Tự Do-Nhân Quyền

Mỹ công bố 7/11 Ngày Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản

Tượng Lenin tại một cuộc triển lãm ở Moscow trưng bày sự đàn áp của chế độ cộng sản đối với tôn giáo.

Trước thềm chuyến thăm Trung Quốc, Tổng thống Donald Trump công bố ngày 7/11 là Ngày Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản.
Thông cáo từ Tòa Bạch Ốc nói ngày 7/11 đánh dấu 100 năm kể từ khi cuộc cách mạng Bolshevik nổ ra tại Nga, dẫn tới việc thành lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết (Liên Xô) và những thập niên đen tối của chủ nghĩa cộng sản đàn áp, một triết lý chính trị không thích hợp với tự do, thịnh vượng, và nhân phẩm của đời sống con người.
Tòa Bạch Ốc nhấn mạnh trong thế kỷ qua, các chế độ cộng sản độc tài trên khắp thế giới đã giết chết hơn 100 triệu người và biến vô số người khác thành nạn nhân của tình trạng bóc lột, bạo động, và những sự hủy diệt chưa kể hết. [Đọc tiếp]

Human Right Watch (HRW): Lãnh đạo APEC đừng làm ngơ hơn 100 tù chính trị


Tổ chức theo dõi nhân quyền quốc tế Human Rights Watch (HRW) kêu gọi Việt Nam ngay lập tức thả tự do cho tất cả những người đang bị giam giữ chỉ vì họ “đã thực thi các quyền cơ bản của mình một cách ôn hòa.”
Một trang mạng mới của HRW dành riêng cho lời kêu gọi này được lập ra, trong đó nêu bật 15 trường hơp trong số hơn 100 người đang bị giam cầm vì các lý do chính trị hay tôn giáo. [Đọc tiếp]

Dân tộc nào bất hạnh nhất trên thế giới và do ai?

Cảnh đói nghèo của người dân

Thể chế chính trị quyết định sự tiến lùi của đất nước. Cũng là Hàn Quốc nhưng Bắc Hàn và Nam Hàn hoàn toàn khác nhau về đời sống cũng như mức độ phát triển. Đông Đức và Tây Đức trước đây, Việt Nam Cộng Hòa và miền Bắc cộng sản trước 1975 cũng vậy. Dưới sự lãnh đạo của ĐCS (Đảng Cướp Sạch) trong một cơ chế độc tài toàn trị, đảng ta tự do nổ trong hoang tưởng, khiến đất nước sẽ ngày càng tiến về cuối danh sách của bảng xếp hạng. Dân Việt Nam sẽ ngày càng thêm hổ thẹn và tủi nhục cho phận kiếp nô lệ, một thứ bất hạnh dọc theo các dân tộc bất hạnh nhất thế giới.

[Đọc tiếp]

Việt Nam gõ cửa nhân quyền ở Quốc Hội Mỹ

Kiểm điểm UPR: VN ngập ngụa “thành tích nhân quyền”

Một cuộc tuần hành vì nhân quyền cho Việt Nam của cộng đồng người Việt tại Canada.

Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) là cơ chế mới và liên chính phủ của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2008. Cơ chế này có nhiệm vụ rà soát tổng thể các vấn đề nhân quyền tại tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc, bất kể lớn hay nhỏ, phát triển và đang phát triển, định kỳ 4 – 5 năm một lần.
4 năm sau khi được cho đặc cách một cái ghế trong Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc (từ tháng 11/2013), vào năm 2017 giới chóp bu Việt Nam một lần nữa phải có báo cáo cho Hội đồng này về những kết quả thực hiện nhân quyền theo các khuyến nghị mà các thành viên của Hội đồng đã gửi cho Việt Nam. [Đọc tiếp]

Nguyễn Mai Trung Tuấn: Hình ảnh thế hệ dân oan tiếp nối

Tù nhân lương tâm Nguyễn Mai Trung Tuấn. Hình chụp năm 2015.

Nguyễn Mai Trung Tuấn, thành viên trẻ tuổi nhất trong nhóm tám thành viên của một gia đình chống cưỡng chế đất tại Thạnh Hóa, tỉnh Long An bị kết án tù vừa được cho về nhà trước thời hạn 6 tháng, chia sẻ về thời gian hơn 2 năm tù đày khi em tròn 15 tuổi.

Đi tù ở tuổi vị thành niên

“Họ nhốt em từ 9 giờ sáng cho tới 11 giờ đêm và không cho em ăn uống gì hết. Họ nói ‘Bây giờ mày khai không? Mày không khai là tao giết mày’. Em nói “Tôi không có gì để khai. Gia đình tôi hoàn toàn bị mất tất cả rồi’. Lúc đó họ còng tay chân em lại. Đến chiều, họ đánh vào ngực em, đá vào hông em. Em thì có tiền sử bị hen suyễn và bị bệnh tim, cho nên em rất mệt. Em có nói ‘Sức khỏe của tôi bây giờ bị kiệt sức. Cần được cấp cứu’. Em nêu ra vậy nhưng họ bỏ mặc em trong phòng và đóng cửa lại. Một lúc sau là em ngất luôn.”

[Đọc tiếp]

Chính quyền Hồng Kông trấn áp mạnh giới dân chủ theo lệnh Bắc Kinh…

Biểu tình ủng hộ 3 sinh viên lãnh tụ phong trào Dù Vàng bị giam giữ. Ảnh ngày 18/08/2017, trước nhà giam Hồng Kông. Reuters

Như vậy là ngày 17/08/2017, tư pháp Hồng Kông đã kết án tù giam đối với ba thủ lĩnh sinh viên biểu tình có vai trò lớn trong các cuộc biểu tình cổ vũ cho dân chủ ở vùng đặc khu này vào năm 2014. Nếu chính quyền Hồng Kông xác định rằng họ chỉ phán xử theo đúng luật pháp, thì giới đấu tranh cho dân chủ tại Hồng Kông tố cáo bàn tay của Bắc Kinh trong các quyết định bóp nghẹt ý hướng đòi dân chủ đang vươn lên trở lại tại nơi mà trên nguyên tắc vẫn còn được hưởng một chế độ tự do hơn phần còn lại của Trung Cộng.
Giới quan sát đều ghi nhận xu hướng càng lúc càng mạnh tay hơn của chính quyền Hồng Kông đối với những thành phần đòi dân chủ cho vùng lãnh thổ này, không chấp nhận sự áp đặt của Bắc Kinh thông qua các tầng lớp thân cận mình.

[Đọc tiếp]

Phúc trình tự do tôn giáo Mỹ: VN hạn chế các nhóm chưa được công nhận

CSVN đàn áp Đan viện Thiên An ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Phúc trình Tự do Tôn giáo ở Việt Nam năm 2016 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hôm 15/8 nhấn mạnh rằng chính quyền Hà Nội tiếp tục hạn chế sinh hoạt tôn giáo của các nhóm tôn giáo chưa được nhà nước công nhận, nghiêm trọng nhất là việc chính quyền Quận 2, TP. HCM cưỡng chế chùa Liên Trì của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Phúc trình dài 29 trang nói rằng Tổng thống, Ngoại trưởng, và Đại sứ Hoa Kỳ trong các cuộc họp với các quan chức cấp cao của Việt Nam đều kêu gọi Việt Nam tăng cường tự do tôn giáo hơn nữa. [Đọc tiếp]

LHQ lên án Việt Nam việc xét xử nhà tranh đấu Trần Thị Nga 9 năm tù

Nhà tranh đấu Trần Thị Nga trong phiên xử hôm 25/7/2017

Hôm thứ Sáu 28/7 LHQ hối thúc Việt Nam trả tự do cho nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng, người vừa bị tuyên án 9 năm tù giam hồi đầu tuần này, sau phiên tòa kéo dài một ngày về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước,” theo điều 88 Bộ Luật hình sự.
Người phát ngôn nhân quyền của LHQ Liz Throssell phát biểu tại một cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ về mức độ nghiêm trọng của bản án đối với blogger Trần Thị Nga và việc xét xử bà không đúng tiêu chuẩn thủ tục tố tụng và gây ra “những lo ngại nghiêm trọng.” [Đọc tiếp]

Báo cáo Human Rights Watch: Không Chốn Dung Than Cho Các Nhà Hoạt Động Nhân Quyền Việt Nam

Dưới đây là link báo cáo của Human Rights Watch, 65 trang về vấn đề vi phạm nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam. CSVN bắt bớ giam cầm người một cách bừa bãi, gần đây xử án người theo Trung Cộng với mức án 10 năm trở lên. Giết người man rợ như thời Trung Cổ. Sử dụng côn đồ trấn lột người dân, đánh đập tàn nhãn đàn bà trẻ em khi họ biểu tình đòi nguyện vọng chính đáng:

https://www.hrw.org/sites/default/files/report_pdf/vietnam0617vietnamese_web_2.pdf

HRW: Giới hoạt động nhân quyền Việt Nam “không chốn dung thân”

Người dân biểu tình phản đối vụ bắt nhà hoạt động Hoàng Bình; Diễn Châu, Nghệ An, 15/5/2017

Phúc trình của Human Rights Watch phổ biến hôm 19/6/ 2017 nói rằng tại Việt Nam các blogger và các nhà tranh đấu cho nhân quyền bị đánh đập, đe dọa, và hăm dọa trừng phạt. Chính phủ Việt Nam phải ra lệnh chấm dứt tình trạng này và buộc những kẻ vi phạm chịu trách nhiệm. Các chính phủ cấp viện phải yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam chấm dứt trấn áp, và rằng đàn áp tự do Internet, phát biểu ôn hòa và hoạt động tranh đấu sẽ gánh chịu những hậu quả.
Phúc trình 65 trang nhan đề “Không chốn dung thân cho các nhà hoạt động vì nhân quyền – Các nhà vận động dân chủ và blogger ở Việt Nam bị tấn công“‘ nêu rõ 36 trường hợp những kẻ không rõ lai lịch, mặc thường phục hành hung những người tranh đấu cho nhân quyền và các blogger trong khoảng thời gian từ tháng 1/2015 đến tháng 4/2017, và thường gây ra thương tích trầm trọng. Các nạn nhân thuật lại rằng nhiều vụ hành hung diễn ra ngay trước mắt công an mặc sắc phục mà họ không can thiệp.
[Đọc tiếp]

Các tổ chức nhần quyền thúc giục phóng thích Trần Thị Nga

Bà Trần thị Nga bị công an Việt Cộng bắt tại Phủ Lý, Hà Nam ngày 21/01/2017.

Các tổ chức vận động nhân quyền đặt ở Châu Âu kêu gọi nhà chức trách Việt Nam bãi bỏ mọi cáo buộc và phóng thích ngay lập tức nhà hoạt động Trần Thị Nga, theo một thông cáo chung của Đài Quan sát Bảo vệ những Nhà đấu tranh cho Nhân quyền.
Tòa án CSVN tỉnh Hà Nam thông báo bà Nga sẽ bị đưa ra xét xử vào hai ngày 25 và 26 tháng 7 với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.” Nếu bị kết án bà có thể đối mặt với 20 năm tù.
Bà Nga được nhiều người biết đến qua các hoạt động như nhiều lần tham gia biểu tình chống Trung Cộng, tuần hành vì môi trường, phản đối hãng Formosa trong thảm họa môi trường ven biển miền Trung, cũng như giúp đỡ dân oan khiếu kiện. [Đọc tiếp]

Nhạc: Thấy gì trên quê hương ta ?

Thấy gì trên quê hương ta: nhạc Nguyễn Sỹ Thuỳ Ngân, người hát Thanh Tâm

Đời đẹp khi họ sống vì cộng đồng

Đoàn Huy Chương

Kể từ khi mạng xã hội nở rộ ở Việt Nam, có một nghề bỗng nhiên được biết đến và một số người làm nghề đó trở thành người của cộng đồng. Đó là nghề hoạt động xã hội, hoạt động vì dân chủ và nhân quyền.
Bạn đã biết một gương mặt rất nổi tiếng gần đây là Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức facebooker Mẹ Nấm. Quỳnh được biết đến như là một phụ nữ trẻ, mẹ của hai con nhỏ, và thực sự đã chỉ lên tiếng mạnh mẽ chống bá quyền Trung Quốc, phản đối Formosa và những nhóm lợi ích đen tối đứng sau các dự án tàn phá môi trường ở Việt Nam, nhưng lại bị quy tội “chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”. (Hóa ra Trung Quốc, Formosa và CHXHCN Việt Nam là một).
Nhưng có lẽ không nhiều bạn trẻ biết người đàn ông trong bức hình này. Bởi vì anh thuộc thế hệ đi trước. Anh ở trong số những người đã đi trên con đường đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam từ rất lâu, vào thời mà phần lớn chúng ta chưa nghe nói đến từ “nhân quyền”, chưa bao giờ nghĩ tới cái gì vượt ra ngoài phạm vi bản thân và gia đình, và thấy công an thì sợ run như dẽ.
[Đọc tiếp]

Lưu Hiểu Ba và hành trình đi tìm dân chủ tại Trung Cộng

Lưu Hiểu Ba (1955-2017)

Ông Lưu Hiểu Ba người tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất của Trung Cộng qua đời vào ngày 13/7 vừa qua. Hồi cuối tháng trước, truyền thông quốc tế loan tin là ông đã được đưa ra khỏi tù vào bệnh viện vì bị ung thư gan giai đoạn cuối. Vợ ông, bà Lưu Hà cho biết bệnh ông đã nặng đến mức không chữa trị được. Và đúng với bản chất độc ác của chế độ cộng sản, ông vẫn bị quản thúc trong bệnh viện. Ngoài vợ ông ra, thân nhân hoặc bạn bè không dễ dàng vào thăm viếng vì họ sẽ ”được công an hỏi thăm sức khoẻ” nếu có ý định đó. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt