Châu Âu có thể xây dựng mối quan hệ tốt hơn với Hoa Kỳ nhưng họ cần bắt đầu bằng việc thừa nhận một số sự thật khó khăn.

Nữ Chủ Tịch CEPA: Alina Polyakova

Lời giới thiệu: Tiến sĩ Alina Polyakova gốc người Ukraine là Chủ tịch kiêm Giám Đốc điều hành của Trung tâm Phân tích Chính Sách Châu Âu (CEPA) và là nhà nghiên cứu cao cấp Donald Marron tại Trung tâm Henry A. Kissinger về Các vấn đề Toàn Cầu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế Johns Hopkins (SAIS). ​
Bà là chuyên gia gia được công nhận về quan hệ xuyên Đại Tây Dương, an ninh châu Âu, chính sách đối ngoại của Nga, chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số và chủ nghĩa dân túy trong các nền dân chủ. Bà đã viết nhiều bài báo trên các báo uy tín như The Washington Post, The New York Times, The Wall Street Journal, Foreign Affairs và The Atlantic. Bà cũng thường xuyên xuất hiện trên đài tuyền hình Fox News, CNN và BBC. Vừa rồi bà Alina Polyakova viết bài trên CEPA với đề tài: “The End of European Fecklessness?” (Sự vô trách nhiệm của người Châu Âu đã chấm dứt) – một bài viết khá thẳng thắn – cần tìm hiểu: 

Nguyên tác: https://cepa.org/article/the-end-of-european-fecklessness/
Phiên dịch: Hoàng Long

Trong những tuần qua, người châu Âu đã bị đánh thuế, bị gọi là kẻ ăn bám và bị cáo buộc những điều thật là đáng thương. Điều này khiến người châu Âu bối rối và tự hỏi: sau những thập niên quan hệ đối tác xuyên Đại Tây Dương, mà hầu hết mọi người đều cho là có lợi cho cả hai bên, tại sao lại đột nhiên thay đổi quan điểm?

Chắc chắn, những lời phàn nàn của Hoa Kỳ về những thiếu sót trong các cam kết an ninh của châu Âu không mới mẻ gì, kể từ khi NATO đồng ý cam kết tăng 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng khối NATO cách đây 11 năm, hầu như mỗi tổng thống Mỹ đều yêu cầu hoặc nói với những nước châu Âu không đạt yêu cầu hãy làm nhiều hơn nữa. Và câu trả lời từ châu Âu là chúng tôi sẽ làm hoặc chúng tôi đang cố gắng làm.

Cho đến nay, cả chính quyền Hoa Kỳ thuộc đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều chọn cách bày tỏ sự thất vọng của mình chủ yếu là thông qua các đường ngoại giao thay vì công khai trực diện giữa Hoa Kỳ và châu Âu.
Với một vài ngoại lệ: Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng thống Trump đã gọi NATO là “lỗi thời” và đe dọa sẽ rời khỏi Liên Minh NATO (nhưng sau đó Hoa Kỳ đã tăng ngân sách quốc phòng châu Âu thêm 40%). Về phía châu Âu, Tổng thống Macron dường như đồng ý khi ông gọi NATO là “chết não”, nhưng sau đó lại chính ông không tăng chi tiêu quốc phòng!

Tất nhiên, sự khác biệt hiện nay là chính quyền Trump 2.0 đã thấy rõ một châu Âu đang đối diện với một cuộc chiến quy mô lớn trên lục địa châu Âu của mình – chiến tranh Ukraine. Nhưng ngay cả điều đó cũng không thúc đẩy được loại đầu tư quốc phòng lớn mang tính chuyển đổi mà châu Âu sẽ cần để cung cấp cho Ukraine, chứ đừng nói đến việc tự vệ.

Hoa Kỳ đã cạn kiệt kiên nhẫn và chính quyền Trump 2.0 đã nói rõ rằng họ đã chán ngấy với những gì họ coi là mô hình yếu kém lâu đời của châu Âu. Thay vì ngoại giao lịch sự, họ đang hỏi: “Nếu bạn đã nói sẽ làm, tại sao bạn vẫn chưa làm?” Thực tế là không có câu trả lời thuyết phục nào cho câu hỏi đó cả!

Phần lớn những gì các nước châu Âu đã nói để đáp lại là không sai. Họ đã biến châu Âu đã cam kết nhiều hơn Hoa Kỳ cho Ukraine (về số tiền USD nếu không phải là hỗ trợ quân sự) hoặc 23 trong số 30 đồng minh NATO châu Âu đã đạt mốc 2% vào năm 2024, với một số nước như Ba Lan, Litva và có kế hoạch tăng tới  5% GDP cho quốc phòng.

Tuy nhiên, tất cả những điểm này đều là lời bào chữa rỗng tuếch đối với đôi tai của người Mỹ. Việc Hoa Kỳ xoay trục sang châu Á đã là mục tiêu rõ ràng và lưỡng đảng của Hoa Kỳ trong nhiều năm, nhưng châu Âu chỉ mới đồng ý tăng chi tiêu để giải quyết những khoảng cách năng lực lớn.

Kết hợp điều đó với những lời phàn nàn liên tục của châu Âu về Hoa Kỳ rất phổ biến ở các thủ đô châu Âu (và đã áp dụng cho hầu hết mọi chính quyền Hoa Kỳ), người ta có thể thấy lý do tại sao nhiều người trong chính quyền Trump lại phản đối những lời đề nghị ngoại giao của châu Âu, trong khi những người khác kết luận rằng cách duy nhất để khiến châu Âu làm nhiều hơn là cắt đứt hoàn toàn. Theo quan điểm này, châu Âu là đối tác không đáng tin cậy, chứ không phải Hoa Kỳ.

Để nói rõ hơn, Hoa Kỳ vẫn chưa thực hiện bất kỳ thay đổi đáng kể nào đối với chính sách quốc phòng và an ninh của mình tại Liên Minh NATO. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio đã nói vào ngày 3 tháng 4 rằng cam kết của Hoa Kỳ đối với NATO vẫn còn, nhưng lục địa này phải đồng ý chi tiêu nhiều hơn nữa lên 5%. Tổng thư ký Mark Rutte trên thực tế đã thừa nhận việc rút quân của Hoa Kỳ sẽ được phối hợp với Châu Âu, hình như chuyện đó sẽ xẩy ra chỉ là khi nào, chứ không phải có hay không.

Phản ứng hằn học của các nước Châu Âu trong NATO không giúp ích gì. Một cuộc thăm dò gần đây của các chuyên viên Châu Âu cho thấy họ đánh giá việc Hoa Kỳ rút quân rủi ro đến mức như một cuộc tấn công hạt nhân của Nga. Đối với người Mỹ, điều này nghe có vẻ khá buồn cười và vô lý.

Tuy nhiên, chỉ riêng mối đe dọa bằng lời nói đã có hiệu quả. Châu Âu cuối cùng cũng hành động để cùng nhau lo cho quốc phòng, EU (NATO và EU khác nhau: EU là châu Âu về kinh tế; NATO là các nước châu Âu trong liên minh quân sự) đang cùng nhau lập một ngân khoản đầu tư quốc phòng trị giá 880 tỷ USD, Anh và Pháp đang nỗ lực huy động lực lượng do châu Âu lãnh đạo giữ hòa bình cho Ukraine, và thậm chí cả Đức, quốc gia chi tiêu an ninh thấp hàng loạt và là mục tiêu của nhiều sự tức giận của Hoa Kỳ, đã thúc đẩy việc thay đổi giới hạn vay nợ của mình, có thể thêm 600 tỷ Euro cho quốc phòng.

Những biện pháp này là một sự thay đổi đáng hoan nghênh, nhưng không biện pháp nào trong số này đủ để bảo đảm rằng châu Âu có thể tự bảo vệ cho mình, không biết dài hạn như thề nào chứ chắc chắn là không phải trong ngắn hạn hoặc trung hạn. Mặc dù đã có nhiều năm đàm phán, hiện tại vẫn chưa có quân đội châu Âu và một số quốc gia hầu như không có quân đội chỉ có cảnh sát. Châu lục này cần nhiều nhân sự mặc quân phục hơn.

Để điều đó bắt đầu xảy ra, nhiều quốc gia sẽ phải noi gương Thụy Điển và Litva, những quốc gia đã khôi phục chế độ quân dịch. Vấn đề này đã được thảo luận ở các quốc gia lớn của châu Âu, Đức đang cân nhắc khôi phục một số hình thức quân dịch, nhưng quá trình này diễn ra chậm chạp và có do dự. Xét theo cuộc tranh luận hiện tại ở các nước Tây Âu nói riêng, loại cách mạng văn hóa và chính trị cần thiết để trở thành chính sách công được chấp nhận vẫn chưa diễn ra.

Bất chấp mọi sự phẫn nộ về mặt cảm xúc trước những lời chỉ trích của chính quyền hiện tại, người châu Âu vẫn còn nhiều điều để chơi với Hoa Kỳ. Các công ty quốc phòng châu Âu nên hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ để tích hợp công nghiệp quốc phòng xuyên Đại Tây Dương.

Thay vì tìm cách trả thù các công ty kỹ thuật công nghệ Hoa Kỳ nói riêng, châu Âu nên dùng cơ hội này bắt tay giới lãnh đạo Hoa Kỳ đưa ra về AI như một phương tiện để duy trì khả năng cạnh tranh trong cuộc đua kỹ thuật công nghệ toàn cầu. Việc tăng gấp đôi đầu tư vào kỹ thuật công nghệ quốc phòng ngay bây giờ là rõ ràng để thúc đẩy quốc phòng và răn đe của châu Âu trong ngắn hạn phù hợp với chiến lược răn đe tích hợp của Hoa Kỳ, đồng thời xây dựng năng lực và khả năng rộng hơn trong dài hạn. Thay vì lo lắng về những gì Hoa Kỳ có thể hoặc không thể làm, người châu Âu nên tập trung vào những gì họ có thể làm.

Chắc chắn là không thể xây dựng một đội quân hay một cơ sở công nghiệp quốc phòng chỉ sau một đêm, và ở đây Hoa Kỳ cũng sẽ phải suy nghĩ về việc họ sẵn sàng đi xa đến đâu trong việc cắt giảm các cam kết an ninh ở châu Âu. Cuối cùng, việc rời khỏi châu Âu quá sớm và quá nhanh sẽ khiến lục địa này dễ bị tấn công và khích lệ quân sự của Nga, điều này dường như là không thể tránh khỏi nếu Putin nhìn thấy sơ hở để tạo cho mình cơ hội. Những tiếng nói khích lệ ở châu Âu sẽ xử dụng câu nói trách móc về “sự không đáng tin cậy của Hoa Kỳ” như một điệp ngữ là cách dâng hiến châu Âu tiến tới hợp tác kinh tế và thậm chí là quân sự chặt chẽ hơn với Trung Cộng.

Không điều nào trong số này phục vụ cho lợi ích toàn cầu của Hoa Kỳ. Người châu Âu sẽ khôn ngoan khi đưa ra một kế hoạch mạch lạc và chi tiết với mốc thời gian rõ ràng từ sáu tháng đến 10 năm cho những gì cần thiết để bảo vệ lục địa và Ukraine. Chính quyền Hoa Kỳ hiểu được giá trị của khoản đầu tư kéo dài 80 năm, nhưng giờ đây, Châu Âu phải chứng minh được rằng khoản đầu tư này có lợi nhuận rõ ràng bằng cách hành động và can thiệp.

Bởi vì nếu một Liên Minh NATO có thể bị phá vỡ (như một số người ở Châu Âu than thở) chỉ trong vài tháng ngắn ngủi. Thì phải đặt câu hỏi Liên Minh NATO đó có giá trị đến mức nào từ 80 năm qua?

Hoàng Long phiên dịch

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt