Tình Hình Biển Đông

Đài Loan: lá bài của Mỹ

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Quốc đảo Đài Loan (Taiwan)

1) Vài nét về hòn đảo xinh đẹp

Đảo Đài Loan nằm phía Tây Thái Bình Dương mà những nhà địa chất ước đoán đã có trên quả đất từ 30,000 năm trước. Những thổ dân đầu tiên trên đảo huyền thoại này đến nay không còn bóng dáng. Các nhà khảo cổ khám phá khoảng 4000 năm trước, người trên đảo này có giọng nói thuộc Ngữ Hệ Nam Đảo, liên hệ họ hàng với người Malaysia, Philippines, Indonesia và người Polyneesia ở phía đông các đảo châu Úc. Không như trí tưởng tượng của nhà cầm quyền Bắc Kinh cho rằng Đài Loan thuộc Trung Hoa từ đời Lưu Bang – Hán Cao Tổ trước công nguyên!

Năm 1594, nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha tìm thấy đảo, trước cảnh hùng vĩ núi cao biển xanh như bức tranh sơn thủy, họ đã đặt cho cái tên “Ilha Formosa” (1) có nghĩa là “Hòn Đảo Xinh Đẹp”.
Ba thập niên sau, vào năm 1624, miền Nam “Hòn Đảo Xinh Đẹp” bị gót giày thực dân Hà Lan đến đô hộ, lập thủ phủ ở Đài Nam (2). Năm 1626, thực dân Tây Ban Nha chiếm phía Bắc (3). Cả Hà Lan và Tây Ban Nha thành lập những cơ sở thương mại, tuyển mộ người Hán ở tỉnh Phúc Kiến (tỉnh gần nhất đảo Đài Loan) của Hoa Lục (Trung Hoa Đại Lục) đến gia công. Đây là thời điểm người Hán có mặt trên đảo Đài Loan.
[Đọc tiếp]

Bính luận thời sự Chanel VNP: Vấn đề Biển Đông (2)

Bình luận thời sự chanel VNP về Biển Đông lần này sẽ đề cập 4 vấn đề:

1) Trung Cộng xâm lăng Biển Đông với mục đích gì?
2) Sự tác hại về kinh tế và an ninh đối với Việt Nam khi Trung Cộng chiếm toàn bộ Biển Đông của Việt Nam?
3) Tại sao Trung Cộng chiếm Biển Đông của Việt Nam mà nhà nước Cộng Sản Việt Nam hiện nay chỉ đưa ra “những lời  tuyên bố cho có lệ” chứ không có phản ứng thiết thực nào cả. Kể cả việc làm như Philippines đưa ra trước tòa quốc tế?
4) Tình hình Trung Cộng cho rằng chủ quyền của họ là Bản Đồ hình lưỡi bò 9 đoạn trên Biển Đông”, Mỹ và nhiều nước Tây Phương phản đối. Như vậy thế giới có hành động thiết thực nào để chống Trung Cộng trên Biển Đông?  và Việt Nam có lợi gì trong sự tương tranh giữa Trung Cộng – Mỹ và các đồng minh trên Biển Đông.

Bình luận thời sự Chanel VNP: Vấn đề Biển Đông (1)

Chương trình bình luận thời sự của chanel VNP sẽ nói một loạt nhiều bài trong “Vấn đề của Biển Đông”. Đó là chuyện cốt lõi đối với tình hình an ninh của Việt Nam và là điểm nóng của sự tranh chấp quốc tế. Chương trình hôm nay sẽ thảo luận về Biển Đông với các điểm như sau:
1) Dẫn những bằng chứng cụ thể cho rằng Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam.

2) Trung Cộng dựa trên những cơ sở nào cho rằng Biển Đông với bản đồ “hình lưỡi bò – 9 đoạn” là chủ quyền của Trung Cộng?
2) Trung Cộng xâm lăng Biển Đông từ khi nào? và cách xâm lăng của họ ra sao?
3) Với tình hình biển Đông hiện nay, thì Trung Cộng đã xâm lăng toàn bộ Biển Đông hay chưa? Hay vẫn còn tranh chấp?

 

Chuyến đi của Lloyd Austin trong sứ mệnh chiến lược Đông Nam Á

BTQP Lloyd Austin sửa soạn đi thăm ba nước Đông Nam Á

Bộ Trưởng Quốc Phòng (BTQP) Hoa Kỳ Lloyd Austin có chuyến viếng thăm đầu tiên với từ cách giới chức cao cấp nhất trong nội các Hoa Kỳ đến các nước Đông Nam Á từ khi TT Biden nhậm chức. Dĩ nhiên chuyến đi này sẽ có một sứ mạng:

– Hứa hẹn Hợp tác và giúp đỡ các nước ASEAN chống lại đại dịch virus Vũ Hán và khôi phục nền kinh tế sau đại dịch.
– Tái khẳng định Hoa Kỳ là nước đáng tín cậy đối với cá nước Đông Nam Á trước những thách thức an ninh trong khu vực do Trung Cộng gây ra.
– Tăng thêm hợp tác quân sự để bảo vệ an ninh khu vực
– Hợp tác và duy trì chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở
Với những sứ mệnh trên, chuyến đi của BTQP Lloyd Austin đạt kết quả như thế nào? [Đọc tiếp]

Bình luận thời sự chanel VNP: Thời Sự Biển Đông

Bình luận thời sự Chanel VNP: Tình Hình  Biển Đông với 3 vấn đề đặt ra:
1) Chính sách của chính quyền TT Joe Biden hiện nay so với chủ trương của chính quyền TT Donald Trump trước đây đối với vùng Biển Đông có những điểm tương đồng và khác biệt nào?
2) Hoa Kỳ phải đối phó ra sao về du kích Biển của Trung Cộng trên Biển Đông?
3) Nhận định về Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin thăm Singapore, Việt Nam và Philippines

Mỹ cố giành lại ảnh hưởng tại Đông Nam Á

BTQP Hoa Kỳ Lloyd Austin và BTQP Singapore Dr Ng Eng Hen

Chuyến công du của bộ trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin là chuyến đi đầu tiên đến Đông Nam Á của một thành viên nội các Joe Biden kể từ khi ông nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 1/2021. Chuyến đi này diễn ra vào lúc Washington ngày càng quan ngại trước việc Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng đối với các nước Đông Nam Á thông qua các chuyến viếng thăm, các khoản cho vay và gần đây là thông qua việc cung cấp vaccine ngừa đại dịch virus Vũ Hán.

[Đọc tiếp]

Chuyên gia Mỹ Michael Beckley: Sức mạnh của Trung Cộng là viển vông

Giáo Sư Michael Beckly

Trong 20 năm qua, Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) đã không ngừng tăng cường đàn áp nội bộ và những hành động gây thù chuốc oán với bên ngoài của họ thường khiến nhiều nhà quan sát bối rối. Một mặt, họ cho rằng việc ĐCST tăng cường đàn áp là biểu hiện của sự bất an. Mặt khác, việc thực hiện ngoại giao chiến lang để gây thù chuốc oán với mọi phía dường như cũng cho thấy Bắc Kinh có đủ tự tin vào sức mạnh của mình, điều đó khiến nước này không thể không thực hiện một bước nhảy vọt để thách thức trật tự quốc tế hiện thời. Tuy nhiên, ông Michael Beckley, Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Tufts – Hoa Kỳ, sau nhiều năm nghiên cứu về sức mạnh quốc gia và quân sự của nước này đã đưa ra kết luận rằng, sự kiểm soát, đàn áp bên trong và các hành động khiêu khích bên ngoài của ĐCST đều là sự phản ánh một cảm giác bất an về một tương lai không còn dài của chính họ. [Đọc tiếp]

Thông cáo báo chí của Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ: Tái Xác Nhận Phán Quyết Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye về Biển Đông

Nguyên bản:  https://www.state.gov/fifth-anniversary-of-the-arbitral-tribunal-ruling-on-the-south-china-sea/

Kỷ niệm lần thứ Năm Phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế về Biển Đông
Thông cáo báo chí
Antony J. Blinken, Ngoại trưởng Hoa Kỳ
July 11, 2021

Tự do trên biển là lợi ích lâu dài của tất cả các quốc gia và là yếu tố sống còn đối với hòa bình và thịnh vượng của toàn cầu. Cộng đồng quốc tế từ lâu đã được hưởng lợi từ trật tự hàng hải dựa trên luật lệ, trong đó luật pháp quốc tế, được phản ánh bởi Công Ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, đã đặt ra khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên đại dương và bờ biển. Cơ quan luật quốc tế này tạo cơ sở cho hành động và hợp tác quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực hàng hải và là yếu tố quan trọng để  bảo đảm sự luân lưu bền vững của nền tự do của thương mại toàn cầu.

Không ở đâu trật tự hàng hải dựa trên luật lệ lại bị đe dọa nghiêm trọng như ở Biển Đông. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) tiếp tục cưỡng bức và đe dọa các quốc gia ven biển Đông Nam Á, đe dọa quyền tự do hàng hải trên tuyến hàng hải quốc tế quan trọng này. [Đọc tiếp]

Biển Đông: Mỹ tái khẳng định yêu sách của Bắc Kinh là phi pháp

Ảnh minh họa : HKMH Mỹ USS Ronald Reagan và các chiến hạm hộ tống thuộc Hạm đội 7, hoạt động trong vùng Biển Đông ngày 06/10/2019 (ảnh do Hải quân Mỹ cung cấp cho AFP) Hải quân Mỹ/ AFP

Hôm nay 12/07/2021 là dịp kỷ niệm 5 năm ngày Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết về đơn Manila kiện Bắc Kinh, bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Cộng trên gần trọn Biển Đông. Nhân dịp này, Hoa Kỳ đã có hai hành động biểu hiện: Tái bác bỏ đòi hỏi phi pháp của Bắc Kinh và đưa tàu áp sáp quần đảo Hoàng Sa, do Trung Cộng kiểm soát.

Theo hãng tin Reuters, trong một tuyên bố bằng văn bản đề ngày 11/07/2021, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken một mặt tái khẳng định chính sách Biển Đông đã được chính quyền tiền nhiệm của tổng thống Donald Trump thúc đẩy, nhấn mạnh tính phi pháp của các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh. Tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ ghi rõ: Mỹ tái khẳng định chính sách ngày 13/07/2020 liên quan đến các tuyên bố chủ quyền trên biển ở Biển Đông”. Theo Reuters, ông Blinken cũng bác bỏ đòi hỏi của Trung Cộng đối với các nguồn tài nguyên trên gần như toàn bộ Biển Đông. [Đọc tiếp]

FUNOP: Lá Bài Mỹ Đối Phó với Trung Cộng tại Biển Đông

Những cuộc tuần tra FUNOP của hải quân Mỹ trên Biển Đông

Lời người post: Tự do hàng hải (Freedom Of Navigation – FON), là nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế: Là khi một tàu biển treo cờ của bất kỳ quốc gia nào sẽ không bị can thiệp bởi các quốc gia khác, ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ được quy định bởi luật quốc tế.

Tại khu vực Biển Đông và Hoa Đông, Mỹ sớm nhận ra được ý đồ của Trung Cộng là một quốc gia đang trỗi dậy muốn bành trướng ra mặt Biển Thái Bình Dương, vào những năm 2013 và 2014, Hoa Kỳ đã tiến hành FONOP với mục đích “thách thức các hoạt động chống lại các yêu sách hàng hải quá đáng”. Ý  của Mỹ là muốn gửi một tín hiệu đến Trung Cộng đừng đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông và Hoa Đông quá đà. FUNOP hoạt động trong các khu vực mà Trung Cộng, Đài Loan, Malaysia, Philippines và Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Trong nhiệm kỳ TT Obama vào năm 2012 có sự tuyên bố xoay trục sang châu Á.  Coi châu Á – Thái Bình Dương là quan trọng trong khi đang chống khủng bố tại Trung Đông. Do đó, Hoa Kỳ bắt đầu gia tăng số lượng FONOP ở Biển Đông.

Bắt đầu từ tháng 10 năm 2015, trong chương trình Hoạt động FONOP của Hoa Kỳ, các tàu Hải Quân Hoa Kỳ đã tuần tra gần các đảo nhân tạo do Trung Cộng bồi đắp trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam để nhấn mạnh cho Trung Cộng biết Hoa Kỳ đối với các đảo nhân tạo mà TC bồi lên trong vùng biển quốc tế là bất hợp pháp.

Như vậy FUNOP là chương trình chính mà Hoa Kỳ đang thực hiện trên Biển Đông và Hoa Đông gồm tàu chiến, Hàng Không Mẫu Hạm, Khu Trục Hạm… để “ngăn chặn” tham vọng của Trung Cộng trên Biển Đông, Hoa Đông.

Chúng ta điểm qua những nỗ lực mà Hoa Kỷ đã làm qua các đời Tổng Thống như thế nào. Bài viết của Phạm Tùy Anh, Trung Tâm Nghiên Cứu Biển Đông sẽ nói thêm về FUNOP:

[Đọc tiếp]

Tại sao Mỹ rút Hàng Không Mẫu Hạm khỏi Thái Bình Dương?!

Hàng Không Mẫu Hạm Reagan trên Biển Đông

Tuyên bố sẵn sàng đương đấu với Trung Cộng, nhưng Lãnh đạo Ngũ Giác Đài lại điều Hàng Không Mẫu Hạm sang Trung đông.
Như Wall Street Journal (WSJ) đã loan tin, vào mùa hè này Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan sẽ di chuyển từ căn cứ Nhật Bản đến Trung Đông, để hỗ trợ việc rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan. Sự chuyển động này được thi hành theo yêu cầu của Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ (U.S. Central Command), và đã được Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin chấp thuận. [Đọc tiếp]

Cố vấn An Ninh Hoa Kỳ khẳng định với Việt Nam: Ủng hộ phán quyết Biển Đông năm 2016

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Ký: TS Jake Sullivan

Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan hôm 1/7/2021 trong cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng Cộng Sản Việt Nam Phạm Bình Minh khẳng định Mỹ ủng hộ phán quyết của Toà Trọng Tài Quốc Tế (PCA) về Biển Đông đưa ra hồi năm 2016.
Ông Sullivan và Phạm Bình Minh cũng thảo luận về Biển Đông, bao gồm cả việc Hoa Kỳ ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016″ – Tuyên bố của Người phát ngôn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ bà Emily Horne trên  website của Tòa Bạch Ốc đưa ra tin tức này.
Trong khi đó, phần tường thuật của báo phía Việt Nam về cuộc gọi chỉ cho biết, hai bên khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, tự do hàng hải, giải quyết tranh chấp tại Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Luật Biển Quốc Tế UNCLOS 1982. [Đọc tiếp]

TT Joe Biden gặp TT Nga Putin tại Geneve, Thụy Sĩ

Quan hệ Nga-Mỹ cải thiện có lợi cho các nước châu Á bị Trung Cộng lấn lướt

Theo tạp chí Foreign Policy 11/06/2021:

(trái) TT Hoa Kỳ Joe Biden - (phải)TT Nga PutinCuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Nga giữa hai TT Joe Biden và Vladimir Putin ngày 16/06/2021 chắc chắn sẽ được châu Á chú ý, không chỉ Trung Cộng, đang lo ngại trước khả năng Washington hòa hoãn trở lại với Moscow, mà cả những nước như Ấn Độ, Nhật Bản hay Việt Nam đang bị Trung Cộng lấn lướt, rất mong muốn quan hệ Mỹ-Nga được cải thiện.

[Đọc tiếp]

Sau Hội nghị Thượng đỉnh với Mỹ: Nhật Bản hiểu rõ trong khi Nam hàn vẫn còn ‘ảo tưởng’ về ĐCST

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nam Hàn được tổ chức vào ngày 21/5 vừa qua đề cập đến vấn đề  trao đổi quan điểm sâu rộng về hợp tác vaccine, phi hạt nhân hóa Bắc Hàn, liên minh Mỹ-Nam Hàn và tầm quan trọng của sự ổn định ở eo biển Đài Loan. Theo phân tích của chuyên gia, so với tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật trước đó, có thể thấy Nhật Bản và Nam Hàn có khoảng cách rất lớn trong hiểu biết về Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST). Nói cách khác, Nhật Bản nhận thức rõ ràng về mối đe dọa mà ĐCST gây ra cho khu vực, nhưng Nam Hàn vẫn ảo tưởng về ĐCST trong vấn đề bán đảo Bắc Hàn, đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa hai bên. [Đọc tiếp]

Trung Cộng hù dọa Úc sẽ là ‘kẻ đầu tiên bị tấn công’ nếu can thiệp vào các cuộc xung đột với Bắc Kinh

San Antonio-class USS New Orleans (LPD-18) của Hải Quân Mỹ, Royal Australian Navy’s Anzac-class frigate HMAS Parramatta (FFH-154) của Hải Quân Úc, Tàu sân bay Trực Thăng FS Tonnerre (L9014) của Hải Quân Pháp và tàu chở thiết giáp của lực lượng TQLC tự vệ Force’s Ōsumi Nhật tập trận chung Jeanne d’Arc

Theo tờ Daily Mail cho hay: Tin tức từ báo chí nhà nước Trung Cộng cho thấy phong cách “chiến lang” như thường lệ. Các nhà tuyên truyền Trung Cộng cảnh báo quân đội Úc là ‘yếu’, ‘không đáng kể’ và sẽ hứng chịu ‘đòn giáng đầu tiên’ trong bất kỳ cuộc xung đột nào đối với Đài Loan.

Thông điệp lạnh lùng này được cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST), tờ Hoàn Cầu Thời báo, đưa ra khi lực lượng hải quân Úc hoàn thành các cuộc tập trận chiến tranh với Mỹ, Pháp và Nhật Bản được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 17/5 ở Biển Hoa Đông gọi là Jeanne d’Arc 21 [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt