Mỹ nói chủ nghĩa đa phương thất bại, xét lại việc đóng góp cho LHQ
Một lời bàn trên hệ thống Internet rằng: Hoa Kỳ đóng góp tới 1/4 tài chính cho một tổ chức không hề đứng về phía những người dân thấp cổ bé miệng bị các chế độ độc tài áp bức và tước đoạt nhân quyền. Đã đến lúc nước Mỹ nên cắt giảm tài trợ, và Liên Hiệp Quốc cũng nên nhìn lại những tiêu chí hoạt động của mình, trước khi nó bị biến thái quá mức.
Bà Nikky Haley, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc phát biểu trong buổi họp LHQ ngày 9/11 vừa rồi: “…các nước thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) phần lớn đã không hoàn thành các ý tưởng của chủ nghĩa đa phương và trong vài tháng tới Mỹ sẽ suy nghĩ lại việc đóng góp tài chính hào phóng cho tổ chức này…”
CSVN lần đầu tiên bị chất vấn ở LHQ về tình trạng “tra tấn” chết trong đồn công an
Vụ tín đồ Hòa Hảo Nguyễn Hữu Tấn và một số trường hợp chết trong đồn công an; các cộng đồng tôn giáo, người thiểu số Hmong bị bắt bớ, tra tấn; và vụ một đạo diễn tố giác bị công an đánh đến chấn thương ở Cần Thơ gần đây là những trường hợp điển hình được nêu ra trong phiên chất vấn của Ủy ban chống tra tấn LHQ đối với Việt Nam trong phiên họp ngày 14/11, bắt đầu cuộc kiểm điểm về việc thực hiện Công ước chống tra tấn của quốc gia thành viên.
“Đây là lần đầu tiên Việt Nam phải giải trình trước Liên Hiệp Quốc về tình trạng tra tấn đang xảy ra tràn lan ở đất nước Việt Nam”, TS. Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc BPSOS, tổ chức đã giúp đưa nhiều trường hợp của Việt Nam trình lên Ủy Ban Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc, nói với VOA khi ông đang có mặt tại trụ sở của LHQ ở Geneva. [Đọc tiếp]
Việt Cộng Đà Nẵng cướp chùa An Cư của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất
CSVN sẽ tìm cách phá tất cả các cơ sở của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất. Họ không muốn tồn tại. Các thành viên của Giáo Hội Việt Nam Thống Nhất thì bị họ đàn áp khốc liệt.
Chùa An Cư tại phường An Hải Bắc, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng vào sáng ngày 9/11/2018 bị lực lượng chức năng địa phương cưỡng chế. Thượng Tọa Thích Thiện Phúc, vị trụ trì Chùa An Cư, phải miễn cưỡng giao Chùa cho đoàn cưỡng chế để về Huế xin tá túc: Video ghi lại lời của Thượng Tọa Thích Thiên Phúc
Nhà trong vườn cafe của Chánh Trị Sự Hứa Phi tại Lâm Đồng bị đốt cháy
Nhà trong vườn cafe của Chánh Trị Sự Hứa Phi tại Lâm Đồng bị đốt cháy khi Ông đi gặp đại diện Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tại Saigon cùng Hội Đồng Liên Tôn (xem video bạo quyền CSVN đối xử tệ hại và độc ác đối với Chánh Trị Sự Hứa Phi)
Mỹ dự kiến “nói thẳng” với Tàu Cộng về Biển Đông và nhân quyền
Theo nguồn tin Reuters: Đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh cho biết một cuộc họp cấp cao về ngoại giao và an ninh giữa Mỹ và Tàu Cộng hôm nay (9/11) có thể sẽ đề cập “thẳng thắn” đến những chủ đề như nhân quyền và Biển Đông.
Đại sứ Terry Branstad nói với các phóng viên rằng Hoa Kỳ sẽ tìm cách đạt được tiến bộ trong các vấn đề được ưu tiên, trong đó có cả vấn đề Bắc Hàn. Ông Branstad cho biết hai bên cũng sẽ thảo luận về cách thức hợp tác để tránh “những sai lầm hoặc tai nạn có thể xảy ra trong đấu trường quân sự”.
Ông Branstad, cựu Thống đốc tiểu bang Iowa, quen biết Chủ tịch Tàu Cộng Tập Cận Bình từ vài thập kỷ trước. Hai người gặp nhau lần đầu tiên vào năm 1985, khi ông Tập còn là một cán bộ cấp tỉnh, dẫn đầu một phái đoàn thương mại và nông nghiệp tới thăm tiểu bang Iowa. [Đọc tiếp]
Phái đoàn ngoại giao Mỹ gặp Hội đồng Liên Tôn Việt Nam
Hội đồng Liên tôn Việt Nam vào chiều ngày 5 tháng 11 tại chùa Giác Hoa, Sài Gòn có cuộc gặp với Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ để trình bày về tình hình tôn giáo Việt Nam.
Tin cho biết, về phía Hoa Kỳ có đại diện của Đoàn công tác Văn phòng Tự do Tôn giáo Quốc tế thuộc Cục Dân chủ, Nhân quyền, Lao động, Bộ Ngoại giao Mỹ gồm ông Khashayar M Ghashyhai – Phó Giám đốc và bà Mariah J Mercer – Trưởng Bộ phận phụ trách Thái Bình Dương và Đông Á. Bên cạnh đó còn có bà Pamela Pontius thuộc Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn.
Đồng Chủ tịch Hội đồng Liên tôn Việt Nam, Hòa thượng Thích Không Tánh cho Đài Á Châu Tự Do biết về cuộc gặp như sau: [Đọc tiếp]
Tù nhân lương tâm Trần Thị Nga không được gặp người thân sau hơn 1 tháng bị dọa giết
Sáng 29/9, gia đình tù nhân lương tâm (TNLT) Trần Thị Nga đến trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai để thăm gặp người thân theo định kỳ hàng tháng, tuy nhiên công an trại giam từ chối cho gặp mặt sau hơn 1 tháng bà này báo về nhà việc bị đánh và dọa giết trong tù.
Ông Phan Văn Phong, chồng của bà Nga cho Đài Á Châu Tự Do biết qua điện thoại như sau:
“Nó (cán bộ trại giam Gia Trung) bảo chị không chấp hành nội quy của trại, chị bảo mình không có tội, không nhận tội nên không cho thăm gặp. Mình xuống nước bảo là không cho người lớn gặp thì cho trẻ con gặp, tụi nó (con chị Nga) đi cả ngàn cây số. Nó cũng bảo là không, trẻ con cũng không cho gặp”. [Đọc tiếp]
Nữ văn sĩ gốc Việt có thể đoạt giải Nobel văn chương 2018
Nữ văn sĩ Kim Thúy đã được chọn vào vòng chung kết 4 “ứng viên” giải Nobel Văn chương 2018. Được biết nữ văn sĩ Kim Thúy là một luật sư người Canada gốc Việt. Vượt biển đến tị nạn tại Canada lúc 10 tuổi. Nay là một nhà văn nổi tiếng từng đoạt nhiều giải thưởng văn chương giá trị tại Canada. Sách của cô viết về những mảnh đời của người vượt biên tìm tự do và những nét đẹp của ngôn ngữ Việt. Đề tài cuốn sách thường chỉ có 1 chữ như “Ru”, “Vi”,”Man”(mãn) v.v… Có cuốn đã được đưa vào chương trình giảng dạy tại trường học ở Canada và được dịch ra 27 thứ tiếng trên thế giới… Mời quý vị xem đoạn video của phóng viên Trà My đài VOA phỏng vấn nữ văn sĩ Kim Thúy:
32 nghị sĩ châu Âu gửi thư ngỏ hối thúc Việt Nam cải thiện nhân quyền
Một nhóm 32 nghị sĩ Châu Âu vừa gửi thư ngỏ đề ngày 17/09/2018 đến các lãnh đạo châu Âu, cảnh báo nếu tình trạng nhân quyền tại Việt Nam không có các tiến bộ vững chắc, thỏa thuận về tự do thương mại mà Liên Hiệp Châu Âu dự tính ký kết với Việt Nam, sẽ “khó” được Nghị Viện phê chuẩn.
Trong bức thư ngỏ gửi lãnh đạo ngoại giao Federica Mogherini và ủy viên thương mại châu Âu Cecilia Malmström, 32 nghị sĩ nhấn mạnh đến hàng loạt các vụ vi phạm nhân quyền “trầm trọng” tại Việt Nam, như bỏ tù người bất đồng chính kiến, giới hạn quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, internet…
Human Rights Watch: “Nên xét lại việc tổ chức các sự kiện quốc tế tại Hà Nội”
Theo Reuters và AFP: Hai nhà lãnh đạo về nhân quyền tới Việt Nam dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tại Hà Nội, đã bị Việt Nam cấm nhập cảnh. Thông cáo báo chí của Hội Ân xá Quốc tế cho biết, Giám đốc cấp cao Điều phối Toàn cầu của tổ chức này, ông Minar Pimple, đã bị từ chối nhập cảnh hôm 10/9 và ngày hôm trước, 9/9, Tổng thư ký Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế Debbie Stothard cũng bị chặn, không cho nhập cảnh khi bà tới phi trường Nội Bài để dự WEF, sự kiện ngoại giao lớn nhất tại Việt Nam trong năm 2018. Trong câu chuyện với VOA-Việt ngữ tiếp xúc, một đại diện của Tổ chức Human Rights Watch cho biết phản ứng của tổ chức nhân quyền quốc tế về diễn biến này. [Đọc tiếp]
Cộng Sản Việt Nam cấm đại diện 2 tổ chức nhân quyền quốc tế nhập cảnh
Hai tổ chức bảo vệ nhân quyền có tiếng trên thế giới là Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền FIDH và Ân Xá Quốc Tế Amnesty International ngày hôm nay, 10/09/2018, đã tố cáo Nhà cầm quyền Việt Nam cấm không cho hai đại diện cao cấp của họ nhập cảnh để tham dự Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới về ASEAN mở ra tại Hà Nội từ ngày 11 đến 13 tháng 9.
Theo hãng tin Pháp AFP, trong một thông báo vào hôm nay, bà Andrea Giorgetta, giám đốc ban châu Á của Liên Đoàn Quốc Tế Nhân Quyền FIDH đã cho biết là bà Debbie Stothard, tổng thư ký của tổ chức đã bị chặn tại sân bay Nội Bài (Hà Nội), và bị tạm giữ trong suốt 15 tiếng đồng hồ, trước khi bị trục xuất qua Malaysia vào sáng sớm hôm nay.
Human Rights Watch kêu gọi Nhật hối thúc Việt Nam cải thiện nhân quyền
Tổ chức nhân quyền thế giới Human Rights Watch (HRW) trước đây thường hối thúc Mỹ lên tiếng về vấn đề vi phạm nhân quyền của nhà nước CSVN, nhưng gần đây thì HRW thường lên tiếng nhắc nhở Úc, Nhật ngoại giao với Việt nam thì nên đặt vấn đề nhân quyền.
Trong vài năm lại đây, nhận thấy sự tế nhị của chính phủ Hoa Kỳ đặt vấn đề chiến lược lên trên vấn đề nhân quyền, lợi dụng tình trạng đó, CSVN ra tay đàn áp, bắt bớ tù đày một cách vô cùng dã man và bừa bãi người dân Việt Nam muốn đứng lên chống Tàu giữ nước và những hành động phê phán chính trị độc tài toàn trị của nhà nước CSVN.
Trong trường hợp bộ trưởng ngoại giao Nhật Bản đến thăm Việt Nam, HRW hối thúc nên đưa vấn đề nhân quyền trong buổi tiếp xúc.
Thượng Nghị Sĩ Mỹ: Google, Facebook “chớ tiếp tay Luật An ninh mạng”
Lời người post: Tháng Sáu vừa qua “quốc hội bù nhìn” đảng CSVN thông qua luật “An ninh mạng”. Theo những điều khoản trong “luật an ninh mạng” của nhà nước CSVN mục đích “bịt miệng, trói tay, đè đấu, cưỡi cổ” người dân. Vì sao? Vì dân chỉ còn một phương tiện duy nhất để nói, viết, đọc và trang trải những uất ức của mình qua những trang facebook, google. Luật an ninh mạng ra đời sẽ ra yêu sách cho Google, Facebook v.v.. muốn làm ăn tại Việt Nam thì phải đặt máy chủ tại Việt Nam để bọn công an mạng CSVN dễ theo dõi và bắt bớ và chận đứng những người dân bất đồng chính kiến. Nếu Facebook và Google không chịu thỏa thuận thì những công ty này sẽ không còn hoạt động tại Việt Nam, CSVN sẽ mời mạng Weibo của Trung Cộng vào thay thế….CSVN sẽ lệ thuộc tin học vào Tàu cộng.
Hôm nay một số Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ gửi thư đến lãnh đạo các hãng Google và Facebook kêu gọi họ chớ tiếp tay cho đạo Luật An ninh mạng vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua vốn bị cho là công cụ bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận. [Đọc tiếp]
Tuyên bố của U.S. Department of State: Bureau of Democracy, Human Rights, & Labor:
Statement by U.S. Department of State: Bureau of Democracy, Human Rights, & Labor:
“We are disappointed by the passage of Vietnam’s new Cybersecurity Law, which further narrows freedom of expression online and imposes burdensome restrictions on U.S. and other foreign firms. We urge Vietnam to ensure its laws create an open and competitive digital environment, consistent with Vietnam’s international obligations.”
Tuyên bố của U.S. Department of State: Bureau of Democracy, Human Rights, & Labor:
“Chúng tôi thất vọng về việc thông qua Luật An ninh mạng mới của Việt Nam, trong đó càng thu hẹp tự do biểu đạt trên không gian mạng và áp đặt những hạn chế gây phiền toái đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ và các doanh nghiệp nước ngoài khác. Chúng tôi thúc giục Việt Nam đảm bảo rằng luật pháp của Việt Nam tạo ra một môi trường kỹ thuật số cởi mở và mang tính cạnh tranh, nhất quán với các nghĩa vụ thương mại quốc tế của Việt Nam.”