Chính quyền Trump tăng cường đối trọng Tàu Cộng về đầu tư ở châu Á

Quỷ kế “Vành Đai, Con Đường” của Tàu Cộng là bẫy nợ đối với các nước nghèo nằm trên “Vành đai màu đỏ chạy qua biển” – SRILANKA bây giờ  chuyển giao một hải cảng lớn cho Tàu Cộng vì thiếu nợ

Hoa Kỳ đã đưa ra một chiến lược mới nhằm tăng cường đầu tư ở châu Á để cạnh tranh với dự án Vành Đai và Con Đường của Chủ tịch Tàu Cộng Tập Cận Bình, theo The Wall Street Journal.
Sáng kiến Vành Đai và Con Đường của Tập Cận Bình chủ trương đầu tư hàng trăm tỷ đô la để xây dựng đường sắt, cầu và hải cảng ở tất cả các quốc gia trên thế giới, với mục tiêu mở rộng tầm ảnh hưởng chiến lược của Bắc Kinh trên đường đi của “sáng kiến” này.
Trên thực tế Vành Đai và Con Đường đã và đang thành hình được các “vành đai” và “con đường” ở nhiều nước nghèo thiếu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng trên khắp thế giới, đặc biệt là những nước nghèo ở châu Á và châu Phi.

Hoa Kỳ đã nhìn thấy Vành Đai và Con Đường đóng vai trò như một công cụ được Bắc Kinh sử dụng để nâng cao lợi ích chiến lược và quân sự của mình. Một số quan chức trong chính quyền Trump và các Nghị Sỹ Hoa Kỳ đã chỉ ra những rủi ro mà các nước nhận đầu tư từ Tàu Cộng sẽ gặp phải, họ nói rằng Bắc Kinh âm mưu lập ra một “bẫy nợ” khổng lồ và sử dụng “kinh tế học ăn thịt” để giành quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng nhạy cảm và làm suy yếu quyền tự chủ của các nước nhận đầu tư.

“Hệ thống chính trị và kinh tế của Mỹ không được thiết kế để làm điều tương tự”, theo ông Jeff Smith, một nhà nghiên cứu trong chương trình nghiên cứu châu Á tại Heritage Foundation. Ông ám chỉ những khó khăn trong cơ chế đã cản trở Hoa Kỳ thực hiện những kế hoạch đầu tư đối trọng với Vành Đai và Con Đường của Tàu Cộng.

 

“Dính bẫy nợ” của Vành Đai và Con Đường, Sri Lanka đành phải giao lại cảng Hambantota có tầm quan trọng chiến lược cho Tàu Cộng sử dụng trong 99 năm. (Ảnh: Twitter)


Theo WSJ, chính quyền Trump đang tìm cách thay đổi điều đó bằng cách khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào các lĩnh vực tương tự với Vành Đai và Con Đường của Tàu Cộng. Vào tháng 10, Tổng thống Trump đã ký Luật Xây Dựng, cho phép cung cấp các khoản vay, bảo lãnh vay vốn và bảo hiểm rủi ro chính trị cho các công ty tư nhân.

Năm ngoái, ông Trump nói rằng chiến lược này sẽ cung cấp “các giải pháp thay thế mạnh mẽ cho các sáng kiến do nhà nước hướng dẫn kèm theo nhiều gói đầu tư”. Mục tiêu kế hoạch của Tổng thống Trump là khuyến khích các doanh nhân đầu tư vào các quốc gia có thu nhập thấp và thúc đẩy tăng trưởng các dự án có ý nghĩa kinh tế.

Đạo Luật Xây Dựng cho phép đầu tư 60 tỷ USD trên toàn thế giới, với cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nguồn vốn đầu tư là Công Ty Tài Chính Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (IDFC). Cơ quan này sẽ hợp nhất các chương trình hiện tại, tăng gấp đôi chi tiêu và có quyền sở hữu cổ phần trong các dự án, một cách linh hoạt hơn để lựa chọn và hướng dẫn các đầu tư.

Chính quyền Trump đã dành ra 113 triệu đô la cho các dự án phát triển kỹ thuật số, năng lượng và cơ sở hạ tầng ở khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, như là một “khoản đầu tư trong kỷ nguyên mới với cam kết kinh tế của Hoa Kỳ”, theo mô tả của Ngoại trưởng Mike Pompeo.

“Với các công ty Mỹ, người dân trên toàn thế giới biết rằng cái mà họ nhận được là: hợp đồng trung thực, các điều khoản trung thực, và không cần phải lo sợ về những rủi ro bẫy nợ”, ông Pompeo nói hồi tháng Bảy.

Nhật và Úc cũng sẽ chia sẻ kế hoạch này với Hoa Kỳ. IDFC đã ký một thỏa thuận với Nhật Bản và Úc vào tháng 7 để cùng nhau huy động các khoản đầu tư, tạo ra một liên minh trên mặt trận kinh tế, bên cạnh liên minh an ninh tại khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương Tự Do và Rộng Mở.

TD

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt