Chiến hạm Mỹ tuần tra vùng biển Hoàng Sa vào lúc Trung Cộng tập trận bắn đạn thật

Chiến hạm Mỹ áp sát Hoàng Sa để tuần tra

Hôm qua, 27/08/2020, Hạm Đội 7 của Hoa Kỳ ra thông cáo xác nhận là trong cùng một ngày, một khu trục hạm Hải Quân Hoa Kỳ trang bị hỏa tiễn dẫn đường đã tiến hành một chiến dịch tuần tra tự do hàng hải gọi là ngang qua vùng biển Hoàng Sa. Hoạt động này được tiến hành một hôm sau khi Trung Cộng phóng thử tên lửa ở Biển Đông,

Trả lời báo mạng của Học Viện Hải Chiến Hoa Kỳ USNI, một phát ngôn viên Hạm Đội 7 cho biết là chiếc khu trục hạm USS Mustin (DDG-89) đã đi ngang qua vùng quần đảo Hoàng Sa nhằm “duy trì các quyền hạn, quyền tự do và quyền sử dụng hợp pháp vùng biển được luật pháp quốc tế công nhận, bằng cách thách thức các hạn chế bất hợp pháp đối với quyền quá cảnh vô hại do Trung Cộng, Đài Loan và Việt Nam áp đặt”.

Riêng đối với Trung Cộng, nước hiện đang chiếm giữ Hoàng Sa, phát ngôn viên Hoa Kỳ khẳng định là chiến dịch bảo về quyền tự do hàng hải vừa thực hiện cũng nhằm “thách thức yêu sách của Trung Cộng đối với các đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo Hoàng Sa”.

Quần đảo Hoàng Sa ngoài khơi Việt Nam là nơi có ba bên tranh chấp chủ quyền là Trung Cộng, Đài Loan và Việt Nam. Trung Cộng đã chiếm trọn quần đảo này từ tay Việt Nam vào năm 1974, xây dựng rất nhiều cơ sở trên đó và đã tuyên bố chủ quyền trên một vùng rộng lớn chung quanh, buộc các chiến hạm nước khác phải thông báo trước khi muốn tiến vào.

Theo USNI, chiến dịch bảo vệ tự do hàng hải ở vùng Hoàng Sa được tiến hành một hôm sau khi có tin là vào hôm 26/08, Quân Đội Trung Cộng đã bắn thử tên lửa đạn đạo chống hạm loại Đông Phong DF-26B và DF-21D được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay” xuống Biển Đông, vào một khu vực giữa tỉnh Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa.

Vụ thử nghiệm hỏa tiễn diễn ra trong khuôn khổ cuộc tập trận từ ngày 24 đến 29/08 ở phía bắc quần đảo Hoàng Sa, một hoạt động đã bị Hoa Kỳ cực lực lên án.

Trong thông cáo công bố hôm qua, 27/08/2020, Bộ Quốc Phòng Mỹ cho rằng cuộc tập trận của Quân Đội Trung Cộng nằm trong hàng loạt hoạt động của Bắc Kinh nhằm áp đặt các yêu sách hàng hải phi pháp và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á tại Biển Đông.

Theo Ngũ Giác Đài, Trung Cộng đã đi ngược lại cam kết ghi trong bản Tuyên Bố về Cách Ứng Xử Trên Biển Đông (DOC) năm 2002, và đặt ra nghi vấn về động cơ thực thụ của Bắc Kinh trong đàm phán về Bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC).

Theo RFI

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt