm thứ Năm của hãng thông tấn Reuters, nữ diễn viên người Mỹ nổi tiếng một thời này đã cho biết như thế trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài truyền hình CBS.

Cuộc phỏng vấn sẽ được chiếu vào ngày chủ nhật tới đây trong chương trình “60 phút” của dài CBS. Nữ tài tử được đặt cho biệt danh là “Hanoi Jane” này nói rằng: “hình ảnh Jane Fonda, Barbarella, con gái Henry Fonda… ngồi trên giàn súng của kẻ thù là một sự phản bội”; và hành động này phát xuất từ sự sai lầm mà cô gọi là “sai lầm về phán đoán lớn nhất mà tôi có thể hình dung.”

Tuy nhiên, Jane Fonda nói thêm rằng cô không hề ân hận về việc đã đến thăm Hà nội hoặc chụp hình chung với các tù binh Mỹ ở đó.

Theo cô, đã có hàng trăm phái đoàn Mỹ đến gặp các tù binh, cả đôi bên trong cuộc chiến Việt Nam đều lợi dụng những người này vào mục đích tuyên truyền, và vì thế, đó không phải là chuyện mà cô sẽ phải tạ lỗi.

Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/a-19-2005-04-01-voa8-81719852/515189.html

Ngày 22/01/2015: Jane Fonda thừa nhận sai lầm, xin lỗi các cựu chiến binh Mỹ

Nữ diễn viên Jane Fonda một lần nữa bày tỏ sự đau buồn của bà về những bức ảnh đã chụp ở Hà Nội, khi bà sang Việt Nam để phản đối vai trò của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Trang mạng báo Independent của Anh, hôm thứ Tư tường thuật rằng, nữ diễn viên từng đoạt Giải Oscar Jane Fonda nói nỗi đau đối với các cựu chiến binh Mỹ mà bà cảm nhận được do quyết định chụp tấm ảnh đó của bà gây ra, sẽ ám ảnh bà cho tới cuối đời.

Nguồn tin này trích lời bà Fonda phát biểu tại một trung tâm nghệ thuật ở bang Maryland mới đây rằng “bất cứ lúc nào có dịp ngồi xuống trò chuyện với các cụu chiến binh, bà cảm thấy buồn vì thấu hiểu được nỗi đau của các cựu chiến binh. Tôi đã phạm một lỗi lầm lớn khiến cho nhiều người nghĩ tôi chống đối binh sĩ Mỹ.”

Tờ Telegraph của Anh nói rằng phản ứng trước phát biểu này, một số cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam dương biểu ngữ: “Tha thứ à, có thể. Nhưng quên thì chúng tôi sẽ không bao giờ quên”

Hình ảnh Jane Fonda ngồi trên nòng súng phòng không của quân đội Bắc Việt trong chuyến đi thăm Hà Nội năm 1972, khẩu súng có thể đã được dùng để bắn hạ các phi cơ Mỹ, và những hoạt động phản chiến của bà, đã khiến nữ diễn viên này trở thành mục tiêu của những lời đả kích nặng nề trong giới các cựu chiến binh Việt Nam, mà mãi cho tới bây giờ vẫn chưa nguôi phẫn nộ.

Nguồn: Independent, The Telegraph, Abcnews.
https://www.voatiengviet.com/a/jane-fonda-thua-nhan-sai-lam-xin-loi-cac-cuu-chien-binh-my/2608958.html

Ngày 18 tháng 10, 2017 “Hanoi Jane” không hối tiếc về chuyến thăm Việt Nam

Nữ diễn viên từng 2 lần đoạt giải Oscar Jane Fonda nói bà không hối tiếc về chuyến thăm gây nhiều tranh cãi đến Việt Nam năm 1972 để lên án việc Mỹ đánh bom Hà Nội.

Trong chương trình Hardtalk của BBC tuần qua, người dẫn chương trình Stephen Sackur hỏi nữ diễn viên 79 tuổi liệu bà có “một chút hối hận” về chuyến thăm đến miền Bắc Việt Nam khi cuộc chiến đang ở cao trào ?

“Tôi [Jane Fonda] tự hào rằng tôi đã đến (Việt Nam). Nó làm thay đổi cuộc đời tôi vì một điều tốt đẹp.”

Jane Fonda, nữ diễn viên lừng danh của Mỹ, được mệnh danh là “Hanoi Jane” sau chuyến thăm tới Hà Nội, trả lời rằng bà không có chút hối hận nào và cho rằng bà có lý do chính đáng cho chuyến thăm đó.

“Tôi không hối hận đã tới Việt Nam,” bà nói. “Nước Mỹ lúc đó đang đánh bom các bờ đê ở miền Bắc Việt Nam – những bờ đê đắp bằng đất ở châu thổ Sông Hồng. Nếu những bờ đê đó bị phá vỡ, theo lời Henry Kissinger, thì khoảng 2 triệu người có thể sẽ chết vì đói và chết đuối. Và chúng tôi [Mỹ] lúc đó đang đánh bom mà điều này không được ai nói tới. Và tôi nghĩ ‘Tôi là một người nổi tiếng. Có thể nếu tôi đến đó và tôi đem những bằng chứng đó về.’”

Hai tháng sau khi trở về từ Việt Nam, Mỹ đã ngừng ném bom Hà Nội, theo bà Jane Fonda.

Hai tháng sau khi nữ nghệ sỹ trở về Mỹ, việc đánh bom đã ngừng lại, theo bà Fonda, con gái của ngôi sao màn bạc huyền thoại Henry Fonda.

“Tôi tự hào rằng tôi đã đến đó. Nó làm thay đổi cuộc đời tôi vì một điều tốt đẹp.”

Nhưng cựu người mẫu thời trang cho người dẫn chương trình Hardtalk biết rằng bà hối hận vì đã xuất hiện bên các xạ thủ pháo cao xạ miền Bắc Việt Nam.

“Tôi được yêu cầu hát và mọi người cười vui và tôi được dẫn tới đó rồi tôi ngồi xuống. Và sau đó tôi đứng dậy và đi ra khỏi đó. Tôi nhận ra rằng ‘Ôi Chúa ơi. Trông sẽ như là tôi đang chống lại những người lính của đất nước tôi và đứng về phía kẻ thù. Đó là điều hoàn toàn không đúng.”

Sau khi trở về Việt Nam, bà Jane Fonda bị trỉ chích vì chuyến thăm tới Việt Nam và hình ảnh bên pháo cao xạ Bắc Việt Nam.

Bức ảnh của bà Fonda bên pháo cao xạ sau đó đã lan truyền nhanh chóng và làm nhiều người Mỹ, nhất là các binh sỹ và cựu chiến binh, tức giận.

Hình ảnh gây tranh cãi của Jane Fonda tới Hà Nội và hát bên khẩu pháo cao xạ đã một lần nữa được tái hiện trong loạt phim tài liệu “Cuộc chiến tranh Việt Nam” của 2 đạo diễn Kent Burns và Lynn Novik được phát sóng trên kênh truyền hình PBS vào tháng trước. Trong loạt phim này, một cựu binh Mỹ được phỏng vấn đã nói ông trở nên “căm ghét” bà, một diễn viên mà trước đó ông vô cùng ngưỡng mộ.

Nhiều lính quân dịch của Mỹ đã lên án bà Fonda vì hình ảnh đó. Bà bị mọi người gọi là “kẻ phản bội.”

Tuy nhiên, nữ diễn viên từng giành giải Oscar cho vai nữ chính trong Klute và Coming Home nói nhiều cựu chiến binh đã thay đổi quan điểm về bà.

“Tôi nhận được những bức thư trên blog của tôi, vì tôi thường xuyên trên mạng xã hội, từ những cựu chiến binh. Họ nói rằng ‘Tôi từng căm ghét bà nhưng tôi nhận ra rằng thế này thế kia và tôi tha thứ cho bà,’ và điều đó làm tôi rất hạnh phúc không chỉ vì cho tôi mà tôi nhận ra là giờ họ đã hiểu được tôi.”

https://www.voatiengviet.com/a/4076011.html

Nguồn:  Reuters, VOA, Internet…

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt