Chiến lược An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ năm 2022 ưu tiên là gì?

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Tài Chánh An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ năm 2022 viết tắc là NDAA (National Defense Authorization Act for Fiscal year 2022) (1), được Lưỡng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua ngày 27/12/2021 với ngân sách khổng lồ $777.7 tỷ USD.

Đối với Mỹ tiền đi đôi với dự án, không có tiền nhất định không có dự án. Cách làm việc của Mỹ để thông qua NDAA là đầu tiên đưa ra những những chiến lược an ninh quốc gia ưu tiên, thảo luận chiến lược rất kỹ lưỡng để chuẩn y ngân sách (budget). Khi có ngân sách rồi thì họ trở lại vạch ra những dự án chi tiết và cung cấp tài chánh để thực hiện cho dự án đó nhằm thực hiện thành công chiến lược.
Thông thường ngân sách an ninh quốc gia của Mỹ được Quốc Hội Lưỡng Viện thông qua vào cuối năm cho tài khóa năm tới (ví dụ tài khóa cho năm 2022 phải được Quốc Hội thông qua cuối năm 2021).

Năm 2021, Hoa Kỳ có tổng sản lượng quốc gia (GDP) là $21,000 tỷ USD. NDAA của năm 2022 là $777.7 tỷ USD chiếm 3.7% của GDP. Trên thế giới, mọi quốc gia đều có Ngân Sách An Ninh Quốc Gia dựa trên GDP,  ví như năm 2020: các nước trên thế giới có ngân sách quốc gia dựa trên GDP của họ là: 

Mỹ 3.7%, Nhật 1% GDP, Pháp 2.1%, Nam Hàn 2.8%, Úc 2.1%, Đức 1.4%, Do Thái 5.6%, Nga 4.3%, Anh 2.2%, Ấn Độ 2.9%, Việt Nam 2.3% (?) và Trung Cộng 1.7% (số này do Bắc Kinh đưa ra, nhưng các chuyên viên dự đoán thực tế gấp bội lần)… (2)

I) Năm nay, số tiền $777.7 tỷ USD, Hoa Kỳ đặt ưu tiên chi tiêu vào những mục tiêu gì?

1) Khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương:

– Mở rộng và sửa đổi Sáng Kiến ​​Răn Đe ở Thái Bình Dương PDI (Pacific Deterrence Initiative). DOD (Deparment of Defense) tổ chức lại các nỗ lực hướng tới các mục tiêu của PDI và xác định khoản đầu tư 7.1 tỷ USD trong tài khóa năm 2022 hỗ trợ và tăng cường khả năng hoạt động hiện tại của Lực Lượng Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
– Thêm 500 triệu USD cho các dự án chưa hoàn thành được xác định bởi Tư Lệnh Ấn Độ – Thái Bình Dương Hoa Kỳ.
– Mở rộng và cải tổ thẩm quyền An Ninh Hàng Hải ở Ấn Độ – Thái Bình Dương.
– Duy trì và sử dụng khả năng của Mỹ như là một chính sách đối với các quốc gia chống lại Đài Loan.
– Yêu cầu Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ có bộ phận đặc biệt phụ trách “Nghiên Cứu và Kỹ Thuật” nhằm thực hiện một bảng phân tích chính xác so sánh các phát triển kỹ thuật công nghệ quan trọng giữa Mỹ và Trung Cộng để thực hiện phù hợp về lãnh vực quân sự.
– Hằng năm, bắt buộc phải cập nhật và sửa đổi báo cáo thường xuyên về những phát triển quân sự và an ninh liên quan đến Trung Cộng.
– Yêu cầu Bộ Trưởng Quốc Phòng cung cấp cho Quốc Hội Hoa Kỳ một báo cáo về tính khả thi và cố vấn việc thiết lập liên lạc quân sự giữa Mỹ-Trung để đối phó với tình huống khủng hoảng.
– Yêu cầu Bộ Trưởng Quốc Phòng cung cấp cho các Ủy Ban Quốc Phòng của Quốc Hội cuộc họp ngắn hàng năm để báo cáo về tính khả thi và khả năng tư vấn về sự nâng cao hợp tác giữa Mỹ và Đài Loan.
– Yêu cầu Bộ Trưởng Quốc Phòng cung cấp đánh giá về khả năng phòng thủ của Đài Loan, khả năng không tương xứng [với Trung Cộng] và kế hoạch hỗ trợ Đài Loan.
– Yêu cầu Tổng Thống Hoa Kỳ xây dựng một chiến lược lớn đối với Trung Cộng.

2) Nga và Châu Âu

– Mở rộng giới hạn hợp tác quân sự giữa Mỹ và Nga.
Cấm sử dụng tài chánh cho bất kỳ hoạt động nào nhằm công nhận chủ quyền của Nga trên lãnh thổ Crimea.
– Tăng viện trợ thêm 50 triệu USD cho ​​Viện Trợ An Ninh Ukraine. Ủy quyền cho Bộ Trưởng Quốc Phòng, với sự đồng ý của Bộ Trưởng Ngoại Giao, tài trợ an ninh và tình báo cho chính phủ Ukraine. Đồng thời duy trì tối thiểu là 75 triệu USD, quỹ này chỉ được chi vào các khả năng phòng thủ vũ khí sát thương.
– Mở rộng quyền hạn cho Bộ Trưởng Quốc Phòng, với sự đồng ý của Bộ Trưởng Ngoại Giao, cung cấp và đào tạo cho các nước ở Đông Âu.
– Thể hiện ý chí của Quốc Hội Hoa Kỳ về sự cam kết của Mỹ đối với Tổ Chức Minh Ước Đại Tây Dương (NATO) rất vững chắc, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở rộng hợp tác về các thách thức an ninh chung.
– Thể hiện ý chí của Quốc Hội Hoa Kỳ là Mỹ tiếp tục ưu tiên hỗ trợ cho các quốc gia vùng Baltic như Estonia, Latvia và Lithuania khi họ xây dựng và đầu tư vào khu vực an ninh xung yếu.

3) Afghanistan

– Thành lập một ủy ban nghiên cứu về sự sự tham dự của Hoa Kỳ vào nước Afghanistan từ 2001-2021 để rút kinh nghiệm và yêu cầu các khuyến nghị.
– Tăng cường giám sát thông qua các cuộc họp bàn giao an ninh đã phân loại và chưa phân loại về những tin tức tại Afghanistan bởi Thứ Trưởng Bộ Quốc Phòng đặc trách về Chính sách.
– Cấm chuyển tài chánh và tài nguyên của Bộ Quốc Phòng cho Taliban.

4) Trung Đông 

– Mở rộng và sửa đổi sự ủy quyền hỗ trợ cho các nhóm tin tưởng ở Syria.
– Mở rộng và sửa đổi ủy quyền hỗ trợ cho lực lượng an ninh của Chính phủ Iraq, bao gồm cả lực lượng Peshmerga (người Kurd của Vùng Kurdistan tự trị ở Iraq).
– Mở rộng quy định về việc cấm tiếp tế nhiên liệu đối với các máy bay không phải của lực lượng Hoa Kỳ tham gia cuộc chiến đang diễn ra ở Yemen, tiếp tục hỗ trợ quốc phòng cho Vương Quốc Saudi Arabia để chống lại hỏa tiễn đạn đạo và các mối đe dọa khác từ lực lượng Houthis do Iran hậu thuẫn.
– Thiết lập một chương trình tài trợ về việc hợp tác an ninh mạng Hoa Kỳ-Israel. 

5) Chống khủng bố

Đến ngày 31 tháng 12 năm 2022, hạn chế hiện các liên quan đến việc giam giữ tại Trạm Hải Quân Hoa Kỳ, ở Vịnh Guantanamo, Cuba, cụ thể:
– Lệnh cấm chuyển giao những người bị giam giữ ở Guantanamo sang Hoa Kỳ,
– Lệnh cấm sử dụng quỹ Bộ Quốc Phòng để xây dựng hoặc sửa đổi các cơ sở ở Hoa Kỳ ở các tiểu bang nơi giam giữ những người tù từ Guantanamo;
– Lệnh cấm sử dụng quỹ Bộ Quốc Phòng để chuyển những người bị giam giữ ở Guantanamo đến các nước khác; và
– Lệnh cấm sử dụng quỹ Bộ Quốc Phòng để đóng cửa Trạm Hải Quân Hoa Kỳ ở Vịnh Guantanamo, từ bỏ quyền kiểm soát đối với cơ sở đó hoặc chế tạo vật liệu sửa đổi hiệp ước giữa Mỹ-Cuba. Sẽ đóng cửa những cơ sở ở Vịnh Guantanamo một cách xây dựng.
– Yêu cầu Giám đốc Y Tế của trại giam Vịnh Guantanamo nộp báo cáo được phân loại cho Ủy Ban Quân Vụ về việc phục vụ y tế cho những người bị giam giữ ở trại Guantanamo.
– Yêu cầu báo cáo liên quan đến các ho                ạt động quân sự nhạy cảm ở Afghanistan, Iraq và Syria, và việc sử dụng lực lượng quân sự để tự vệ chung.

Rõ ràng, NDAA của Hoa Kỳ năm 2022 dồn nỗ lực củng cố khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và chống Trung Cộng bành trướng; Củng cố các đồng minh châu Âu trong khối NATO để chống Nga tại châu Âu trước mặt là tại Ukraine, đồng thời hỗ trợ cho các nước ở Đông Âu và Trung Á trong khối Liên Xô nay được độc lập; Nới lỏng ở vùng Trung Đông, nâng cao vai trò của Do Thái và Ả Rập Saudi Arabia (Ả Rập Xê Út) trong vùng này, giới hạn Iran yểm trợ nhóm khủng bố và chế bom nguyên tử; Còn về Afghanistan và việc chống khủng bố thì chỉ làm chuyện dọn dẹp sau một bãi chiến trường.

II) Năm 2021, NDAA là $731.6 tỷ USD, Hoa Kỳ đặt ưu tiên theo thứ tự nào? (3):
1) Chống đại dịch virus Vũ Hán (Covid-19)
2) Châu Âu và Nga,
3) Trung Cộng và Ấn Độ-Thái Bình Dương,
4) Chống khủng bố ISIS.
5) Iran,
6) Afghanistan,
7) Châu Phi.

III) Còn năm 2020 thì NDAA là $750 tỷ USD, Mỹ chú ý đến việc gì trước tiên? (4):

1) Ưu tiên cạnh tranh chiến lược ở vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.
2) Tăng cường tài chánh cho khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương nhằm phân tán nhỏ (để tránh tổn thất lớn do vũ khí sát thương) các lực lượng quân đội ở Ấn Độ-Thái Bình Dương sao cho linh hoạt và năng động hơn.
3) Yêu cầu báo cáo về các về các vấn đề quốc phòng của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, bao gồm cả một kế hoạch cung cấp đầy đủ cho khả năng cho lực lượng Hoa Kỳ trong tương lai.
4) Sửa đổi báo cáo hàng năm về các diễn biến an ninh quân sự của Trung Cộng, bao gồm việc nhận định về sự đầu tư vào nước ngoài của Trung Cộng vì nó liên quan đến an ninh của Mỹ.
5) Xây dựng lực lượng quân sự Hoa Kỳ hiện đại (tối tân hóa các binh chủng quân đội Hoa Kỳ).
6) Thành lập Lực Lượng Không Gian Hoa Kỳ.
7) Tăng cường viện trợ cho nước ngoài để tạo thêm đồng minh mới.

IV) Nhận xét:

Chính sách của Mỹ hằng năm có những ưu tiên khác nhau. Mặc dù ngân sách không nói rõ những chi tiết về mặt chiến thuật. Tuy nhiên, về mặt chiến lược, nếu nghiên cứu cặn kẽ chúng ta có thể nhìn thấy Mỹ đi theo hướng nào và điểm nóng địa chính trị ưu tiên của Mỹ ở đâu. 

Bài viết này mục đích thấy rõ những bước đi chiến lược của Hoa Kỳ với những ưu tiên từng giai đoạn. Tuy nhiên trong những giai đoạn đó nó lại có ưu tiên riêng của nó. Chắc chắn trong thập niên 2020 này Ấn Độ-Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu, trong đó ngăn ngừa sự bành trướng của Trung Cộng là ưu tiên số một. 

Trước năm 1975, nếu các chiến lược gia của Việt Nam Cộng Hòa, nghiên cứu kỹ lưỡng về NDAA của Mỹ chắc đã đoán ra được những bước đi quan trọng của chiến lược của Mỹ ở Việt Nam vào thập niên 1970, biết trước để chuẩn bị cho một tình huống tệ hại nhất. Như vậy, có thể Miền Nam Việt Nam đã không rơi vào tay Cộng Sản. Nhưng rất tiếc!

Lê Thành Nhân 
Ngày 10 tháng 01, 2022


(1) https://www.armed services.senate.gov/imo/media/doc/FY22%20NDAA%20Agreement%20Summary.pdf

(2) https://data.worldbank.org/indicator/MS.MIL.XPND.GD.ZS?locations=FR

(3) https://armedservices.house.gov/_cache/files/4/c/4c91c1c0-d977-46bb-9a4b-3c0d4775ffbb/35D45A722F7BFAD3E36A9B95A88F6809.fy21-ndaa-chairman-s-mark-summary-vfinal.pdf

(4) https://www.armed-services.senate.gov/imo/media/doc/FY%202020%20NDAA%20Executive%20Summary.pdf

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt