Chúng ta phải nhìn Trung Cộng – những cơ hội và đe doạ – bằng đôi mắt trong sáng

Dân Biểu Liên Bang Úc Andrew Hastie, chủ tịch của Úy Ban An Ninh-Tình Báo Quốc Hội Úc

Khi chiếc phản lực cơ J-8 của Hải quân Trung Cộng (PLAN) va chạm vào chiếc thám thính cơ EP-3 của Hải Quân Mỹ, 70 cây số cách bờ biển của đảo Hải Nam. Cả hai chiếc máy bay đều lao đầu xuống biển Đông (biển Hoa Nam theo TC). Phi công TC tử thương, trong khi chiếc EP-3 bị hư hại nặng nhưng vẫn cố gắng hạ cánh được an toàn xuống đảo Hải Nam. Toàn bộ phi hành đoàn 24 người bị bắt giữ, được cho ăn uống nhưng bị Trung cộng giam giữ 11 ngày.

Sau đó phi hành đoàn được giao trả cho Hoa Kỳ, còn xác chiếc máy bay thì đến hơn 3 tháng sau mới được giao trả cho Hoa Kỳ trên chiếc Antonov của Nga, nhưng không vẹn toàn vì đã bị họ tháo rời thành mảnh. Đây là phép thử đầu tiên đối với chính quyền của Tổng thống Bush (con), người vừa mới lên nắm quyền được 10 tuần. Chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu phải trực diện với các lối hành xử nguy hiểm, ăn cắp tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ từ đó.

Và từ đó bắt đầu các tranh chấp căng thẳng ở Biển Đông, nơi mà giờ đây Hải quân Trung Cộng đã xây dựng được những chiếc hàng không mẫu hạm không thể bị đánh chìm trên những rặng san hô, đảo nhỏ.

Vụ va chạm trên không gần đảo Hải Nam cũng từ đó đưa đến những thách thức mà nước Úc phải đối diện hôm nay. Nó đặt chúng ta vào thế phải cân bằng giữa duy trì an ninh quốc gia và kinh tế. Vụ việc đó xảy ra gần 20 năm trước, giờ đây đã trở thành thế đối đầu địa chính trị lan tỏa toàn khắp khu vực Đông dương – Thái Bình Dương.

Trong khi Hoa Kỳ tìm cách trì thế thượng phong trong khu vực thì Trung Cộng lại muốn thay thế vị trí đó.

Tập Cận Bình (đỏ lòm)

Nước Úc giờ đây, một mặt phải giữ lấy chủ quyền, mặt khác phải duy trì sự phát triển. Chúng ta phải cân bằng giữa an ninh quốc gia và ngoại thương.

Nhưng quan trọng trên hết là chúng ta phải vững lòng với các giá trị dân chủ trong một thế giới hiện nay, chứ không thể nhìn cách khác được.

Quả là khó! Chúng ta không thể từ bỏ đồng minh Hoa Kỳ, một đối tác chiến lược và thương mại quan trọng nhất. Cũng không thể hất bỏ Trung quốc, một đối tác thương mại lớn nhất của chúng ta. Đây là tâm điểm của vấn đề: hầu hết các vướng mắc về chiến lược và thương mại mà nước Úc phải đối diện trong những thập niên tới đều bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp địa chính trị giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng.

Bộ trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Mike Pompeo từng nói thẳng là “cả thế giới này đã sao lãng vấn đề này”.

Chúng ta phải nhận thức rõ vị thế của mình trên thế giới. Chúng ta tái phối trí những tương tác với Trung quốc để duy trì chủ quyền, an ninh quốc gia và giá trị dân chủ, đồng thời chúng ta cũng đem về các quyền lợi kinh tế đến từ mối quan hệ thương mại này.

Năm ngoái, chính phủ liên đảng đã có được sự đồng thuận của cả đối lập để thông qua các bộ luật về chống tình báo, ảnh hưởng và can thiệp ngoại quốc. Một quyết định khó khăn mà chúng ta phải quyết liên quan đến hệ thống Mobile 5G, để gìn giữ chủ quyền về thông tin cho các thế hệ mai sau. Các tài sản quốc gia như cầu cảng, hệ thống đường ống gas, giờ đây được xem xét cẩn thận hơn, là cũng vì tương lai của chúng ta.

Máy bay quan sát EP-3E của Hải Quân Hoa Kỳ

Nhưng cũng còn nhiều điều cần phải làm. Nhưng điều dễ gây tổn thương nhất cho chúng ta không phải nằm ở các hạng mục hạ tầng cơ sở, mà chính là ở lối suy nghĩ của chúng ta.

Sự thất bại từ trong tư tưởng đó làm suy yếu rường cột của chúng ta. Nếu chúng ta không thấu hiểu những thách thức trước mắt đối với xã hội, trong quốc hội, tại các trường đại học, trong những công sở, tổ chức tư hay từ thiện – một loạt như thế – thì tức khắc chúng ta đã có câu trả lời: Chủ quyền, tự do của chúng ta sẽ bị tiêu giảm theo thời gian.

Phi đạo của Trung Cộng xây các đảo bồi ở Trường Sa (Đá Chữ Thập)

Các quốc gia phuơng Tây từng tin rằng tự do kinh tế dần sẽ thay đổi, dân chủ hóa Trung Hoa. Đó là trường hợp của phòng tuyến Maginot. Nó có thể giữ an toàn cho chúng ta, cũng như người Pháp từng nghĩ là hệ thống phòng ngự kiên cố bê tông cốt sắt sẽ cản được bước tiến của Đức Quốc Xã vào năm 1940. Nhưng họ đã sai lầm nghiêm trọng. Người Pháp đã thất bại để nhận ra được sự tiến bộ nhanh chóng của chiến xa khi đó. Cũng như người Pháp, chúng ta đang thất bại vì không nhìn ra được anh chàng hàng xóm độc tài đã có âm mưu như thế nào.

Tệ hơn nữa là chúng ta đã bỏ quên vai trò của ý thức hệ mà Trung Cộng đang mưu tìm trên một khu vực rộng lớn Đông Dương-Thái Bình Dương này. Chúng ta cứ lấy sự hiểu biết của mình để giải thích cho các hành động của họ như việc thâu tóm cầu cảng mà lại quên đi cái chú ý đằng sau của Đảng Cộng Sản Trung Hoa.

Phương Tây đã từng sai lầm như thế. Các nhà bình luận từng nghĩ rằng những quyết định của Stalin là hợp lý đối với một cường quốc quân sự. Nhưng Stephen Kotkin, một Giáo sư Sử học của Princeton, sau nhiều năm nghiên cứu các hồ sơ mật Xô Viết, đã chỉ ra rằng Stalin và các cộng sự của ông ta “đã nói giống hệt nhau trong lối tuyên truyền của họ,… sử dụng luận chứng Mác, bởi vì nói cho cùng Cộng Sản vẫn là Cộng Sản! Họ tin vào giáo điều của họ, và chỉ có tư tưởng và ý thức hệ chính trị sâu sắc thì mới thấu đáo được ý tưởng của họ”.

Chúng ta phải thật lòng với chính mình và nghiêm chỉnh nhìn vào ý tưởng của lãnh đạo Trung Cộng. Chúng ta đang đối diện với một thế giới quan khác biệt hôm nay. Tập Cận Bình (Tập) đã đề ra một cương lĩnh rõ ràng ngay khi lên nắm quyền vào năm 2013. Các bài diễn văn của ông ta cho thấy những chọn lựa khó khăn trước mắt, ít ra là bên phía Trung Cộng, bằng tư duy – ý thức hệ cộng sản, hoặc bằng chính lời của ông ta: “Tư tưởng Mác Xít – Lê Nin và Mao Trạch Đông”.

Tầm nhìn của Tập về một tương lai trong đó chủ nghĩa tư bản sẽ bị lu mờ, và “sự đúc kết và phát triển của hệ thống xã hội chủ nghĩa sẽ còn kéo dài,… và nó sẽ cần đến nhiều thế hệ, thậm chí cả chục thế hệ để hoàn thiện”.

Với lịch sử là bảng dẫn đường, chúng ta không thể không nghi ngờ ý định của Tập. Bước kế tiếp trong việc bảo vệ tương lai của quốc gia chúng ta là nhận thức và thích nghi với các xung đột địa chính trị trước chúng ta, nguồn cơn, ý tưởng và những tác động đến khu vực này.

Hơn bao giờ hết, trong thập niên kế tiếp, chúng ta sẽ trải nghiệm các giá trị dân chủ, nền kinh tế, các liên minh chiến lược và an ninh quốc gia. 

Bài của Andrew Hastie – source: https://www.smh.com.au/politics/federal/we-must-see-china-the-opportunities-and-the-threats-with-clear-eyes-20190807-p52eon.html

Andrew Hastie là Dân biểu Quốc Hội Liên Bang Úc Đại Lợi thuộc Đảng Tự Do, và là chủ tịch của Úy Ban An Ninh-Tình Báo Quốc Hội Úc.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt