Văn Hoá – Giáo Dục

Bốn đặc điểm của người làm nên việc lớn

Hình minh họa

Quỷ Cốc Tử nói: “Tâm là cái gốc của tướng mạo, xét rõ tâm thì tự biết được thiện ác. Hành vi là biểu hiện của tâm, xem hành vi thì biết được họa phúc”.

Tướng do tâm sinh, phẩm hạnh và tính cách một người có thể nhìn ra được từ vẻ bề ngoài của họ. Hành vi là biểu hiện của nội tâm, quan sát hành vi của một người sẽ biết được họa phúc của họ trong tương lai.

Sống trên đời, mỗi người đều có khát vọng công thành danh toại, nhưng thành công chỉ có thể gặp mà không thể cầu. Rất nhiều người không làm nên nổi một việc gì, suốt ngày oán người trách Trời, mà chưa từng tìm nguyên nhân ở bản thân mình. Thực tế trên thân của mỗi người thành công đều có những phẩm chất đáng để chúng ta học tập. Từ xưa đến nay, người thành đại sự thì trên thân đều có 4 đặc trưng này. [Đọc tiếp]

CHỮ HIẾU TRONG VĂN HOÁ DÂN GIAN CỦA DÂN TỘC

Tiểu Thạch Nguyễn văn Thái PhD

I) Ý NGHĨA CỦA HIẾU ĐẠO

Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé có một lịch sử trên bốn ngàn năm kể cả giai đoạn huyền sử, nằm sát bên cạnh một Trung Hoa vĩ đại về địa lý với một bề dày lịch sử khoảng hơn năm ngàn năm. Do đó, ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa đối với Việt Nam là một điều hiển nhiên. Cũng như các quốc gia Tây phương chịu ảnh hưởng của văn hoá Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo.

Một lãnh vực nổi bật trong văn hoá là hệ thống giá trị, nghĩa là một hệ thống biểu tượng những cái hay, cái đẹp, những cái đáng được trân trọng làm nền tảng cho hành vi, cử chỉ, và lối sống của con người. Hệ thống giá trị chính của Trung Hoa trước năm 1949 được gói trọn trong khuôn khổ đạo Khổng và đạo Phật, nhất là đạo Khổng. Tuy nhiên, ở Trung Hoa, sau năm 1949, Mao Trạch Đông đã hoán đổi hệ thống giá trị của Khổng giáo và Phật giáo bằng hệ thống giá trị của lý thuyết xã hội chủ nghĩa Mác-Lê lấy duy vật biện chứng làm nền tảng, cũng như Hồ Chí Minh và đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã du nhập chủ thuyết Mác-Lê từ Nga vào miền Bắc Việt Nam từ 1945, và sau 1954 thì rập theo khuôn mẫu của Mao, nhất là về chính sách cải cách ruộng đất. Từ 1975, sau khi cưỡng chiếm miền Nam, Đảng CSVN đã áp đặt chủ thuyết Mác-Lê trên toàn cõi đất nước. Qua chủ nghĩa cộng sản, chính sách “tam vô” (vô tổ quốc, vô gia đình, vô tôn giáo) đã xoá sạch tất cả những tiêu chuẩn giá trị của Khổng giáo và Phật giáo. Nói cách khác, ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam ngày nay, con người hầu như không còn một tiêu chuẩn giá trị nào làm nền tảng cho cuộc sống ngoài hiện thực cạnh tranh man rợ về tiền tài, quyền lực, và hoạt động sinh lý. Sự băng hoại toàn diện của những giá trị đạo đức còn được thúc đẩy mau chóng và toàn bộ bởi sự thiếu vắng một cơ sở pháp lý đúng đắn, dựa trên nguyên tắc công bằng, ngõ hầu điều hướng hành động của con người vào con đường của lẽ phải. Không có một hệ thống giá trị làm nền tảng cho cuộc sống và không có một cơ chế pháp luật hữu lý và vững chắc để khống chế những hành vi tác hại đến trật tự và an sinh xã hội thì con người sống không khác gì con vật, chỉ dựa vào bản năng sinh tồn, và còn tệ hơn con vật ở chỗ con người còn có nhiều tham vọng mà các sinh vật khác không có. Với ảnh hưởng tiêu cực ồ ạt của một xã hội thiếu vắng một hệ thống giá trị có tính nhân bản thì dù cho còn sót lại những hành vi tích cực đi nữa, những hành vi này cũng chỉ là những đốm lửa tàn lụi dần, không đem lại được ảnh hưởng khả quan nào trên xã hội. [Đọc tiếp]

Truyện Kiều: Ngẫm hay muôn sự tại Trời, Trời kia đã bắt làm người có thân

Đến với Kiều như một mối duyên nợ học hành, chẳng ngờ bao nhiêu năm sau đó những tiếng lục bát gây thương nhớ vẫn ngấm ngầm theo chân tôi trên suốt những chặng đường đời. Ở đây, tôi chỉ muốn kể lại đôi ba câu chuyện vụn vặt, gọi là: “Mua vui cũng được một vài trống canh”…

Tôi yêu văn chương từ thuở nhỏ, lúc nào cũng mơ được đắm mình trong cái phong khí văn thơ, nghệ thuật. Những năm 15, 16 tuổi, rồi chính mình cũng thử tập tọe làm thơ, thử qua đủ thể loại cổ điển từ lục bát, song thất lục bát, ngũ ngôn, luật Đường… Khi lớn đến tuổi biết được sự đời, tôi cứ dần dà từng bước một tiến vào thế giới thơ văn cổ kính ấy mà mê mẩn, mà tấm tắc, mà nhớ tiếc một cái gì thật mỹ miều đã lùi vào dĩ vãng.  [Đọc tiếp]

Tiếng Việt: Quá Trình Hình Thành và Phát Triển

“Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi!  Mẹ hiền ru những câu xa vời.  Ầu ơi, tiếng ru muôn đời.”

Tiếng Việt là một báu vật diệu kỳ mà Trời đã ban cho dân tộc Việt Nam.  Hậu tự sinh ra và được hưởng một kỳ công như vậy, thật lòng mà nói, chúng ta phải biết ơn những người đã dày công tạo nên Tiếng Việt.

Quá trình hình thành và phát triển Tiếng Việt có thể chia ra bốn giai đoạn như sau:

– Chữ Việt Cổ (Trước Thế Kỷ Thứ Hai)
– Chữ Hán (Từ Thế Kỷ Thứ Hai)
– Chữ Nôm (Từ Thế Kỷ Thứ 10)
– Chữ Quốc Ngữ (Từ Thế Kỷ Thứ 17)  [Đọc tiếp]

Nữ văn sĩ gốc Việt có thể đoạt giải Nobel văn chương 2018

Nữ văn sĩ Kim Thúy đã được chọn vào vòng chung kết 4 “ứng viên” giải Nobel Văn chương 2018. Được biết nữ văn sĩ Kim Thúy là một luật sư người Canada gốc Việt. Vượt biển đến tị nạn tại Canada lúc 10 tuổi. Nay là một nhà văn nổi tiếng từng đoạt nhiều giải thưởng văn chương giá trị tại Canada. Sách của cô viết về những mảnh đời của người vượt biên tìm tự do và những nét đẹp của ngôn ngữ Việt. Đề tài cuốn sách thường chỉ có 1 chữ như “Ru”, “Vi”,”Man”(mãn) v.v… Có cuốn đã được đưa vào chương trình giảng dạy tại trường học ở Canada và được dịch ra 27 thứ tiếng trên thế giới… Mời quý vị xem đoạn video của phóng viên Trà My đài VOA phỏng vấn nữ văn sĩ Kim Thúy:

Ai dám đổi văn hóa nước Việt?

Văn hóa là gì?

Trống Đồng biểu tượng cho văn hóa Việt Nam

Văn hóa là đặc điểm và kiến ​​thức của một nhóm người hiện hữu trên cùng một mảnh đất, nơi đó bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo, ẩm thực, phong tục xã hội, âm nhạc và nghệ thuật cùng nhau sáng tạo và hòa nhập. Tất cả đó đều được chuyển tải qua bằng âm thanh và chữ viết liên hệ từ đời này sang đời khác tạo thành.

Trung tâm Nghiên cứu Nâng Cao Ngôn Ngữ  (Center for Advance Research on Language Acquisition) tiến thêm một bước nữa, xác định văn hóa như các mẫu hành vi và tương tác được chia sẻ, các cấu trúc nhận thức và sự hiểu biết được học theo xã hội hóa. Vì vậy, nó có thể được xem như là sự phát triển của một bản sắc, được tài bồi bởi các mô hình xã hội duy nhất cho nhóm người hiện hữu. [Đọc tiếp]

Ba “người thầy đầu tiên” của những vĩ nhân chói lọi kim cổ

Tranh minh họa

“Trái tim người mẹ là trường học của đứa con” – W. Bacher

Nhắc đến mối quan hệ mẹ con, người ta chỉ nghĩ đến một tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả. Nhưng ít ai để ý rằng mẹ chính là người thầy đầu tiên của con. Mỗi một hành vi, mỗi một lời nói, nhất cử nhất động của mẹ đều sẽ là cơ sở hình thành nên quan niệm, tinh thần và tương lai của người con.
Có lẽ, không ai có thể phủ nhận rằng, nền giáo dục đầu tiên của con không phải ở trường mà chính trước tiên tạigia đình. Cũng không ngẫu nhiên khi các bậc hiền triết xưa đúc kết rằng mẹ chính là người thầy đầu tiên của trẻ nhỏ, khi trong lịch sử lại có những thiên tài và vĩ nhân vang danh đến tận ngày nay đều nhờ ơn giáo dưỡng từ người mẹ. [Đọc tiếp]

Viện Ngôn Ngữ Học Trả Lời Chính Thức Về Đề Xuất Cải Tiến Chữ Quốc Ngữ Của Bùi Hiền

GS.TS. Nguyễn Văn Hiệp
Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học

CẢI CÁCH CHỮ QUỐC NGỮ, CHUYỆN KHÔNG NÊN BÀN NỮA

Hình minh họa em bé chống bộ chữ Bùi Hiền

Tưởng chuyện này đã êm rồi (xã hội còn nhiều chuyện cần bàn hơn) nhưng hôm nay đọc những dòng giận dữ của GS Trần Đình Sử, tôi thấy cần lên tiếng để ủng hộ GS Trần Đình Sử, góp thêm tiếng nói bác bỏ đề nghị cải cách chữ Quốc ngữ của PGS Bùi Hiền (thông qua Bản đề xuất của tác giả).
Những điều tôi viết ra đây cũng là ý kiến của Viện Ngôn ngữ học gửi lãnh đạo cấp trên (tháng 1/2018), nhân có chỉ đạo đề nghị Viện Ngôn ngữ học cho ý kiến về Bản đề xuất cải cách chữ viết của PGS Bùi Hiền (một người mà trong quan hệ bình thường hàng ngày tôi rất kính trọng).
Hội đồng khoa học của Viện Ngôn ngữ học đã họp (mở rộng) thảo luận về đề nghị cải tiến chữ Quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiển, sau đó đã tổng hợp các ý kiến để báo cáo lên lãnh đạo cấp trên. Ý kiến của Hội đồng khoa học Viện Ngôn ngữ gồm có 3 phần:
– Vài nét về lịch sử phát triển của chữ Quốc ngữ (bao gồm những điểm bất cập và những đề nghị cải tiến, sửa đổi trước đây),
– Những bất hợp lý trong đề xuất cải tiến chữ quốc ngữ của PGS.TS Bùi Hiền,
– Kết luận của Viện Ngôn ngữ học

[Đọc tiếp]

Một bài thuyết Pháp tuyệt vời

Chuyện về loài chim ó:
Nếu đặt một con chim ó vào trong một chiếc lồng, với kích thước khoảng 2m x 2,5m, nhưng hoàn không có nóc, tức là phần trên được mở toang; con chim này sẽ vẫn hoàn toàn là một… tù nhân trong lồng đó.
Lý do: con chim ó luôn bắt đầu bay “chạy đà” khoảng 3- 4m đầu tiên. Không có quãng đường để chạy, theo thói quen, chim ó không thể bay lên, và sẽ chấp nhận bị cầm tù suốt đời, trong một “nhà giam” nhỏ không có mái!

[Đọc tiếp]

Câu chuyện cảm động: Thế giới này còn có bao nhiêu điều tốt đẹp

Những máy bay đậu sắp hàng lánh nạn ở phi trường Gander, Newfoundland  Canada trong biến cố 911

Thình lình tấm màn ngăn cách giữa buồng lái với khoang tàu chứa hành khách vén mở và tôi được gọi vào buồng lái gặp phi công trưởng ngay lập tức.
Vừa bước vào buồng lái là tôi để ý nhận thấy ngay nét nghiêm trọng lộ trên khuôn mặt mọi người. Phi công trưởng đưa cho tôi một bản in ra vừa nhận từ trụ sở chính của hãng Delta Airlines ở Atlanta viết vỏn vẹn câu: “Mọi tuyến không lưu trên lục địa Hoa Kỳ đều ngăn cấm giao thông hàng không thương mại. Hãy đáp khẩn cấp càng sớm càng tốt xuống phi trường nào gần nhất. Hãy thông báo điểm đáp. “
      Không ai nói một lời nào cho tôi biết điều này mang ý nghĩa gì. Chúng tôi biết đây là một tình thế nghiêm trọng và chúng tôi cần phải tìm đất liền để đáp ngay. Phi công trưởng xác định sân bay gần nhất là phi trường Gander, Newfoundland, cách 400 dặm. Ông liên lạc với trạm không lưu Canada để xin cho thay đổi tuyến bay và được chấp thuận ngay mà không cần hỏi lý do.
       Tất nhiên sau đó chúng tôi đã hiểu ra lý do tại sao họ chấp thuận không do dự. Trong khi phi hành đoàn chuẩn bị cho máy bay hạ cánh, một tin nhắn đến từ Atlanta báo cho chúng tôi biết có hoạt động khủng bố trong khu vực New York. Vài phút sau tin cập nhật cho biết có không tặc. [Đọc tiếp]

Hệ Thống Giáo Dục XHCN: Đốn Mạt Cô Giáo Bị Phạt Quỳ

Cô giáo bị quỳ gối trước phụ huynh Đảng Viên CS tên Thuận 40 phút tại Trường Tiểu Học Bình Chánh

Dòng họ nhà tôi cả thảy bốn đời theo nghề giáo, gia đình có 5 anh chị em, trừ tôi ra, còn lại đều giáo viên. Quê tôi rất nghèo, thuở thập niên 60, học trường chỉ có hai lớp, mái bằng tranh, phên ghép ván, nắng thì hanh, mưa tạt vào tới lớp, bảng phấn bằng gỗ, được làm bởi những người thợ vụng, mặt bảng không được trơn, nền trường bằng đất, giữa sân trường có cột cờ bằng tre, mỗi sáng thứ Hai, chúng tôi chào quốc kỳ VNCH. Thầy là những nông dân địa phương “hay chữ,” thế nhưng cả làng, cả xứ đều một mực kính trọng thầy.

Ba tôi làm giáo viên, nuôi tới tám người, nên chẳng có đâu dư dả, nếu không muốn nói nghèo, nhiều người rủ ông ra Đà Nẵng, làm sở Mỹ, mong khá  hơn nhưng ông nhất định không, và thường nói với chúng tôi: “Nghề giáo thì không thể giàu, nhưng ba rất yêu nghề, dù có chết cũng không bỏ, các con lớn lên, nên chọn theo nghề này thì tốt.” [Đọc tiếp]

Bộ trưỡng giáo dục Việt Nam đạo văn…bị tố cáo phải từ chức

tranh biếm họa

Giáo sư Nguyễn Tiến Dũng tại Đại học Toulouse, Pháp, mới đây gửi một báo cáo đến Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước của Việt Nam, đưa ra bằng chứng là bộ trưởng giáo dục và đào tạo đương nhiệm “tự đạo văn”. Bản báo cáo cũng được công bố trên mạng, dẫn đến những lời kêu gọi vị bộ trưởng từ chức.
Bản báo cáo 10 trang được GS Dũng gửi hôm 18/2 tới tổng thư ký của hội đồng, GS Trần Văn Nhung, nói về “sự giả khoa học” cũng như “thiếu cả về đạo đức và trình độ” của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

 

Biến Đau Thương Thành Sức Mạnh: Từ Kinh Nghiệm của Một Thế Hệ Đến Sự Hình Thành của Siêu Quốc Gia Việt Nam ở Hải Ngoại

Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Cao Dương

Trước khi vào đề

           Tôi khởi sự viết về sự hình thành của thành phần thứ hai của dân tộc Việt ở Hải Ngoại từ tháng Hai năm 1982 sau khi đọc một bài báo tường trình về hội chợ triển lãm Pontiac, Michigan, do Hội Tương Trợ Việt Nam tổ chức một năm trước đó.  Theo tác giả bài báo này, một trong những diễn giả của hội chợ, sau phần ca ngợi nhiệt tâm và những thành quả mà giới trẻ Việt Nam Hải Ngoại đã đạt được, đã đưa ra nhận xét như sau:

Tất cả đều là Việt Nam. Tuổì trẻ Việt Nam ở Hải Ngoại.  Tự hãnh diện với chính mình, mặc dù đứng trước họ, tôi chỉ là kẻ đã tiêu gần hết cuộc đời mình.  Họ là cái bóng  của chính tôi gần 30 năm trước.  Thế hệ của tôi gây nhiều đổ vỡ hơn xây dựng.  Thế hệ của  tôi đã đưa đẩy họ đến phần đất xa lạ này.  Tôi kỳ vọng họ sẽ làm được những gì tốt đẹp hơn là chúng tôi đã làm trong 30 năm qua.” [Đọc tiếp]

Tội ác cộng sản Liên Bang Xô Viết

Quý vị xem hết bộ phim dưới đây để thấy Cộng Sản Nga Xô tàn ác như thế nào? Không thể tường tượng nỗi con người mà có những hành vi man rợ với đồng loại như vậy? Mặc dù hiện nay nước Nga đã thoát ra khỏi chế độ Cộng Sản hơn một phần tư thế kỷ (1991-2018), nhưng đầu óc Tổng Thống Vlidamir Putin vẫn chưa đoạn tuyệt với “bản chất” cộng sản. Thế mới biết hậu quả của Cộng sản tàn hại cho con người của thế hệ mai sau như thế nào?

Cảm ơn lòng yêu nước

Chúng ta phải cảm ơn lòng yêu nước vì, xét cho cùng, chính lòng yêu nước của muôn vàn thế hệ tiền nhân đã sinh thành ra người Việt chúng ta hôm nay và non sông Việt Nam ngày nay. Không có sự hy sinh vô bờ bến của họ, dân tộc Việt Nam, may mắn nhất, là một dân tộc thiểu số hiện nay trên phần đất Trung Quốc mà xưa kia là Việt Nam. Còn tệ nhất là không còn người Việt nào vì tất cả họ đã bị đồng hóa hoàn toàn sau hàng ngàn năm đô hộ. Cha mẹ sinh ra ta nhưng chính lòng yêu nước của người Việt mới sinh thành nên chính hình hài, tâm hồn, văn hóa, tiếng nói đặc trưng của người Việt chúng ta.
Hôm nay người Việt trên thế giới nhớ về sự hy sinh của những người lính Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc hải chiến Hoàng Sa vào ngày này năm 1974. Máu của họ đã tan vào đại dương nhưng tưởng như vẫn chảy thầm lặng và vô hình trong tâm tưởng chúng ta. Họ chính là một trong vô vàn nhưng thế hệ tiền nhân đã dâng mình cho sơn hà ấy. Vô danh hay hữu danh họ đều là những bậc anh hùng và anh thư xả thân để cho non sông và giống nòi Việt Nam trường tồn đến tận ngày nay

[Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt