Đón mừng năm mới 2017 diễn ra khắp thế giới

Pháo hoa thắp sáng bầu trời bên trên Nhà hát Opera Sydney và Cầu Cảng Sydney khi Úc đón mừng năm mới ở Sydney, ngày 1 tháng 1, 2017
Phần lớn thế giới đã đón chào khởi đầu của năm 2017 bằng pháo hoa, tiệc tùng, và những hoạt động lễ hội khác, dù nhiều người trầm tư suy niệm về chính trị và văn hóa đại chúng trong năm đầy biến động vừa qua.
New Zealand, những đảo Thái Bình Dương gần đó, Úc và Nga là những nơi đầu tiên đón mừng năm 2017. [Đọc tiếp]
Tiếng Tàu thành ngoại ngữ thứ nhất và sự lựa chọn của chúng ta?

Dạy trẻ lưu manh dưới chế độ Cộng Sản Việt Nam

Đốt sách (hình minh họa)
Nếu bạn đặt một câu hỏi với đứa cháu của bạn, “Mùa này theo cháu, ở đâu lạnh nhất?” Bạn nghĩ sao, thay vì câu trả lời là ở Oymyakon, nước Nga hay Nam Cực, thì thằng bé trả lời bạn, đó là ở trong tủ lạnh! Một câu trả lời khá hỗn láo, không phải là câu giải đáp của một đứa trẻ hiền lành, tử tế.
Một câu hỏi vớ vẩn khác, “Vì sao một người rơi xuống sông mà không ướt tóc?” Trong khi bạn đang phân vân, chưa biết trả lời sao thì thằng bé đã trả lời thay bạn, “Vì người đó trọc đầu.” Các bạn có thể bật cười cho rằng đứa trẻ nhanh trí, thông minh, nhưng rõ ràng đây là thứ lém lỉnh đầu đường xó chợ, mà không bao giờ chúng ta muốn cho con em có thứ thông minh, nhanh trí kiểu láu cá như vậy! [Đọc tiếp]
Cảm Tạ
Toàn thể tang quyến gia đình lão đồng chí Thanh Sơn, xin chân thành gửi lời cảm tạ đến quý vị lãnh đạo Phật Giáo, Quý vị lãnh đạo và cơ sở Việt Nam Quốc Dân Đảng, quý cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể và quý thân hữu, bằng hữu đến viếng thăm, phủ cờ, điếu văn, đặt vòng hoa phúng điếu, phân ưu, cầu nguyện và tiễn đưa linh cửu của Cha, Ông, Bác chúng tôi là cụ ông Nguyễn Hữu Phú, Bí danh Thanh Sơn, Pháp danh Phúc Trường đến nơi an nghĩ cuối cùng tại thành phố Calgary, Canada. Nay xin cảm tạ:
“Vì sao người Trung Quốc ngu thế?”
Li Ming (Triết gia Trung Hoa)
Nguyễn Hải Hoành biên dịch

Thanh niên China
Lời giới thiệu: Nhiều người cho rằng văn minh Trung Hoa có đóng góp quá nhỏ bé (xét về số dân) vào thành tựu của văn minh nhân loại, về khoa học tự nhiên cũng như khoc học xã hội. Tìm ra căn nguyên của tình trạng này là một vấn đề có tầm quan trọng đối với Trung Quốc, từng được một vài học giả phương Tây, hoặc phương Tây gốc Hoa bàn luận, nhưng dường như giới học giả Trung Quốc lại thiếu quan tâm vấn đề này, có lẽ vì họ không muốn nói tới các mặt tiêu cực của thể chế chính trị-văn hóa nước họ. Trong tình hình đó, cuốn “Vì sao người Trung Quốc ngu thế?” của triết gia Li Ming (Lê Minh, xuất bản 2003) thu hút được sự chú ý của dư luận. Dưới đây là bài nói của Li Ming tại ĐH Bắc Kinh về sách trên. Bài gồm 6 phần: 1) Vì sao người Trung Quốc là một dân tộc “vô học”? 2) Vì sao sự ngu dốt của người Trung Quốc là kết quả tất nhiên của sự lựa chọn không ngừng xuất phát từ lợi ích tự thân của kẻ thống trị các đời trước; 3) Vì sao người phương Tây trong xã hội cận đại lại trở nên thông minh? 4) Nghi ngờ về sự “thông minh” của người phương Tây trong thế kỷ 21; 5) Tình trạng ngu dốt và thông minh hiện nay của người Trung Quốc; 6) Sau thế kỷ 21, người Trung Quốc nên trở nên thông minh như thế nào? Dưới đây xin giới thiệu phần đầu. [Đọc tiếp]
Cuộc Tình Cuối Đời
Nhà văn quân đội Nguyễn Đạt Thịnh với truyện ngắn “Cuộc Tình Cuối Đời” – một truyện ngắn của người tị nạn cộng sản tại Mỹ. Từng sống bên lề lịch sử oái ăm của một dân tộc gần một trăm năm nghiệt ngã…Mời quý độc giả đọc hết “Cuộc Tình Cuối Đời” sẽ khám phá nhiều thích thú tâm trạng con người…Một người vợ lính sống với người chồng chinh chiến từ khi có đảng Cộng Sản xuất hiện trên đất nước Việt Nam rồi chạy tị nạn cộng sản sang Mỹ năm 1975, cuối đời nhìn lại sự cô đơn bám víu, nhưng nhờ nét văn hoá cởi mở tây phương của đàn con đã cho bà chút ánh sáng hạnh phúc cuối đời. [Đọc tiếp]
Hai thủ khoa trung học ở Texas là di dân không có giấy tờ hợp lệ

Biển hiệu chào đón tới tiểu bang Texas
Lời người đưa tin: Tại sao Hoa Kỳ là quốc gia tiến bộ nhất thế giới? Họ dám xử dụng nhân tài, dù người đó di cư bất hợp lệ. Tại sao Việt Nam bị chậm tiến lạc hậu nhất thế giới? vì Cộng Sản Việt Nam sợ xử dụng nhân tài, dù nhân tài đó là người Việt Nam, họ chỉ xử dụng thái tử đảng gốc “răng đen mã tấu”. Mẫu tin dưới đây, thấy được cách xử dụng nhân tài của chính phủ Mỹ, vừa nhân bản vừa khôn ngoan… Hai thủ khoa trung học ở tiểu bang Texas của Mỹ tiết lộ họ là người di dân không có giấy tờ hợp lệ đến từ Mexico. Và Cả hai đã nhận học bổng để học đại học danh tiếng: một người vào Đại học Yale và người còn lại vào Đại học UT Austin, Texas (cả hai đại học này nhận sinh viên rất chọn lọc, thường phải top 10 mới được học bổng) [Đọc tiếp]
Đừng Bắt Con Quên
Kính lạy Chúa, con là người tội lỗi,
Trong lòng luôn sôi sục mối hờn căm,
Nhìn quê nhà ròng rã mấy mươi năm,
Đau đớn chịu cảnh lầm than tủi nhục.
Kính lạy Phật, con là người phàm tục,
Thân u mê, đủ lục dục thất tình,
Nên lòng luôn oán hận lũ yêu tinh,
Đang tàn hại bao sinh linh đất Việt.
Sự thất bại của giáo dục đại học Việt Nam
Giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, có lẽ là đề tài bàn luận muôn thuở. Ở Việt Nam, người ta bàn về vấn đề giáo dục đại học từ rất lâu, từ mô hình tổ chức đến phương pháp giảng dạy, và giảng viên & giáo sư. Không phải như thời trước 1975 ở miền Nam, đại học là những trung tâm dành cho giới tinh hoa của đất nước, thường chỉ tồn tại ở thành phố lớn. Thời tôi còn đi học, chỉ có một tỉ lệ nhỏ tốt nghiệp trung học, và chỉ 10% (?) trong số tốt nghiệp trung học vào được đại học. Nói cách khác, đại học ngày đó thu hút học sinh tinh hoa của tinh hoa. Còn ngày nay đại học mọc lên từ làng xã ra thành phố. Ai cũng tốt nghiệp trung học, thì phải tìm nơi cho họ học đại học. Có thể nói Việt Nam đang trải qua một phong trào “phổ thông hoá” đại học. Hiện nay, Việt Nam có 207 trường đại học được công nhận, và con số này vẫn còn tăng. Công chúng phải phải đặt câu hỏi về vai trò của đại học vì công chúng là người gián tiếp nuôi đại học qua tiền thuế. [Đọc tiếp]
Thơ: Tưởng Nhớ Tây Sơn Nguyễn Huệ đánh bại quân Thanh Mồng Năm Kỷ Dậu 1789
“Bài ca Bình Bắc” thơ Vũ Hoàng Chương ca ngợi anh hùng áo vải Tây Sơn đã phá tan quân Thanh xâm lược mùa xuân Kỷ Dậu 1789.
[Đọc tiếp]
Năm 2016 Tết năm Bính Thân nói chuyện khỉ

Khỉ trong rừng Trường Sơn Việt Nam
Đã thành lệ từ lâu cứ mỗi độ xuân về khi năm mới cầm tinh con vật nào trong 12 con giáp thì đa phần các tờ báo xuân hầu hết đều có bài viết về con vật cầm tinh năm đó. Năm nay (2016) là năm Bính Thân, cầm tinh con Khỉ đang ngấp nghé trước thềm, cái không khí ngày xuân đang dần dần trở lại trên quê hương Việt Nam, và Tết con Khỉ đến với mọi nhà mọi người, với ước vọng con Khỉ này nó sẽ nhanh nhẹn giúp cho mọi người hoàn thành sớm những ước mơ bấy lâu nay ấp ủ trong lòng sẽ biến thành hiện thực. Hy vọng năm Bính Thân này linh ứng với câu thơ của một đảng viên lão thành VNQDĐ Hoàng Công Chữ tị nạn tại Đức làm cách đây 10 năm:
Chân mang đôi dép thằng cùi
Miệng thì đạo đức sặc mùi hôi tanh
Đến năm Thân Dậu mà thôi
Cộng Sản quỳ gối thôi xin cầm quyền
[Đọc tiếp]
Tết Nguyên Đán ở Việt Nam
Bất cứ một quốc gia nào trên thế giới đều có Lễ Đầu Năm (New Year’s Holiday), ngày đó đối với Việt Nam gọi là ngày Tết hay Tết Nguyên Đán, một ngày lễ trọng đại của dân tộc. Vì tết tính theo Âm Lịch là lịch vận hành theo chu kỳ của Mặt Trăng nên Tết Nguyên Đán còn gọi là Tết Âm Lịch (thường trể hơn Tết Dương Lịch hay gọi là Tết Tây). Năm nay là tết Bính Thân (con khỉ) ngày Tết đúng vào ngày 08 tháng 02, 2016 của Dương Lịch. Ngày Tết mọi người Việt dù đi xa Nam-Bắc-Trung, dù tị nạn năm châu bốn bể, bận rộn bao điều nhọc nhằn, trong thâm tâm đều canh cánh nhớ ngày Tết cổ truyền thiêng liêng đó… xin mời qúy bạn tìm về ngày Tết Nguyên Đán ở Việt Nam:
[Đọc tiếp]
Quê hương….

Cầu Tràng Tiền bắt qua sông Hương thành phố Huế
Tôi cầm tinh con Cọp, sinh năm Mậu Dần, tại Huế, trong một ngôi làng tên Xuân Hòa thuộc huyện Hương Thủy. Dù sống ở vùng xôi đậu, tôi có một thời thơ ấu khá êm đềm, thế hệ trẻ chúng tôi được cắp sách đến trường, ngoài kiến thức khoa học, chúng tôi còn được giảng dạy về Công Dân Giáo Dục, về nguồn cội Rồng Tiên, về Lịch Sử vua Hùng dựng nước; để thành một người biết yêu thương đất nước, giống nòi.
Huế, trong ký ức tôi, vùng đất an bình với dòng Hương êm đềm, con sông chỉ hung dữ mỗi năm vào ngày mưa lũ, còn lại, thật thơ mộng với dòng nước chảy thật chậm, thật lặng lờ sâu lắng, như những tiếng “dạ thưa” ngọt lịm mê say. [Đọc tiếp]
Tập Cận Bình khôi phục Khổng Tử: Lợi bất cập hại ?
Học sinh trong trang phục truyền thống trong một buổi lễ tại đền thờ Khổng Tử, ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, ngày 01/09/2013.
Đúc khuôn theo quan thầy Trung Cộng, tại Việt Nam nhiều đền Khổng Tử nổi lên dưới sự viện trợ công trình của Tàu Cộng nhằm cai trị Việt Nam không phải dùng chủ thuyết Mac-Lê mà dùng Khổng Tử với tư tưởng Mao-Hồ dưới vỏ bọc độc tài toàn trị cộng sản. Một bài báo trong nền báo chí Pháp, Le Figaro đã dành nguyên một trang cho phóng sự ở Trung Quốc của thông tín viên Patrick Saint Paul với tựa đề : “Và Trung Quốc làm sống lại Khổng Tử“. Tờ báo phân tích cái lợi đối với Tập Cận Bình khi khôi phục Khổng Tử, nhưng tự hỏi là phải chăng lợi sẽ bất cập hại.