Tại sao Mỹ rút khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
Lời người post: Theo video dưới đây, lờ phát biểu của những giới chức cao cấp ngoại giao Hoa Kỳ là tại sao Mỹ rời khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council).
Tổ chức này được ra đời ngày 15 tháng 3 năm 2006 theo Nghị quyết (A/RES/60/251). Nghị Quyết này được sự ủng hộ của hầu hết các thành viên Liên Hiệp Quốc, ngoại trừ Mỹ, Do Thái, Palau và quần đảo Marshall bỏ phiếu chống. Belarus, Iran và Venezuela bỏ phiếu trắng.
Việc thành lập Hội Đồng Nhân Quyền LHQ là một trong những hành động nhằm cải tổ Liên Hiệp Quốc khi Ủy Ban Nhân Quyền LHQ (CHR) bị nhiều nhỉ trích rằng đã để những quốc gia phi nhân quyền làm thành viên và thao túng.
Mỹ đã rút khỏi UNESCO vào tháng 10/2017 và Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (UNHRC) vào tháng 7/2018.
Nhìn sâu vào vấn đề, chúng ta không ngạc nhiên khi Mỹ rút ra khỏi hai tổ chức Liên Hiệp Quốc này, vì Mỹ là nước trả chi phí nhiều nhất cho Liên Hiệp Quốc lại bị “lép vế” khi bỏ phiếu can thiệp vi phạm nhân quyền một nước nào trên thế giới – vì tổ chức này có nhiều nước phi nhân quyền là thành viên. Là người Việt Nam, chúng ta thông cảm với sự rút lui của Mỹ đối với hai tổ chức này. Thứ 1: UNESCO sai lầm trầm trọng để CSVN đề nghị Hồ Chí Minh được UNESCO nhân danh. Và thứ 2: Vào năm 2014-2016 Trung Cộng và Việt Nam là hai nước cộng sản vi phạm nhân quyền trầm trọng lại được bầu vào thành viên thường trực của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.
Mặc dù rút khỏi UNHRC, nhưng Mỹ vẫn can thiệp vào các nước vi phạm nhân quyền dựa trên sức mạnh của mình:
Ban nhạc Không quân Mỹ củng cố ngoại giao văn hóa ở VN
Lời người post: Đây là hình thức “Diễn Biến Hòa Bình” của Mỹ tại VN
Một ban nhạc của Không quân Hoa Kỳ mới đây đã tới các tỉnh miền bắc Việt Nam để thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa người dân hai nước, sử dụng “ngôn ngữ có sức mạnh nhất của hòa bình là âm nhạc”.
Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội cho biết rằng ban nhạc có tên gọi “Final Approach” tháng trước tới “giới thiệu văn hóa Mỹ” và “biểu diễn cho người dân của hai tỉnh phía Bắc Việt Nam là Thái Nguyên và Tuyên Quang”. [Đọc tiếp]
Tài liệu Bộ Công an: Bắc Kinh sợ hãi bất an trước tình hình Hồng Kông
Hồi tháng 6, người dân Hồng Kông đã hai lần biểu tình quy mô lớn với hàng triệu người tham dự, ngăn chặn thành công việc giới chức Hồng Kông thúc đẩy sửa đổi Luật dẫn độ.
Ngày 1/7 vừa qua, 550.000 người Hồng Kông lại xuống đường biểu tình, một lần nữa làm nên lịch sử và gây chấn động thế giới. Một số nhà bình luận nói rằng các giới chức Bắc Kinh trên bề mặt dường như không thể hiện rõ là họ lo lắng trước hàng loạt cuộc kháng nghị ở Hồng Kông. Tuy nhiên, các tài liệu bí mật của Bộ Công An Trung Cộng gần đây chứng tỏ Bộ này đã yêu cầu các sở công an địa phương tổng động viên nhằm ngăn chặn tình hình ở Hồng Kông lan sang Đại Lục. [Đọc tiếp]
La Croix: Đã đến lúc hành động chống lại “chính quyền tội ác” Trung Cộng
Được biết trước đó, tờ La Croix cũng đăng tải bài viết của ông Benedict Rogers nhận định việc “diệt chủng” ở Trung Cộng là tội ác chưa từng có.
Phán quyết của Tòa án độc lập, rằng thu hoạch tạng vẫn đang tiếp diễn, thúc giục các quốc gia phải hành động vì công lý. [Đọc tiếp]
Người dân Hồng Kông thắng Bắc Kinh 1-0
Hồng Kông (tiếng Tàu: 香港; Hán-Việt: Hương Cảng, tiếng Anh: Hong Kong), là một trong hai đặc khu hành chánh của Trung Cộng (Đặc khu kia là Ma Cao). Là phần đất của Trung Hoa, phía Đông của Đồng bằng châu thổ Châu Giang, giáp với thành phố Thẩm Quyến thuộc tỉnh Quảng Đông; về phía Bắc, Tây và Tây Nam nhìn ra Biển Đông. Tất phần đất nhượng địa cho nước Anh từ năm 1842 gồm Hồng Kông, Cửu Long và 260 đảo nhỏ chung quanh đã được chính phủ Anh trao trả lại cho Trung Cộng vào năm 1997. Hồng Kông đã trở thành một trong những trung tâm tài chính, và kỷ nghệ sản xuất lớn của thế giới, với dân số chừng 7.5 triệu người, trên một diện tích hẹp 2755 km2.
Năm 1842, Trung Hoa “nhượng” Hồng Kông cho chính phủ Anh 99 năm. Năm 1997 Anh Quốc trao trả chủ quyền cho Trung Cộng. Khi trả trả chủ quyền, Trung-Anh có một tuyên bố chung với Luật Cơ bản quy định rằng Hồng Kông được hưởng một quy chế tự trị đến 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền, tức là vào năm 2047. Dưới chính sách “một quốc gia, hai chế độ”, Bắc Kinh chịu trách nhiệm về quốc phòng và ngoại giao của Hồng Kông. Còn Hồng Kông thì duy trì phần lớn thể chế chính trị, hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách hải quan, chính sách nhập cư, hệ thống xuất bản, báo chí, hệ thống giáo dục theo chính phủ Anh, các đại biểu trong các tổ chức, đảng chính trị, và sự kiện quốc tế.
Tuy vậy, bấy lâu nay người dân Hồng Kông thường đứng lên để biểu tình phản đối nhà cầm quyền Cộng Sản Bắc Kinh nhúng tay thao trúng nền chính trị Hồng Kông. Nay cuộc biểu tình nổ lớn cả triệu người xuống đường chống lại Dự Luật Dẫn Độ sắp thông qua Quốc Hội Hồng Kông. [Đọc tiếp]
47 năm sau, “Hà nội Jane” vẫn gây phẫn nộ…
Gần 47 năm sau khi tới thăm Hà nội vào cao điểm của chiến tranh Việt Nam, nữ minh tinh màn bạc Mỹ Jane Fonda (Hà Nội Jane)vẫn phải trả giá cho chuyến đi định mệnh trong quá khứ, bà dã nhiều lần ngỏ lời xin lỗi các cựu chiến binh Mỹ về “sai lầm không thể tha thứ” của mình.
Mới đây, “Hà nội Jane”, biệt danh được đặt cho nữ diễn viên Jane Fonda, lại xuất hiện trên báo chí Mỹ khi Giám sát viên Greg Lazzaro của Hội đồng Giám sát thị trấn Seneca Falls, tiểu bang New York, yêu cầu ngưng tài trợ và cắt đứt quan hệ với Viện Vinh danh Phụ nữ Quốc gia (National Women’s Hall of Fame), vì Viện này đã chọn Jane Fonda vào danh sách 10 phụ nữ được vinh danh trong năm 2019.
Đề nghị của Giám sát viên Lazzaro đã bị bác vào đêm 2/4, tuy nhiên cuộc tranh luận gay gắt về công và tội của Jane Fonda, gần 50 năm sau chuyến đi thăm Hà nội vào lúc chiến tranh Việt Nam lên tới cao điểm, nêu bật một lần nữa tính cách nhạy cảm và sự chia rẽ sâu xa trong xã hội Hoa Kỳ vì chiến tranh Việt Nam, trong đó hơn 58.000 binh sĩ Mỹ đã hy sinh. [Đọc tiếp]
Bản tin của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam
HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM
BẢN TIN
Kính gởi:
Hội Đồng Liên Kết Quốc Nội Hải Ngoại Việt Nam
Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam.
Theo cuộc họp thường kỳ của Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam (HĐLTVN) thì ngày 10 tháng 3 năm 2019, HĐLTVN sẽ đi cứu trợ tại trại cùi Quy Hòa, Qui Nhơn, tỉnh Bình Định .
Nhận biết được sự việc, nhà cầm quyền tỉnh Bình Định phối hợp vơi các địa phương có các Chức Sắc thuộc HĐLTVN thường trú dùng mọi biện pháp để ngăn chận các chức sắc nầy tham dự ngày ngày 10/3/2019 để đi cứu trợ bịnh nhân phong tại trại cùi Quy Hòa, Quy Nhơn. [Đọc tiếp]
Nhà độc tài thân cộng Venezuela Maduro đang bị Chủ Tịch Quốc Hội nước này lật đổ…
Lời người post: Cách đây không lâu, trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tuyên bố xóa sổ các nước theo Xã Hội Chủ Nghĩa và Cộng Sản vì gây bao nhiêu đau thương cho con người. Sau đó bà đại sứ Hoa Kỳ tại Liên hiệp Quốc Nikki Haley cầm loa ủng hộ đoàn người biểu tình Venezuela hô hào lật đổ Tổng Thống Nicolás Maduro.
Trung Cộng đổ tiền vào Venezuela để cứu “đồng chí” Maduro của họ. Nga cũng gửi chiến đấu cơ tối tân lượn trên vùng trời Venezuela để thị uy “Mỹ chớ nên dùng biện pháp quân sự lật đổ Maduro”… Thật nhục nhã, dù đổ nhiều tỉ đô la, dù viện trợ súng đạn tối tân cả Trung Cộng và Nga không bảo vệ được “đồng chí” Moduro của họ… Hôm nay, những bản tin nóng hổi là Chủ Tịch Quốc Hội Venezuela, ông Juan Guaidó đang kêu gọi người dân xuống đường và tình hình đã thắng thế. Các nước nước Châu Mỹ gồm Hoa Kỳ, Canada, Brazil, Colombia, Paraguay, Argentina, Peru, Ecuador và Chile… đồng loạt tuyên bố ủng hộ Tân Tổng Thống lâm thời Juan Guaidó, ủng hộ lời kêu gọi người dân xuống đường bãi nhiệm chính phủ thân Cộng Nicolás Maduro. [Đọc tiếp]
‘Báo cáo Thế giới 2019’ lên án nhân quyền Việt Nam
Năm 2018 được cho là một năm tệ hại về nhân quyền ở Việt Nam khi các nhà bất đồng chính kiến bị kết án tù nặng nề, những nhà hoạt động nhân quyền bị côn đồ tấn công và nhà cầm quyền thông qua các đạo luật hà khắc để bóp nghẹt tiếng nói bất đồng, theo báo cáo thường niên công bố ngày 17/1 của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch (HRW) về tình hình nhân quyền thế giới trong năm qua.
Việt Nam: tiếp tục đàn áp nhân quyền
Ở Việt Nam, trong lĩnh vực tự do ngôn luận, những người bày tỏ chính kiến trên không gian mạng vẫn tiếp tục thường xuyên bị sách nhiễu và đe dọa, theo HRW. Trong năm vừa qua, HRW ghi nhận có ít nhất 12 người đã phải ra tòa về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’ với bản án từ 4 cho đến 12 năm tù. [Đọc tiếp]
Chiến tranh Mỹ-Tàu: lan rộng qua nhân quyền
Lời người post: Chiến tranh thương mại Mỹ-Tàu đã leo thang qua lãnh vực nhân quyền, hiện nay Quốc Hội Lưỡng Viện Hoa Kỷ đang lên án Tàu Cộng đàn áp dân Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương. Như vậy, Tàu Cộng đang bị ba mũi gíáp công: Thương chiến Mỹ-Tàu, chiến tranh quân sự tại Biển Đông và Quốc Hội Mỹ lên án Tàu Cộng vi phạm nhân quyền: Bài dưới đây: “Mỹ sẽ trừng phạt Tàu Cộng vì đàn áp người Duy Ngô Nhĩ” và “Dự luật mới của Mỹ cấm quan chức Tàu Cộng vào nước Mỹ vì cô lập Tây Tạng” [Đọc tiếp]
Kỷ niệm 70 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền
Hôm nay 10/12/2018 là ngày kỷ niệm 70 năm bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời ngày 10/12/1948. Sau 70 năm thế giới không ngừng nghỉ đấu tranh cho con người được hưởng những nhân quyền căn bản như những điều khoản trong tuyên ngôn đã khởi xướng. Nhưng hiện nay có những quốc gia Cộng Sản như Tàu Cộng, Việt Cộng, Hàn Cộng, Cuba Cộng vẫn vi phạm nhân quyền một cách thô bạo.
Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, đọc lại toàn bộ Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua cách đây đúng 70 năm. Qua 30 điều về Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền thì điều nào Cộng Sản Việt Nam cũng vi phạm trầm trọng. Mấy nước cộng sản còn lại tự đặt ra “sách trắng nhân quyền” để bào chữa cho những hành động phi nhân của chúng… Xin quý bạn bình tâm đọc lại bản TNQTNQ mà cộng sản Việt Nam là một thành viên đã và đang vi phạm như thế nào, để khởi tâm đấu tranh cho quyền làm người ở Việt Nam.
Nghị quyết của Nghị Viện Châu Âu ra ngày 15/11/2018, đặc biệt là tình hình tù nhân chính trị tại Việt Nam
Hiệp Định Đối Tác và Hợp Tác (PCA) và Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU -Việt Nam (FTA), là hai hiệp định mà Khối Thị Trường Chung Châu Âu (EU) sẽ ký với nhà nước Việt Nam trong vấn đề tự do thương mại, có nghĩa là hàng hóa không đánh thuế giữa Việt Nam và các nước châu Âu. Tuy vậy, theo nội dung Nghị quyết của Nghị viện Châu Âu ra ngày 15 tháng 11 năm 2018 dưới đây đã gửi lên các cơ quan nhân quyền Liên Hiệp Quốc và các chính phủ các nước EU thì tương lai của Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Việt Nam (FTA) như ngàn cân treo sợi tóc. [Đọc tiếp]
Giấc mộng China qua lăng kính Alibaba
Kể từ khi Washing Post cho đăng bài phân tích khá chi tiết “Hiểm Họa Toàn Cầu Từ Nền Chuyên Chế Kỹ Thuật Số Của Tàu Cộng” (The Global Threat of China’s Digital Authoritarianism) (1) của hai đồng tác giả Michael Abramowitz và Michael Chertoff ngày 1/11/2018, chúng ta buộc phải giật mình nhìn lại tất cả những hoạt động gián điệp từ các công ty bình phong lớn của Tàu trên đất nước Việt Nam, không chỉ là Huawei, ZTE mà còn là Tencent, Alibaba… Khuôn khổ bài viết nhấn mạnh tới tập đoàn Alibaba thông qua hình ảnh cựu chủ tịch Jack Ma.
Từ lâu, những người Việt biết ưu tư cho tiền đồ đất nước trước tên láng giềng Tàu Cộng nham hiểm đều nhìn ra mối nguy hại của “Trung Hoa Mộng” đối với sự toàn vẹn lãnh thổ biển đảo và an ninh quốc gia. Ai cũng nhìn thấy Tàu xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta ngoài biển Đông, thấy chúng âm thầm mua đất lập chốt ở những địa điểm quan yếu khắp nước và tiến hành thâu tóm hàng loạt các doanh nghiệp Việt Nam, thấy chúng ép chính quyền Việt Nam thông qua Luật Đặc Khu thuê đất đến 99 năm, cho chúng tự lái xe chạy thẳng 180km vào nội địa nước ta và bắt ta cho lưu hành Nhân Dân Tệ ở 7 tỉnh biên giới phía Bắc. [Đọc tiếp]
Thế giới “chất vấn” Tàu Cộng về đàn áp người Duy Ngô Nhĩ
Các đại sứ tại Bắc Kinh yêu cầu giải thích hành vi trấn áp người Duy Ngô Nhĩ
Tin Reuters: Hãng tin Reuters ngày 15/11/2018 tiết lộ bản thảo một bức thư của 15 đại sứ tại Bắc Kinh gửi đến Bí Thư Tân Cương, ông Trần Toàn Quốc. Bức thư yêu cầu giải thích về các hành vi trấn áp nhắm vào cộng đồng thiểu số Hồi Giáo người Duy Ngô Nhĩ.
Đại sứ Canada, Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Hà Lan, Áo, Ailen, Bỉ, Thụy Điển, Na Uy, Estonia, Phần Lan, Đan Mạch và đại diện của Liên Hiệp Châu Âu tại Bắc Kinh cùng ký tên vào lá thư nói trên.
Các bên bày tỏ “quan ngại sâu sắc trước những báo cáo về chính sách của Tàu Cộng đối với các cộng đồng thiểu số, đặc biệt là với người Duy Ngô Nhĩ trong vùng tự trị Tân Cương”. Đại sứ 15 quốc gia vừa nêu yêu cầu được gặp bí thư Tân Cương để được giải thích về hồ sơ này.