Tự Do-Nhân Quyền

Trung Cộng: Hồng Vệ Binh kiểu mới – Sinh Viên yêu nước

Cô Dương Thư Bình nói luồng không khí ở Mỹ “trong sạch”

Cách đây nửa thế kỷ, hàng triệu Hồng Vệ Binh của Mao Trạch Đông tập trung ở Quảng trường Thiên An Môn, hô vang khẩu hiệu, tay giơ cao cuốn Mao Tuyển để tỏ lòng trung thành với tư tưởng của “Người cầm lái vĩ đại”.
Nay, những thế hệ Hồng Vệ Binh trong Thế kỷ 21 không tập trung cùng nhau như trước, mà họ quần thảo trên mạng. Sau tình trạng điên loạn thời Cách mạng Văn hóa và bi kịch vụ thảm sát Bắc Kinh hồi năm 1989, giới trẻ không được phép biểu tình tại Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Điều trần tại Hạ viện Mỹ về Nguyễn Hữu Tấn, chết trong khi bị câu lưu ở Vĩnh Long

Chị Nguyễn Thị Mỹ Phượng (T) chị ruột anh Nguyễn Hữu Tấn (P)

Ngay trước khi Thủ Tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc sang Hoa Kỳ gặp Tổng Thống Donald Trump vào cuối tháng này, Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ mở một buổi điều trần vào ngày 25/5, về tình trạng vi phạm tự do tôn giáo, nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam.
Dân Biểu Christopher Smith thuộc đảng Cộng Hoà, đại diện bang New Jersey, cho biết lý do điều trần trong một thông cáo: “Chính quyền cộng sản Việt Nam giới hạn tự do tôn giáo một cách nghiêm trọng, và Uỷ ban Tự Do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), vừa khuyến nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa Việt nam trở lại danh sách Quốc gia phải Quan tâm Đặc biệt –CPC.”

Dân biểu Smith nói: “Khi Thủ Tướng [CS] Việt Nam sang thăm Hoa Kỳ cuối tháng này, chính quyền Tổng thống Trump sẽ có một cơ hội để khẳng định: người dân Hoa Kỳ sẽ không tài trợ việc đàn áp nghiêm trọng các nhóm tôn giáo, các nhà tranh đấu dân chủ, các blogger và các nhà báo.” [Đọc tiếp]

Liên Tôn gốc Việt gặp giới chức Mỹ trước Đối thoại Nhân quyền

Đoàn đa tôn giáo gặp Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), ngày 15/5/2017. Ảnh Dương Xuân Lương

Hôm 15 và 16 tháng 5, một phái đoàn đa tôn giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã gặp gỡ Bộ Ngoại giao Mỹ, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF), và các đại biểu Quốc Hội để bàn về các vấn đề tự do tôn giáo trước cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt – Mỹ sắp tới.
Ngoài ra, phái đoàn còn có cuộc gặp với Bàn tròn Đa Tôn giáo Hoa Kỳ (IRFR), và Đoàn Nghị sĩ Quốc tế về Tự do Tôn giáo hay Niềm tin (IPPFORB).
Phái đoàn đa tôn giáo Việt Nam gồm có đại diện Tăng đoàn Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Khối Nhơn sanh Đạo Cao Đài, Hội Thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên, Hội Thánh Tin Lành Người H’mong, đại diện Hiệp Hội Giáo dân Cồn Dầu, và đại diện Chiến dịch Cứu Đông Yên. [Đọc tiếp]

Phái đoàn tôn giáo Việt Nam gặp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Hòa Thượng Thích Viên Lý (giữa), bà Trúc Nương (trái), đại diện Phật Giáo Hòa Hảo trả lời phỏng vấn phóng viên Thanh Trúc tại RFA ngày 16/5/2017

Trong hai ngày thứ Hai 15 và thứ Ba 16 vừa qua phái đoàn đa tôn giáo với khoảng 20 chức sắc Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo đến từ trong nước và ở Hoa Kỳ đã có cuộc gặp với viên chức chuyên trách tôn giáo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để trình bày về hiện trạng thiếu tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Sau buổi gặp, 2 vị trong phái đoàn, Hòa thượng Thích Viên Lý, chủ tịch tăng đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại và bà Trúc Nương Brown, đại diện Phật Giáo Hòa Hảo Miền Tây Nam Phần,  dành cho đài ACTD một cuộc phỏng vấn. [Đọc tiếp]

Ông Trump nên ‘ra điều kiện’ nhân quyền khi gặp Nguyễn Xuân Phúc

Dân biểu Chris Smith và chị Vũ Minh Khánh (giữa), vợ của luật sư Nguyễn Văn Đài

Nhân ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, Dân biểu Chris Smith, đại diện bang New Jersey, ra tuyên bố nói rằng vấn đề nhân quyền Việt Nam có liên quan đến các chính sách về an ninh và giải quyết công ăn việc làm ở Hoa Kỳ.

Phát biểu tại sự kiện ngày Nhân quyền Việt Nam ở Điện Capitol, dân biểu Chris Smith nói Hoa Kỳ nên “ra điều kiện” là chỉ khi nào Việt Nam có tiến bộ “đáng kể, có thể kiểm chứng, và có những cải tiến không thể đảo ngược” về tự do tôn giáo, quyền lao động, tự do Internet và các quyền tự do dân chủ khác, thì Hoa Kỳ mới mở rộng các lợi ích thương mại hoặc bán vũ khí cho Việt Nam.

Quốc hội Hoa Kỳ chỉ định ngày 11/5 hàng năm là “Ngày Nhân quyền Việt Nam” từ năm 1994. [Đọc tiếp]

Giới lập pháp đòi Trump thúc đẩy nhân quyền Việt Nam

Lễ kỷ niệm Ngày Nhân quyền cho Việt Nam tại Quốc hội Hoa Kỳ, 11/5/2017

Lễ kỷ niệm năm thứ 23 Ngày Nhân quyền cho Việt Nam diễn ra hôm 11/5 tại Quốc hội Mỹ. Tham gia tổ chức buổi lễ là Cộng đồng Việt Nam vùng Washington DC, Maryland và Virginia, Tổ chức Tập hợp vì Nền Dân chủ, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam và Hệ thống Truyền hình SBTN. Thượng nghị sĩ John Cornyn (đảng Cộng hòa, bang Texas) bảo trợ cho buổi lễ năm nay.

Đã 23 năm kể từ ngày Quốc hội Mỹ và Tổng thống Clinton chỉ định ngày 11/5 là Ngày Nhân quyền cho Việt Nam, song tình hình nhân quyền tại Việt Nam đến nay vẫn có nhiều vấn đề nghiêm trọng, theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, chủ tịch Uỷ ban Cứu Người Vượt Biển (BPSOS), một diễn giả tại buổi lễ.

[Đọc tiếp]

Cựu Tổng thống Carter quan ngại về chính sách nhân quyền của Trump

Cựu TT Hoa Kỳ Jimmy Carter

Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter bày tỏ quan ngại rằng các tín hiệu của chính quyền Trump bớt nhấn mạnh tới nhân quyền sẽ làm xói mòn sự ủng hộ cho quyền con người tại các nước.

Phát biểu với AP nhân 2 ngày gặp gỡ hàng chục nhà hoạt động nhân quyền tại Trung tâm Carter ở Atlanta hôm 9/5, ông Carter nay đã 92 tuổi, nhấn mạnh: “Tổng thống nêu rõ trong bài diễn văn nhậm chức-tôi có mặt ở đó-khi ông nói Hoa Kỳ sẽ không cố gắng ép buộc các tiêu chuẩn Mỹ lên các nước khác. Tôi cho rằng ông ấy muốn nói tới các tiêu chuẩn hòa bình, nhân quyền, tự do, công lý, đại loại như thế.” [Đọc tiếp]

18 Linh mục phản đối đấu tố LM Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục

Linh mục Đặng Hữu Nam (trái) và linh mục Nguyễn Đình Thục hướng dẫn giáo dân đi kiện Formosa

Linh mục tại hai giáo hạt Thuận Nghĩa và Vàng Mai, thuộc Giáo phận Vinh ra tuyên bố phản đối chính quyền tổ chức đấu tố hai vị Linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục. Hai vị linh mục này hiện quản xứ Phú Yên và Song Ngọc trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

Bản tuyên bố, được công bố vào ngày 8 tháng Năm với chữ ký của 18 linh mục tại hai giáo hạt vừa nêu, chỉ rõ chính quyền huyện Quỳnh Lưu và tỉnh Nghệ An tổ chức đấu tố hai vị Linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục bằng nhiều hình thức với mức độ ngày càng gia tăng và nghiêm trọng, thậm chí còn cáo buộc “có sự tiếp tay” của Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh và Linh mục Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Ủy ban Công lý và Hòa Bình Giáo phận Vinh cho điều mà chính quyền gọi là “sai phạm” của Linh mục Đặng Hữu Nam. [Đọc tiếp]

Cộng Sản Việt Nam: “đấu tố” Linh mục Đặng Hữu Nam

Linh Mục Đặng Hữu Nam (đội mũ lưỡi trai xanh)

Truyền thông địa phương ngày 6/5 đưa tin một cuộc biểu tình phản đối Linh mục Đặng Hữu Nam đã diễn ra ở Nghệ An vì “hành động trái pháp luật, bóp méo chiến thắng lịch sử 30/4/1975” và “rao giảng nói xấu Đảng Cộng Sản Việt Nam” của vị linh mục Công Giáo.
Theo baonghean.com, cuộc biểu tình có đến hơn 2.000 người dân xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu, bao gồm phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên… tham gia, để phản đối việc Lm. Đặng Hữu Nam rao giảng với giáo dân rằng “Ngày 30/4 là ngày mà dân tộc Việt Nam mất đi tự do, ngày mà người dân không có quyền làm người, ngày đã làm cho đất nước tang thương, ngày đã đưa đất nước trở thành lạc hậu, nghèo đói, ngày mà Việt Nam mất đi cơ hội phát triển, ngày đã tạo nên bất công trên mọi miền đất nước…” [Đọc tiếp]

Quốc Hận 30/04: Thiếu Tá Trịnh Lan Phương chọn cái chết thay vì đầu hàng

Trịnh Lan Phương, cựu sinh viên sĩ quan Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt. (Hình: Huy Phương cung cấp)

Sáng 30 Tháng Tư, 1975, sau khi Đại Tướng Dương Văn Minh lên Đài Phát Thanh Sài Gòn kêu gọi quân đội buông súng đầu hàng vô điều kiện, rất nhiều vị anh hùng của chúng ta chọn cái chết tại chỗ thay vì ra hàng với giặc.
Thất vọng, bẽ bàng, căm giận, hàng ngàn người lính miền Nam đã tự sát để khỏi rơi vào tay quân địch, tránh nỗi ô nhục của một hàng binh trước cảnh nước mất, nhà tan.
Thế giới đã biết đến những vị tướng lãnh miền Nam, tư lệnh những đại đơn vị đã tuẫn tiết khi nghe tin Sài Gòn thất thủ, nhưng đã có biết bao nhiêu anh hùng vô danh, lặng lẽ chọn cái chết về phần mình, mà không hề ai biết đến.
Thiếu Tá Trịnh Lan Phương là một trường hợp như thế! [Đọc tiếp]

42 năm: Thân nhân “tử sĩ Hoàng Sa” chật vật sống còn

Chị Huỳnh Thị Sinh (trái) trong lễ tang chồng là Thiếu Tá Ngụy Văn Thà

Một số người dân có chồng và cha từng chiến đấu cho lực lượng Việt Nam Cộng hòa và bỏ mạng trong trận hải chiến đẫm máu ở Hoàng Sa cho biết rằng sau năm 1975, họ chật vật sống qua ngày.
Trận chiến trên biển, dù xảy ra hơn 42 năm trước, vẫn gợi lại nhiều suy nghĩ, nhất là khi sắp tới ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam 30 tháng 4, 1975, và trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng củng cố chủ quyền Biển Đông.
Bà Huỳnh Thị Sinh, vợ của cố thiếu tá Ngụy Văn Thà, hạm trưởng chiến hạm Nhật Tảo HQ10 của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, cho biết rằng hiện bà không được nhà nước hỗ trợ gì, mà “phải phụ giúp con cháu để sống qua ngày”.

[Đọc tiếp]

Quốc Hận 30-04: Vạch Mặt Kissinger

 

chân dung Kissinger

“Ngày 30 tháng 04 năm 1975 có triệu người vui và cũng có triệu người buồn”, câu nói của Võ Văn Kiệt có chuyển biến trong tư tưởng của một cựu thủ tướng Cộng Sản Việt Nam. Nhưng câu nói đó chưa đúng và chưa đủ, mà phải nói rằng ngày 30 tháng 04 năm 1975 là ngày đánh dấu cả dân tộc Việt Nam rơi vào họa xâm lăng của Cộng sản đệ tam quốc tế, chỉ đạo bởi thế lực Cộng Sản Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh, ngày mà hệ lụy đau thương nhất của giòng sinh mệnh dân tộc, ngày đánh dấu đại họa đổ xuống đối với dân Việt. Ngày mà chỉ có hai triệu đảng viên CSVN vui, nhưng toàn dân Việt Nam không cộng sản phập phồng run sợ dưới sự cai trị độc tài, bạo tàn của chế độ Cộng Sản.

Ngày 30 tháng 04 năm 1975 đối với dân tộc Việt Nam đến từ đâu? Đến từ ý đồ xâm lăng nhuộm đỏ thế giới của Cộng Sản quốc tế và sự tráo trở của một đồng minh đứng đầu khối tự do là Hoa Kỳ. Chìa khóa mở cửa cho ngày  định mệnh 30-04-1975 là phù thủy Henry Kissinger. Nhân tưởng niệm ngày đau thương của một dân tộc, chúng ta nhìn lại lịch sử để lấy đó một bài học “chỉ có sức mạnh của dân tộc mới cứu được dân tộc, nếu không dùng sức mạnh chính mình thì sớm muộn gì chúng ta sẽ trở thành con bài trên canh bạc quyền lợi của các siêu cường”. Bài “vạch mặt Kissinger” là một bài học lịch sử để đời cho dân tộc Việt Nam. [Đọc tiếp]

Việt Nam, “nhà tù lớn thứ nhì đối với các nhà báo công dân”

Bà Trần Thị Ngay bị bắt ở Hà Nội tháng 1/2017

Việt Nam bị xếp hạng 175 trên 180 quốc gia được khảo sát về tự do báo chí, trong phúc trình năm 2017 của Tổ chức Ký giả Không Biên giới, RSF.

Tổ chức Ký giả Không Biên giới nói vì tất cả truyền thông nội địa đều được đặt dưới quyền kiểm soát và chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam, cho nên những nguồn tin độc lập duy nhất là các blogger và nhà báo công dân, thành phần mà RSF cho là bị đàn áp nghiêm ngặt, kể cả bằng bạo lực dưới tay của cảnh sát mặc thường phục. [Đọc tiếp]

Đồng bào người Việt tị nạn chống Tập Cận Bình ở West Palm Beach, Florida

Đồng bào tị nạn Cộng Sản người Việt tập trung biểu tình chống Tập Cận Bình đến West Palm Beach, Florida họp Thượng Đỉnh với TT Mỹ Donal Trump trong hai ngày 6 và 7 tháng 4, 2016. 

  00:00           
00:00
 
00:00
         
 
 

Hoa Kỳ gia tăng áp lực lên CSVN về nhân quyền

“Tôi đã gặp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Ted Osius để thảo luận nhu cầu cần thiết cho những cải cách nghiêm túc về nhân quyền tại Việt Nam. Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam thật là tối tăm và cuộc bầu cử mới nhất không hề có tự do và công bằng. Để có chút hy vọng gì cho mối bang giao Việt-Mỹ được vững mạnh hơn, chính phủ Việt Nam phải tôn trọng các quyền căn bản của con người trong đó có quyền về chính trị và tôn giáo.” (1)

Đó là status của Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ Ed Royce trên Facebook cá nhân của ông sau buổi gặp gỡ với Đại sứ Ted Osius vào ngày 04/04/2017. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt