Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung và những Điều Bạn Cần Biết

Tóm tắt bài viết

  • Nếu sắp tới xẩy ra một cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Trung, thì chúng ta nên tìm hiểu về tình hình kinh tế của Trung Cộng
  • Nhìn vào số liệu, nền kinh tế của đất nước này không phát triển mạnh như các nhà lãnh đạo đã phát biểu. Nền kinh tế Trung Cộng vẫn phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu.
  • Điều đó nói lên rằng, các nước theo chế độ chuyên chế sẽ không phải lo ngại về các cuộc bầu cử trong nước, cũng đồng nghĩa với việc họ sẽ đối mặt với một ngưỡng cao hơn trên phương diện bất ổn về kinh tế

Chiến tranh thương mại đang diễn ra ở đây, vì vậy đã đến lúc phải nhìn vào nền kinh tế Trung Cộng để biết những gì mà người Hoa Kỳ đang phải đối mặt.

Hôm thứ Hai (2/4), Trung Cộng đã quyết định áp thuế đối với 128 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ nhằm trả đũa thuế nhôm – thép trước đó của Hoa Kỳ.

Mỹ hiện nay đánh thuế nặng đối với thép và các mặt hàng xuất khẩu khác của Trung Cộng, giống như dưới thời chính quyền Obama, do đó những biểu suất thuế nhập khẩu rất có thể là một hành động chiến lược để đưa ra bàn đàm phán, trước lúc chính phủ của Tổng thống Trump có hành động cứng rắn đối với Trung Cộng, vì đã đánh cắp bản quyền sở hữu trí tuệ đối với rất nhiều sản phẩm của Mỹ. Những biện pháp trừng phạt mới của Hoa Kỳ sẽ được công bố trong vài tuần tới.

Vì vậy, bất kể tại sao Trung Cộng đã làm điều ăn cắp đó, chúng ta thấy được hành động “ăn miếng, trả miếng” của những người ủng hộ chế độ bảo vệ mậu dịch. Chiến tranh thương mại đang diễn ra.

Vụ việc này xẩy ra vào thời điểm khi nền kinh tế Trung Cộng trông khá ổn định. Lần đầu tiên trong một vài năm, thị trường chứng khoán hay tiền tệ của quốc gia này đã không bắt đầu một năm “phát ói” trầm trọng hay trượt dốc uể oải. Các nhà kinh tế và chính trị tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos đã không dành thời gian vò đầu bứt tóc để tự hỏi, liệu việc nợ nần chồng chất có khiến bong bóng thị trường tại Trung Cộng (vẫn đang phình to) vỡ ra hay không?

Nhờ vào tất cả những điều đó, các quan chức Trung Cộng đã thành công trong việc “bán” một bài tường thuật rằng, tất cả mọi thứ đều nằm trong tầm kiểm soát, và rằng kế hoạch làm xẹp bong bóng thông qua việc tiến hành các cải cách đối với bên cung/bên bán (cung và cầu) của chính quyền trung ương vẫn đang hoạt động.

Bạn cần chú ý rằng điều này không có tác dụng. Nền kinh tế Trung Cộng đang ở trong một vị trí yếu thế hơn so với các nhà lãnh đạo đó muốn bạn nghĩ. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là họ không thể tập hợp được người của họ để chống lại phương Tây – điều mà họ đã chuẩn bị trong một thời gian.

Núi cao, Hoàng Đế ở xa

Tháng trước, nhà phân tích Wei Yao của Societe Generale đã viết trong một bản ghi chép rằng: “Đà tăng trưởng vững chắc của Trung Cộng vào hồi đầu năm là không thể phủ nhận, mặc dù không được chắc chắn như các tiêu đề tin tức đưa ra”. Tuy nhiên, hầu hết các chỉ số hàng đầu đều cho thấy ít nhất là có một số dịu bớt đi từ đây, như được báo hiệu tại Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc.”

Điều đó có nghĩa là nền kinh tế Trung Cộng trong nhiều năm đã sống nhờ vào việc tạo ra nhiều tín dụng hơn, sắp tới đây có thể sẽ giảm bớt. Mặc dù có khả năng suy thoái, chính phủ vẫn báo hiệu rằng sẽ thắt chặt các điều kiện chính sách hơn.

Một số chỉ số đã phản ánh tình hình này. Khối lượng giao dịch bất động sản, một trong những chỉ số quan trọng nhất trong nước, đã giảm mạnh vào tháng trước. Trên cơ sở hàng năm, tổng giao dịch đã giảm 33,6%. Ở các đô thị loại 1 giảm 20,9%, ở các đô thị loại 2 giảm 44%, và ở các đô thị loại 3 giảm 29%.

Caixin/Markit mới đây đã công bố chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành dịch vụ của Trung Cộng Chỉ số giảm từ 51,6 vào tháng 2 xuống còn 51 điểm (dưới 50 điểm cho thấy sự sụt giảm trong chi tiêu).

Những người quan sát theo dõi tình hình Trung Cộng nhấn mạnh rằng việc chính phủ hứa hẹn các cải cách vẫn chưa thấy đâu. Vào tháng trước, công ty dữ liệu China Beige Book báo cáo rằng việc tiến trình giảm nợ (tháo gỡ đòn bẩy tài chính) vẫn chưa bắt đầu, và các công ty vẫn đang hút tín dụng để tồn tại.

Những cải cách khác mà Trung Cộng hứa hẹn vẫn chưa đến. Chính phủ vẫn chưa thật sự giải quyết các ngành hàng hoá như thép, vốn đã phải chịu đựng tình trạng dư thừa trong nhiều năm.

Báo cáo của China Beige Book

“Khi Bắc Kinh tuyên bố vào năm 2017 là nó sẽ ưu tiên các cuộc đàn áp thẳng tay – lần này, thực sự! – vào cả sự ô nhiễm và dư thừa công nghiệp, sự thật là ngành công nghiệp thép đang trong thời kỳ ngủ đông, ngay cả sau khi chính phủ báo cáo là sản lượng năm 2017 có gia tăng”.

Mặt khác, China Beige Book biết, vì lý do đơn giản là các công ty thép đã nói với chúng ta rằng, các công ty đối thủ trong quý 4 đã báo cáo về khả năng tăng cao trên mạng trong khi đầu tư, vay mượn và thuê mướn nhiều hơn. Kết quả sản lượng thép quý 1 của chúng ta đã xác nhận điều này. Trong quý này, các công ty thép đã chứng kiến sự gia tăng về sản lượng, lượng tiêu thụ, chi phí vốn, tiền vay, và có lẽ đáng chú ý nhất đối với một ngành công nghiệp được cho là đang trong giai đoạn rút lui, thuê mướn. Và ngành này đã tăng công suất tổng thể trong suốt 8 quý liên tiếp đầy ngoạn mục”.

Người ta có thể nghĩ rằng ở một quốc gia được kiểm soát toàn bộ bởi một người đàn ông, Chủ tịch Tập Cận Bình, chính phủ sẽ có thể chỉ cần búng ngón tay là có thể khiến cho những điều này xẩy ra. Nhưng không phải vậy.

Một vài tuần trước, tôi ngồi ăn trưa với Dinny McMahon, cựu phóng viên tờ Wall Street Journal ở Trung Cộng, người đã viết cuốn sách “China’s Great Wall of Debt” (tạm dịch: Bức tường thành nợ nần của Trung Cộng). Ông giải thích với tôi rằng bất chấp tất cả các chỉ thị từ Bắc Kinh, các cải cách tiến triển rất chậm chạp.

McMahon nói với tôi rằng ở Trung Cộng có một câu nói rằng: “Núi cao, Hoàng Đế ở xa”. Nghĩa là: Các sắc lệnh của chính phủ trung ương không phải lúc nào cũng được thi hành ở các cấp địa phương hay tại các khu vực.

Các chính quyền khu vực không phải lúc nào cũng muốn đóng cửa các nhà máy và đối phó với các công dân thất nghiệp đầy giận dữ. Các chính quyền địa phương không phải lúc nào cũng muốn ngừng phát hành phương tiện tài chính.

Ở một quốc gia rộng lớn như Trung Cộng, ngay cả khi thực hiện một Nhà Nước tập trung quyền lực, thì cũng mất rất nhiều công sức để khiến cho tất cả mọi người có chung suy nghĩ. Tuy nhiên, một điều có thể nhận ra được từ đây, là chúng ta đang nhìn vào một quốc gia vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu để duy trì tình trạng của nền kinh tế.

Biểu đồ của China Beige Book, về các loại lãi suất bình quân, và về vay nợ doanh nghiệp. (Ảnh: Business Insider)

Báo cáo China Beige Book gần đây nhấn mạnh:

“Trong khi doanh thu quý 1 tăng mạnh, mọi ngành trong quý này, trừ ngành sản xuất tăng trưởng lợi nhuận, đều suy yếu từ quý 4 năm 2017 … Sự yếu kém của các nhà bán lẻ là mối quan tâm đặc biệt. Nếu hàng xuất khẩu của Trung Cộng bị ảnh hưởng bởi các hành động thương mại sắp tới của Tổng thống Trump và bất cứ rào cản nào khác tương tự, tiêu dùng nội địa hầu như không đủ mạnh để có thể tăng trưởng kinh tế”.

“Tín dụng và xu hướng đầu tư cũng là một mối quan tâm. Mặc dù các khoản vay mượn và đầu tư của chúng ta ổn định ở cấp độ quốc gia, nhưng một nền kinh tế thực sự khỏe mạnh và có thể tái cân bằng sẽ không chứng kiến các công ty bán lẻ và dịch vụ vay mượn và đầu tư ít hơn, trong khi các công ty hàng hóa lại dẫn đầu cả nước về việc thuê mướn và vay mượn”.

Sự khoan dung của một chính quyền độc đoán

Giờ thì, tất nhiên, chế độ độc tài cũng có cái lợi của nó.

Điều mà chính phủ trung ương có thể kiểm soát, thì có thể thay đổi với tốc độ chóng mặt – ví dụ như nó có thể buộc các công ty tư nhân khỏe mạnh phải thu mua các doanh nghiệp nhà nước đang chìm trong nợ nần, để giúp họ chống đỡ trước tình trạng khủng hoảng.

Năm ngoái, China Unicom, một công ty viễn thông thuộc sở hữu nhà nước, tuyên bố sẽ huy động khoảng 10 tỷ USD tiền mặt từ các nhà đầu tư tư nhân như Alibaba, Baidu, JD.com, China Life Insurance Company, và Tencent. Cùng nhau, họ sẽ có 35% cổ phần trong công ty.

Không phải là các công ty công nghệ này đột nhiên cảm thấy hứng thú với kinh doanh viễn thông, mà vì chính phủ đã yêu cầu, nên họ buộc phải làm như thế.

Khi Trung Cộng cần, nó có thể huy động tất cả các nguồn lực của mình để giải quyết vấn đề. Đó là một lợi thế vượt hơn Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế. Hoa Kỳ không làm như vậy – bạn sẽ nhớ lại vụ việc “buôn ngựa” (và vụ tàn sát thị trường chứng khoán) cần phải thông qua kế hoạch cứu trợ, để ổn định hệ thống ngân hàng của chúng ta trong năm 2008.

Một lợi thế khác mà Trung Cộng sẽ có trong cuộc chiến thương mại này là sự khoan dung cưỡng chế cho những bất ổn kinh tế, do kết quả của một chính phủ không phải lúc nào cũng đáp ứng nhu cầu của tình hình. Người Mỹ có thể bày tỏ mong muốn thay đổi khi đối mặt với một cuộc suy thoái kinh tế thông qua quá trình bầu cử. Tuy nhiên, những người sống dưới chính quyền độc tài ở bên kia bán cầu sẽ không có lựa chọn nào khác.

Trong một cuộc chiến thương mại, đó có thể là một lợi thế, bởi vì nó có nghĩa là chính phủ có thể làm mọi việc trong khả năng để đạt được mục tiêu. Trung Cộng có thể làm điều đó.

An Thanh biên dịch

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt