Chế độ toàn trị cuối cùng

Cách xử bắn độc tài toàn trị

Khi chế độ Cộng sản nguyên thủy kết thúc, thì nhà nước xuất hiện để thay thế tổ chức thị tộc. Kể từ đó, loài người bước sang một trang sử mới, thời kỳ phân chia dân cư theo lãnh thổ và thiết lập quyền lực công cộng. Nhà nước ra đời, đó là sản phẩm khách quan của một xã hội đã phát triển đến trình độ nhất định. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ đất nước, thiết lập bang giao với nước ngoài thì chức năng chính của nhà nước là dung hòa quyền lợi và bảo vệ sự công bằng xã hội. Cùng với sự phát triển của lịch sử, các mô hình nhà nước cũng được hoàn thiện dần để đáp ứng nhu cầu của thời đại.

      Cho đến nay, lịch sử nhân loại đã phát triển qua các kiểu nhà nước:

     – Nhà nước chủ nô
     – Nhà nước phong kiến
     – Nhà nước tư sản.

     Mỗi kiểu nhà nước như vậy phù hợp với một hình thái kinh tế xã hội tương ứng.

     Đầu thế kỉ 20 là buổi giao thời giữa chế độ Phong Kiến và chế độ Dân chủ tư sản. Sự hỗn loạn lúc này đã dẫn đến việc xuất hiện của các chế độ độc tài toàn trị phát xít và cộng sản. Các chế độ toàn trị này đã sử dụng vũ lực để cướp đoạt chính quyền, rồi thiết lập quyền lực tuyệt đối lên toàn bộ xã hội, dẫn dắt đất nước đi theo những mục tiêu mà họ mong muốn. Đấy là một giai đọan lịch sử mà tại nhiều quốc gia, bộ máy nhà nước đã khuất phục được tất cả các thiết chế xã hội cũng như từng công dân riêng lẻ. Trong hàng chục năm, tại các nước này mọi lĩnh vực họat động trong đời sống cá nhân cũng như xã hội đều nằm dưới sự quản lí toàn diện và triệt để của chính quyền. 

     Các chế độ toàn trị có những đặc trưng cơ bản: Nó là biểu hiện cực đoan nhất của xu hướng nhà nước hoá, xu hướng thống trị của nhà nước đối với xã hội. Đây chính là mô hình “tổng thể”, nghĩa là nhà nước nuốt chửng tất cả các cá thể xã hội vào trong bộ máy của mình. Chế độ toàn trị còn tệ hại hơn nhiều so với chuyên chế, vì chế độ chuyên chế chỉ lấn át hay là hạn chế tự do nhưng không bao giờ thủ tiêu tự do. Chế độ toàn trị, không phụ thuộc vào mức độ bạo ngược, có mục đích thủ tiêu tự do chứ không phải là giới hạn tự do. “Hướng đến một quyền lực không giới hạn” là bản chất của các chế độ toàn trị. Chính quyền như vậy chỉ đứng vững khi tất cả mọi biểu hiện của đời sống cá nhân, không có ngoại lệ nào, đều bị kiểm soát một cách có hiệu quả.

     Khác với các chế độ độc tài hay chuyên chế thường gặp trong quá khứ, những chế độ này cho phép sự tồn tại các đơn vị phụ thuộc và liên kết lại với nhau vào cùng một trục dọc (Đơn vị hành chính, các tổ chức xã hội, liên minh). Bên trong hệ thống, nhà nước toàn trị cố gắng tiêu diệt một cách có ý thức tất cả các mối liên kết phi chính thống theo chiều ngang giữa các thành viên và không cho phép tồn tại những khoảng trống thiếu sự bảo trợ của nhà nước. Trong trường hợp này chính quyền nhà nước được coi như cỗ máy điều tiết hay quản lí tất cả các quan hệ xã hội, kể cả các quan hệ riêng tư nhất.

     Toàn trị chính là sự “nô dịch tích cực”. Khi nói về chế độ toàn trị người ta thường chú ý đến một hiện tượng xã hội, ấy là các cá nhân sống trong đó bị bộ máy nhà nước nuốt gọn. Nhưng đây chỉ là cái vỏ bên ngoài của chủ nghĩa toàn trị. Cốt lõi của chủ nghĩa toàn trị chính là hiện tượng mà Yaakov Oved, nhà nghiên cứu chính trị học Israel, gọi là “nô dịch tích cực”. Khác với các chế độ chuyên chế cổ điển dựa trên nguyên tắc “nô dịch thụ động”, nghĩa là cấm “làm một điều cụ thể nào đó”, chế độ toàn trị thiết lập nguyên tắc “nô dịch tích cực” nghĩa là nó cố gắng đưa từng cá nhân hoặc cả một tập thể đến một tình trạng mà họ “tự làm cái được phép”. Hiện tượng này là kết quả của quá trình thôi miên quần chúng theo một ý thức hệ cụ thể mà kết quả là họ trở thành những người tự nguyện, thường khi là những người tham gia tích cực vào chính sách cũng như tội ác của chính chế độ ấy. Nhưng điều đó không thể nào thực hiện được nếu chế độ toàn trị không dành cho quần chúng một sự đền bù nhất định về mặt tâm lí. Chế độ toàn trị đưa cho người ta một niềm tin, một hệ toạ độ hoàn chỉnh, sự đồng nhất, tình đồng chí và cuối cùng là cảm giác say sưa khi được tham gia vào đám đông hân hoan và phấn khích đầy thù hận.

      Sự cưỡng ép và kiểm soát toàn diện của bộ máy nhà nước đối với xã hội cùng với tính tích cực của phong trào quần chúng do chính bộ máy đó điều khiển, hai hiện tượng này là cốt lõi và cũng là điểm khác biệt của nó với các chế độ chuyên chế khác.

     Bản thân các chế độ toàn trị là một mâu thuẫn không có lối thoát, và cuối cùng đi tới chỗ sụp đổ. Vì rằng nhà nước đưa ra chính sách, rồi chính nhà nước lại xử lý những sai lầm của các chính sách đó (lẽ ra phải một cơ quan độc lập khác thực hiện việc này). Ví như nhà nước ra quyết định quy hoạch một khu đất nào đó để bán cho các công ty nước ngoài. Rồi chính nhà nước lại đưa ra mức giá đền bù (thường là rẻ mạt). Chẳng hạn 1000 m2 chỉ đền có mấy chục triệu bạc cho dân, trong khi họ bán lại cho doanh nghiệp nước ngoài với giá mấy tỉ bạc. Khi dân phản đối thì nhà nước ra quyết định cưỡng chế và sử dụng bộ máy công quyền đàn áp. Rồi cũng chính nhà nước lại ra lệnh cho công an bắt giam những người dân phải đối quy hoạch, đồng thời chỉ đạo cho tòa án phải xử như thế nào. (Tất cả đều do đảng lãnh đạo). Chính việc cướp đất của dân này đã xẩy ra hiện tượng khiếu kiện, phản đối của nhân dân trên khắp 3 miền, dẫn đến xung đột đổ máu trong suốt thời gian qua ở Việt Nam.

     Nói theo ngôn ngữ sinh học, thì mô hình nhà nước toàn trị (Cộng Sản, phát xít) là động vật đơn bào, đây là động vật sơ khai và chưa tiến hóa. Các cơ quan cơ thể của nó thực hiện đồng thời một lúc các chức năng, ăn và ỉa một chỗ. Chế độ toàn trị nẩy sinh ra mâu thuẫn và bất công, được duy trì bằng bạo lực và sự ngu dân. Nó đẻ ra tội ác, thậm chí là man rợ nhất, vì quyền lực tuyệt đối thì sai trái cũng tuyệt đối.

     Ngày nay nhân loại đang sống trong các chế độ tự do dân chủ, với một nền chính trị toàn dân. Một chế độ mà người dân quyết định mọi sự vận hành của bộ máy nhà nước. Theo đó, các chức vụ chỉ là trách nhiệm xã hội do nhân dân giao phó. Hiện thế giới chỉ còn tồn tại 5 quốc gia theo chế độ toàn trị, đó là các quốc gia Cộng Sản còn sót lại. Chắc chắn đây là những chế độ toàn trị cuối cùng của nhân loại. Cùng với sự phổ cập các giá trị tự do dân chủ, sự diệt vong tất yếu của các chế độ toàn trị này đang đến gần.

Viết từ Việt Nam

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt