Chiếc Cầu cổ Trung Cộng bị lũ đánh sập, có người nói “quả báo đã đến”….

Nhiều cây cầu cổ có cấu trúc hành lang, mái che ở Trung Cộng đã bị lũ đánh sập.

Mưa xối xả trút xuống gây lũ lụt lớn ở miền Nam nước Tàu, động đất dội lên khiến Trung Cộng lâm vào tình thế trên đe dưới búa, thiệt hại về người và của là đáng kể.

Thống kê phạm vi chịu ảnh hưởng từ đợt mưa lũ tháng 6/2020 cho thấy, 433 con sông ở Trung Cộng có mực nước vượt cảnh báo, trong đó, 109 dòng sông có mực nước vượt qua ngưỡng kiểm soát, 33 sông có mực nước dâng cao lịch sử. Trên 27 tỉnh thành và khu tự trị với tổng số 37.89 triệu dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, 141 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế khoảng 82 tỷ USD.

Mưa lũ vượt kỷ lục cũng xóa sổ nhiều công trình kiến trúc cầu cổ có niên đại hằng trăm năm ở Trung Cộng. Đây là những danh lam thắng trong bao năm, là những điểm thu hút du khách. Những thiệt hại khó đo lường bằng con số khiến người dân và chính quyền địa phương nuối tiếc trong bất lực.

Trong tháng 7/2020, lũ đã phá hủy cầu Thải Hồng còn gọi là cầu Vồng có niên đại 800 năm ở thị trấn Thanh Hoa, huyện Vụ Nguyên, tỉnh Giang Tây. Mưa lớn kèm gió đã làm tốc mái cầu và lũ đã cuốn phăng một nhịp cầu. Cầu gỗ có kiến trúc theo kiểu hành lang gồm 11 tòa mái đình trên 4 trụ đá. Đây là di tích lịch sử quốc gia và được xem là một trong những cầu cổ đẹp nhất Trung Hoa. Các chuyên viên nhận định chính thiết kế khoa học của cầu giúp nó đứng vững qua hàng niên đại. Cầu Thải Hồng được xây từ thời nhà Tống vào thế kỷ thứ 12, ở vị trí rộng nhất trên mặt sông, chân cầu hình bán thuyền có tác dụng giảm lực tác động của nước lũ từ sông Dương Tử.

Một cây cầu khác có niên đại 400 năm ở thành phố Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam cũng bị lũ quét trôi. Đoạn video quay vào tháng 6/2020 cho thấy cây cầu được xây dựng vào cuối triều đại nhà Minh và đầu triều đại nhà Thanh đã sụp đổ.

Tại hiện trường, chứng kiến cảnh tượng cầu sụp đổ như trong phim, nhiều người kêu trời. Thân cầu và trụ cầu bị đợt sóng mạnh đánh sập ngay từ lần thứ nhất.

Một video cầu bị lũ cuốn phăng đăng trên YouTube nhận được nhiều lời bình luận, có người để lại lời than vãn “mưa ở đâu ra mà lắm thế”, có tài khoản tên julianto triwijaya thì viết: “Tự nhiên: 400 năm chỉ qua đi trong nháy mắt”. Người dùng khác viết ngắn gọn: “Khi tạo hóa nhấn nút xóa”, người nói: “Quả báo đến với Trung Cộng”…

Đáng chú ý, người dùng Alan CHIU viết: “Lục Tứ năm 2020 đó mà, đảng Cộng sản Trung Cộng (CCP) thất đức”, đề cập tới sự kiện thảm sát Thiên An Môn ngày 4/6, CCP tàn sát sinh viên tay không tấc sắt ở Bắc Kinh, và “trong tương lai phải tới Nhật Bản để xem các di tích văn hóa Trung Cộng rồi. Đa tạ Nhật Bản đã giữ lại văn hóa Trung Hoa”, CHIU viết.

Trung Cộng đã mất dần những cây cầu cổ trong những trận mưa bão lớn. Trước đó, vào năm 2016, do ảnh hưởng của siêu bão Meranti, cầu Đông Quan 871 năm tuổi có cấu trúc hành lang mái che ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, và nhiều cây cầu cổ khác có niên đại hàng trăm năm tuổi ở tỉnh Chiết Giang như cầu Xuezhai 504 năm tuổi, cầu Wenzhong 262 năm tuổi, cầu Wenxing 159 năm tuổi đã bị mưa lũ cuốn trôi. 

Năm đó sức tàn phá của bão Meranti ở Phúc Kiến và Chiết Giang được mô tả là “đáng kinh ngạc” với mưa xối xả và gió quần quật.

Cảnh tượng cầu hành lang 871 tuổi Vĩnh Xuân Đông Quan ở Tuyền Châu Phúc Kiến bị lũ đánh gãy ngay giữa cầu đã gây sốc cho cư dân. Theo video truyền thông Trung Cộng đăng tải, chỉ trong vòng chục giây, cầu bị lũ chia thành hai phần, trơ một khoảng ở giữa.

Cầu hành lang có mái che này được xây dựng vào năm Thiệu Hưng thứ 15 trong thời Nam Tống. Năm 1991 cầu được liệt kê là một di tích văn hóa quốc gia được bảo vệ ở tỉnh Phúc Kiến.

Cầu đã trải qua hàng trăm năm gió và mưa, nhưng trong trận lũ lớn vào năm 2016, cây cầu đã không còn trụ nổi nữa. Sau khi bị gãy đôi, một lượng lớn các mảnh vụn lẫn cành cây và thân tre đã bị kẹt lại hai đầu khúc cầu gãy, làm chuyển hướng cả dòng chảy của nước.

Theo tin Đại Kỷ Nguyên

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt