Chương trình vũ khí Laser của Hải Quân Mỹ bị trở ngại

Vũ khí Laser AN/SEQ gắn trên Khu Trục Hạm Hải Quân Hoa Kỳ (Ảnh: Wikimedia)

Chương trình vũ khí Laser của Mỹ bị trở ngại là một tin không vui chút nào. Từ lâu Trung Cộng và Nga bị “ác mộng” xem đây như là một loại vũ khí bất bại của Mỹ. Thì những tin tức dưới đây rõ ràng là “vũ khí ác mộng” của Mỹ đang gặp một số trở ngại như trong bài báo đăng trên tạp chí Asiatimes: Chương trình vũ khí Laser của Mỹ bị trở ngại rõ ràng

Hải quân Hoa Kỳ rất muốn và cần vũ khí bắn bằng tia Laser ngay lập tức, và đây cũng là vũ khí ác mộng cho đối phương Trung Cộng và Nga. Nhưng những trở ngại trong việc phát triển với số lượng tàu chiến khiến cho sự việc quan trọng này bị trở ngại và đình trệ.

Mặc dù được quảng cáo rộng rãi là tương lai của hệ thống phòng thủ hỏa tiễn là nhờ vào các tàu chiến có khả năng tác chiến với vũ khí tia Laser. nhưng nó lại hoàn toàn vắng bóng trong các cuộc tấn công của Liên Minh do Mỹ cầm đầu chống lại máy bay không người lái và hỏa tiễn do Iran cung cấp cho phiến quân Houthi ở Yemen xử dụng để tấn công các tàu thương mại và tàu chiến ở Biển Đỏ hiện nay.

Trong tháng này, Breaking Defense News đưa tin rằng Đô đốc Fred Pyle, giám đốc phụ trách nhu cầu tác chiến trên biển của Hải Quân Hoa Kỳ, đã bày tỏ nỗi thất vọng với tốc độ phát triển hệ thống vũ khí Laser.

Chương trình vũ khí Laser của Hải quân Mỹ gặp phải nhiều trở ngại. Hình ảnh: Cơ học phổ biến / Ảnh chụp màn hình Facebook

Đô Đốc Pyle tin rằng Hải quân Hoa Kỳ và ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ cần phải trung thực hơn về những gì có thể làm được với vũ khí Laser, đồng thời lưu ý đến việc hứa hẹn quá mức và cung cấp thì nằm dưới mức.

Breaking Defense lưu ý rằng Hải quân Hoa Kỳ đã tìm cách phát triển khả năng cho phép thủy thủ trên đường bắn tia Laser hạ gục máy bay không người lái của đối phương hoặc hạ gục một chiếc thuyền nhỏ. Báo cáo đề cập đến tia Laser HELIOS thử nghiệm của Lockheed Martin trên tàu USS Preble (DDG-88) là một ví dụ về dự án nhằm đưa khái niệm này đến gần hơn với các ứng dụng thực.

Tuy nhiên, Đô đốc Brendan McLane, sĩ quan tác chiến trên biển của Hải quân Hoa Kỳ, đã bày tỏ sự thất vọng với tốc độ phát triển hệ thống vũ khí Laser hiện nay của hải quân Hoa Kỳ, nhấn mạnh rằng vũ khí Laser phải thực hiện đúng lời hứa về chi phí cho mỗi lần bắn.

Pyle cho biết, vũ khí Laser cần không gian, trọng lượng, khả năng làm nguội sau khi bắn mà các tàu chiến mặt nước hiện tại của Mỹ không có được. Báo cáo cũng dẫn lời Bộ trưởng Hải quân Carlos Del Toro bày tỏ lo ngại rằng việc phát triển vũ khí Laser phải mất một thời gian dài mới có kết quả.

Mặc dù các loại vũ khí phòng không trên tàu chiến hiện có của Mỹ rất hiệu quả, nhưng chi phí quá cao cho mỗi lần bắn gây nên hạn chế tác chiến của nó.

Nhà báo Lara Seligman và Matt Berg đã đề cập trong một bài báo trên Politico tháng 12/2023 rằng Hải Quân Hoa Kỳ đã xử dụng hỏa tiễn SM-2 trị giá 2.1 triệu USD ở Biển Đỏ để bắn hạ máy bay không người lái của Houthi trị giá chỉ 2000 USD, điều nay làm lo ngại về chi phí mà so ra không thực tế về tác chiến đường dài. Trong khi họ nói rằng các Khu Trục Hạm của Mỹ có thể xử dụng Hỏa Tiễn Sea Sparrow để tấn công các mục tiêu ở khoảng cách dưới 5 hải lý, thì loại hỏa tiễn này cũng có giá 1.8 triệu USD cho mỗi chiếc.

Khu Trục Hạm trang bị hỏa tiễn dẫn đường Arleigh Burke USS Carney (DDG 64) bắn hạ hỏa tiễn và máy bay không người lái của Houthi ở Biển Đỏ (Ảnh: Aaron Lau – US Navy)

Seligman và Berg lưu ý rằng trong khi các Khu Trục Hạm của Mỹ có thể xử dụng loại súng phòng không 5 inch để chống máy bay không người lái, và súng này có thể bắn trúng mục tiêu cách xa từ 10 hải lý trở lại. Cả hai nêu ra rằng tuyến phòng thủ cuối cùng của các Khu Trục Hạm Mỹ, Hệ thống vũ khí cận chiến Phalanx (CIWS) 20mm, có thể tấn công các mục tiêu trong phạm vi một hải lý, nhưng nguy hiểm máy bay không người lái càng đến gần mục tiêu thì nguy cơ càng cao do đ1o 1 hải lý thì rất nguy hiểm.

Với tỷ lệ chi phí trên mỗi lần bắn chắc chắn sẽ trở nên rất tốn kém nếu Mỹ xung đột với Trung Cộng tại Đài Loan, vì Trung Cộng có khả năng sản xuất và máy bay không người lái và hỏa tiễn tối tân hơn nhiều với giá rẻ  so với Houthi ở Yemen.

Do đó, việc phát triển vũ khí Laser của Mỹ dường như bị rơi vào khó khăn nhiều vấn đề thực tế và kỹ thuật công nghệ chưa được giải quyết và số chiến hạm mà Hoa kỳ đang xử dụng cũng cò diện tích va 2klha3 năng giới hạn để gắn thêm vu súng bắn tia Laser. Phải chờ thệ hệ chiến hạm mới dự trù 2032!

Báo cáo của Cơ Quan Nghiên Cứu Quốc Hội Hoa Kỳ (CRS) tháng 12/2023 lưu ý rằng những người ủng hộ xử dụng tia Laser trong quân sự đã đưa ra nhiều dự đoán khác nhau về thời điểm những vũ khí này sẽ được đưa vào tác chiến nhưng nhiều lần nhưng không được thực hiện.

Những người ủng hộ vũ khí Laser được CRS trích dẫn nói rằng tình hình đã thay đổi do những tiến bộ trong kỹ thuật công nghệ Laser áp dụng các mục tiêu thực tế, bao gồm cả việc xử dụng Laser với công suất Kilowatt để phòng thủ thay vì Laser với công suất cao Megawatt để tấn công hỏa tiễn đạn đạo.

Một báo cáo CRS riêng biệt vào tháng 8/2023 đề cập rằng các chương trình phát triển vũ khí Laser đã gặp trở ngại bởi các vấn đề kỹ thuật liên quan đến khả năng kiểm soát chùm tia Laser, thiếu cơ sở công nghiệp quốc phòng để sản xuất vũ khí ở mức rẻ hơn.

Mặc dù Hải quân Hoa Kỳ đã lắp ráp vũ khí Laser trên một số tàu chiến nhưng vẫn chưa rõ liệu họ có kế hoạch chiến lược hay mốc thời gian nào để áp dụng rộng rãi kỹ thuật Laser này hay không!

Jared Keller lưu ý trong một bài báo tháng 1/2023 về Nhiệm Vụ và Mục Đích Hải quân Mỹ hiện có bảy hệ thống Hải Quân đánh chặn quang học ODIN (Optical Dazzling Interdictor, Navy) và một tia Laser HELIOS (High Energy Laser with Integrated Optical-dazzler and Surveillance). Keller lưu ý rằng trong khi hải quân đang thúc đẩy việc trang bị vũ khí Laser trên các tàu chiến càng sớm càng tốt thì họ cũng đồng thời kêu gọi thử nghiệm thêm tia Laser HELIOS trên biển.

Những khó khăn nhất định:

Trong tháng này, Tạp Chí Asia Times lưu ý rằng các Khu Trục Hạm lớp Arleigh Burke của Hải quân Hoa Kỳ đã phát triển tối đa tiềm năng của chúng để xử dụng vũ khí Laser, nhưng diện tích bên trong bề rộng loại tàu chiến bị hạn chế để đặt thêm các hệ thống phát điện cung cấp cho vũ khí Laser (cần năng lượng lớn). Điều đó có nghĩa thiếu diện tích cần thiết để đặt để các hệ thống cảm biến, hệ thống radar và truyền tin để xử dụng tia laser.

Keller lưu ý rằng các Khu Trục Hạm Arleigh Burke Flight III có thể không trang bị được vũ khí Laser vì phần lớn khả năng cung cấp năng lượng điện của nó xử dụng cho Radar phòng thủ hỏa tiễn và phòng không AN/SPY-6 (AMDR) lắp đặt trong đó. Điều đó có nghĩa là lớp Arleigh Burke Mod 2.0 có thể được lựa chọn có thể gắn vũ khí Laser cho đến khi thiết kế lớp DDG(X), dự tính bắt đầu được sản xuất vào năm 2032 tức gần 9 năm nữa!

Các Khu Trục Hạm lớp Arleigh Burke bên trong quá hẹp không còn chỗ để nâng cấp cho vũ khí Laser (Ảnh: US Navy)

Sebastien Roblin nhà báo chuyên về an ninh quốc tế, kỹ thuật công nghệ chiến tranh và lịch sử đã đề cập trong một bài báo trên Popular Mechanics trong tháng này rằng Hải Quân Hoa Kỳ có kế hoạch nâng cấp Khu Trục Hạm Arleigh Burke Mode 2.0 để đưa vào xử dụng vũ khí Laser lần đầu từ năm 1998 đến năm 2010, với giá 850 triệu USD mỗi chiếc với thời hạn từ 1 năm rưởi đến 2 năm. Tuy nhiên, Roblin cho biết rằng chương trình nâng cấp Arleigh Burke Mod 2.0 có thể chịu chung số phận với những khó khăn nhằm nâng cấp các tàu tuần dương lớp Ticonderoga cũ, vì chi phí quá cao và sự chậm trễ đã cản trở việc nâng cấp toàn bộ.

Roblin lưu ý rằng vì Hải quân Hoa Kỳ đã nâng cấp Arleigh Burkes cũ từ trong bốn mươi năm qua nó đã bị sắp phế thải bao gồm cả vũ khí Laser.

Source: https://asiatimes.com/2024/01/us-Laser-weapon-program-hits-a-glaring-blind-spot/

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt