Chi tiêu quá mức của chính phủ đang kéo nền kinh tế Mỹ đi xuống

Vào tháng 3 năm 2021, Tổng thống Joe Biden đã đứng đầu các cuộc thăm dò với tỷ lệ ủng hộ 59% khi vừa ký xong “Kế hoạch Giải cứu Hoa Kỳ” hay ARP (American Rescue Plan), một cứu trợ tài chánh kích thích mà chính phủ Hoa Kỳ hứa sẽ “cung cấp cứu trợ trực tiếp cho người Mỹ, bao gồm đại dịch virus Vũ Hán và giải cứu nền kinh tế”

Một năm sau, sau khi thông qua kế hoạch chi tiêu ARP 1900 tỷ USD và 1 ngàn tỷ USD chi tiêu khác cho cơ sở hạ tầng, nền kinh tế Mỹ bị lung lay, lạm phát tăng cao và tăng trưởng thấp, trong tỉ lệ thăm dò về tín nhiệm của ông Biden xuống rất thấp.

Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết ngày 28/04, trong quý đầu tiên, nền kinh tế đã giảm 1.4%.

Trước đó, các nhà kinh tế dự kiến ​​tăng trưởng 1.8% trong quý này, theo số liệu của Cục Dự Trữ Liên Bang Philadelphia.

Điều đó có thể khiến nhiều người tự hỏi làm thế nào mà, sau khi thông qua các biện pháp chi tiêu gần 3000 tỷ USD vào năm 2021, nền kinh tế lại có thể giảm sút!

Ông David Walker được Tổng thống Bill Clinton đảng Dân Chủ bổ nhiệm và từng phục vụ dưới thời Tổng thống George W. Bush đảng Cộng Hoà lãnh đạo Văn phòng Trách Nhiệm Chính phủ (US GAO – U.S. Government Accountability Office), cho mình biết nguyên nhân tình trạng kinh tế đang xảy ra.

Theo ông Walker: “Việc tăng rất nhiều chi tiêu liên quan đến đại dịch virus Vũ Hán là yếu tố góp phần chính dẫn đến kích thích nền kinh tế vào năm 2021, nhưng nó cũng gây ra lạm phát vượt mức”

Ông Walker nói thêm: “Lạm phát vượt mức, chi phí năng lượng cao, lãi suất vay thế chấp tăng, và những phức tạp khó lường trong chuỗi cung ứng đã góp phần làm giảm chi tiêu của người tiêu dùng trong quý đầu tiên của năm 2021.”

Lạm phát theo chân ARP (American Rescue Plan)

Thật vậy, lạm phát bắt đầu tăng thấy rõ chỉ vài tháng sau khi ông Joe Biden ký ARP.

Và trong khi giá năng lượng đang có xu hướng tăng liên tục dưới thời ông Biden, thì mức tăng trong quý đầu tiên của năm 2022 nhảy vọt của giá nhiên liệu mà quốc gia này chưa từng thấy kể từ thị trường sụp đổ năm 2008 – nhìn biểu đồ giá xăng theo gallon ở Mỹ từ năm 2008 đến 2022 ở dưới để biết về giá năng lượng của Mỹ.

Tùy thuộc người ta tin vào ai, ông Biden sẽ cho phép hoặc sẽ không cho phép khoan dầu và khí đốt trên các vùng đất của liên bang Hoa Kỳ để giúp giảm thiểu các áp lực về giá đối với người tiêu dùng, việc này không khiến các nhà khoan dầu cảm thấy tin tưởng chi phí dài hạn cho việc khoan các giếng mới là hợp lý.

Ông Rick Muncrief, giám đốc điều hành của Devon Energy Corp., nói với World Oil, trong một ấn phẩm thương mại vào tháng 2/2022 rằng: “Chúng tôi đã chán ngấy các hành động giả tạo, chúng tôi sẽ rất cân nhắc trong việc tăng cường hoạt động.”

Đại dịch virus Vũ Hán (Covid-19), lạm phát thêm vào những lo ngại của người Mỹ

Người Mỹ cũng có thể đang ngày càng cảm thấy mệt mỏi với “các hành động bấp bênh” khi đất nước phục hồi sau đại dịch virus Vũ Hán.

Theo số liệu của tổ chức thăm dò ý kiến ​​Gallup, niềm tin vốn là chìa khóa cho chi tiêu của người tiêu dùng, gần đây niềm tin đã sụt giảm nghiêm trọng, giảm xuống dưới con số thấp nhất được công bố trong thời kỳ tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng đại dịch virus Vũ Hán.

Gallup cho biết: Trong 100 người được khảo sát về tình trạng kinh tế trong những ngày tới thì “76% người Mỹ nói rằng nền kinh tế đang trở nên tồi tệ hơn, 20% nói rằng nền kinh tế sẽ khá hơn, và 4% cho rằng nó vẫn như cũ”.

Cuộc khảo sát cho biết, chi phí sinh hoạt cao, tình trạng nền kinh tế nói chung, và giá nhiên liệu khiến người tiêu dùng lo ngại, lạm phát tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1981.

Nhìn chung, quốc gia này đã cứu trợ khoảng 4600 tỷ USD cho các biện pháp cứu trợ trong đại dịch virus Vũ Hán, theo dữ liệu của Ngân Khố Quốc Gia Hoa Kỳ thì 3600 tỷ USD đã được chi ra.

Đó là một số tiền lớn để chi tiêu chỉ trong hai năm, đặc biệt là khi so sánh với kế hoạch kích thích kinh tế của Tổng thống Obama, vốn đã chi 787 tỷ USD trong thời gian bốn năm.

Mặc dù việc chấp thuận chi tiêu nhiều tiền hơn để tạo ra nhiều hoạt động kinh tế có nguy cơ khiến lạm phát tồi tệ hơn, nhưng các nhà phân tích lưu ý rằng các chính trị gia rất khó khoanh tay đứng nhìn sự khủng hoảng tồi tệ trong một năm bầu cử, kể cả khi họ có thể làm để được số phiếu, thậm chí việc làm đó sẽ tạo ra nhiều thiệt hại hơn.

Ông Walker nói: “Ông Biden chắc chắn không giúp ích gì cho mọi việc”. Ông nói thêm rằng các biện pháp của chính phủ đã gây tổn hại cho nền kinh tế, chẳng hạn như các lệnh cấm khai thác dầu trong nước, các lệnh của liên bang dẫn đến mất việc làm, và gián đoạn kinh tế.”

Mua sắm chợ ở Rosemead, California hôm 21/04/2022. Lạm phát của Hoa Kỳ đạt mức cao nhất trong bốn thập niên là 8.5% vào tháng Ba và giá dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng đối với các mặt hàng chính như bánh mì, thịt, và sữa khi nông dân đối diện với tình trạng giá xăng tăng cao, phân bón, và vật liệu. (Ảnh: Frederic J. Brown/AFP/Getty Images)

Không còn lựa chọn chính sách tốt nào

Một số người nói, các nhà hoạch định chính sách tại thời điểm này có rất ít lựa chọn tốt, vốn có xu hướng diễn ra khi lạm phát tăng vọt không còn kiểm soát được.

Ông Bryan Slusarchuk, một nhà khai thác kim loại quý, nói rằng: “Có một câu hỏi hóc búa quan trọng là các biện pháp thận trọng để dập tắt lạm phát có thể đẩy thế giới vào tình trạng suy thoái trong khi các biện pháp kích thích tăng trưởng và chống suy thoái có thể khiến lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát”.

Hiện tại, các chiến dịch của Đảng Cộng Hòa đang chuẩn bị sẵn sàng, sử dụng sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế chậm và giá tăng vọt như là một vũ khí chống lại Đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử vào cuối tháng 11 năm 2022.

Ông Mike Berg, phó giám đốc truyền thông tại Ủy ban Quốc Hội Quốc Gia Đảng Cộng Hòa cho biết: “Chi tiêu liều lĩnh của Đảng Dân Chủ đang đưa chúng ta trở lại những năm của ông Carter với nền kinh tế suy giảm và lạm phát tăng vọt”.

Các chuyên gia khác, bao gồm cả các nhà phê bình ông Biden, đang áp dụng cách tiếp cận mang tính chờ đợi hơn, nói rằng sự suy giảm trong quý đầu tiên có thể chỉ là một sự suy thoái tạm thời. Kết quả hoạt động GDP quý đầu tiên rõ ràng là khó đánh giá do hoàn cảnh và các yếu tố khác.

Ông Dan Mitchell, một nhà kinh tế thị trường tự do và đồng sáng lập Trung Tâm Tự Do và Thịnh vượng, nói rằng: “Tôi cố gắng không dựa quá nhiều vào dữ liệu một tháng hoặc một quý. Có thể những kết quả ấy là một sự bất thường. Có thể đó là ảnh hưởng của nhiều chính sách xấu khác nhau. Có thể đó là một ảnh hưởng của đại dịch virus Vũ Hán”.

Ông Mitchell nói thêm rằng mọi người nên cảm thấy may mắn là ông Biden đã không được thông qua gói chi tiêu xã hội ban đầu gọi là “Xây Dựng Lại Tốt Hơn” (Build Back Better), được thông qua vào mùa thu, nếu không mọi thứ có thể tồi tệ hơn.

Ông Mitchell nói: “Mối đe dọa từ cái gọi là “Xây Dựng Lại Tốt Hơn” của ông Biden có lẽ đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực vì các thương nghiệp, nhà đầu tư và nhà kinh doanh không biết liệu có còn sinh lời hay chỉ tạo ra việc làm mới.”

Bích chương Build Back Better được nhìn thấy khi nhân viên Tòa Bạch Ốc dọn đồ sau một sự kiện về chăm sóc sức khỏe và giá thuốc tại Trường Cao Đẳng Cộng Đồng Germanna ở Culpeper, Virginia hôm 10/02/2022. (Ảnh: Brendan Smialowski/AFP qua Getty Images)

Các khoản cho vay sinh viên có thể làm tăng lạm phát

Những người theo phái bảo tồn truyền thống cảnh báo, mọi thứ có thể tồi tệ hơn nhiều nếu ông Biden làm theo kế hoạch được đồn đại của mình là cho xóa các khoản vay sinh viên lên tới 1600 tỷ USD, việc sẽ có tác dụng không khác gì như ông Biden thông qua bất kỳ dự luật chi tiêu 1600 tỷ USD nào khác.

Ủy Ban về Ngân Sách Liên Bang Có Trách Nhiệm, một tổ chức bất vụ lợi có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, cho biết: “Ngay cả một sự gia tăng khiêm tốn của áp lực lạm phát [gây ra bởi việc xóa nợ cho sinh viên] có thể ảnh hưởng đến các động lực lạm phát hiện tại, làm tăng nguy cơ lòng vòng về lương bổng công nhân khiến Cục Dự Trữ Liên Bang gặp khó khăn hơn để duy trì kỳ vọng lạm phát xung quanh mục tiêu hiện tại.”

Sự suy giảm trong GDP có thể báo hiệu sự kết thúc của vòng xoáy lạm phát, nhưng với chừng một ngàn tỷ USD cứu trợ đại dịch virus Vũ Hán chưa tiêu và một loạt các lựa chọn để ông Biden hủy bỏ nợ sinh viên, vẫn có thể có đủ động lực để giữ cho lạm phát hoành hành, ngay cả khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, một trường hợp kinh điển về lý thuyết lạm phát đình trệ.

Tuy nhiên, một số người nói rằng thành tích của các nhà kinh tế và chính trị gia, những người hiện đang trấn an người dân hãy yên tâm không có gì phải lo lắng, có thể làm tất cả ngoài việc khiến cho người ta yên tâm.

Giáo sư luật Glenn H. Reynold viết trên một bài báo trên tờ The New York Post rằng: “Đầu tiên, chúng ta được chính phủ cho biết lạm phát chỉ là tưởng tượng. Sau đó, chúng ta được chính phủ thông báo rằng lạm phát chỉ là “tạm thời”, là kết quả của các vấn đề cung ứng gián đoạn do đại dịch virus Vũ Hán gây ra. Sau đó, chúng ta được chính phủ thông báo rằng đó là lỗi của Tổng thống Nga Vladimir Putin.”

Ông Reynolds nói thêm, “Nếu chính phủ ông Biden muốn chống lại tình trạng lạm phát đình trệ, thì chính phủ sẽ cắt giảm các thủ tục hành chính rườm rà, khuyến khích hoạt động kinh doanh và đầu tư, và cắt giảm chi tiêu liên bang. Nhưng họ không làm như vậy”.

Thay vào đó, ông Biden nói rằng “các yếu tố kỹ thuật” đã dẫn đến việc GDP giảm một lần mang tính duy nhất, và ông hy vọng nền kinh tế và các con số thăm dò ý kiến ​​của ông sẽ phục hồi.

Theo John Ransom

https://vietquoc.org

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt