Cựu tư lệnh Hải Quân Nhật Yoji Koda: Nhật nên chuẩn bị cho cuộc chiến ở eo biển Đài Loan
Ông Yoji Koda, cựu tư lệnh Lực Lượng Phòng Vệ Biển của Nhật Bản nói trên truyền thông Nhật rằng: Nhật sẽ hứng chịu hậu quả tàn khốc nếu không chuẩn bị cho tình huống sa vào cuộc xung đột ở eo biển Đài Loan giữa Trung Cộng và Đài Loan.
Ông Koda tuyên bố thêm: “Không rõ Trung Cộng có theo đuổi con đường thống nhất (Đài Loan) bằng vũ lực hay không. Tuy nhiên, không có lý do nào để (Nhật Bản) nhắm mắt làm ngơ trước những việc có thể xảy ra”.
Ông Koda cho rằng, trong khi không ai muốn dùng quân sự, Trung Cộng chọn cách thống nhất đất nước bằng quân sự. Theo ông, Nhật Bản nên nghiêm chỉnh chuẩn bị cho điều tồi tệ nhất xảy ra ở eo biển Đài Loan. [Đọc tiếp]
Bộ Tứ Kim Cương của Mỹ có đủ sức kiềm chế Trung Cộng?
Tòa Bạch Ốc cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden tổ chức họp trực tiếp ở Washington với Thủ tướng Nhật Bản, Tổng thống Ấn Độ và Thủ tướng Úc hôm 24/9 để thảo luận “thúc đẩy sự tự do và mở cửa ở Ấn Độ – Thái Bình Dương”.
Cuộc họp mặt trực tiếp lần đầu tiên của 4 lãnh đạo thuộc nhóm Bộ Tứ Kim Cương (Quad) ở Washington vào ngày 24/9 được xem có ý nghĩa quan trọng đối với tầm ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á trong tương lai.
Cuộc họp của Bộ Tứ Kim Cương diễn ra vào thời điểm Mỹ đang có những thay đổi lớn trong chính sách tại châu Á. Như chính quyền của Tổng thống Biden đẩy mạnh ngoại giao với các đối tác trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Nhật Bản thể hiện rõ sự lo ngại trước sức mạnh quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Cộng. Vào tuần trước, Úc đã gia nhập liên minh quân sự “lịch sử” mang tên AUKUS với Mỹ và Anh.
Theo sáng kiến AUKUS, các giới chức hải quân và chuyên gia kỹ thuật của Mỹ, Anh và Úc sẽ làm việc cùng nhau trong vòng 18 tháng để chuyển giao kỹ thuật công nghệ đóng tàu ngầm nguyên tử cho Úc “nhằm tăng cường năng lực răn đe đối với Trung Cộng ở dọc khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”.
Cho tới nay chỉ có 6 nước sử dụng tàu ngầm nguyên tử trang bị vũ khí nguyên tử gồm Trung Cộng, Pháp, Ấn Độ, Nga, Mỹ và Anh. Nếu như dự án AUKUS thành công, Úc sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu tàu ngầm nguyên tử, nhưng không trang bị vũ khí nguyên tử.
Nhà phân tích Malcolm Davis tại Viện Chính Sách Chiến Lược Úc nhận định, so với mục tiêu ban đầu đặt ra dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, Bộ Tứ Kim Cương chuyển từ “đối thoại kinh tế và chính trị mức độ thấp” sang đóng vai trò quan trọng ở châu Á – Thái Bình Dương.
QUAD họp tại Tòa Bạch Ốc….
Ngày 24/9, các nhà lãnh đạo Nhóm Bộ Tứ gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đã họp hội nghị thượng đỉnh ở Washington, trong tình hình các quốc gia này đều quan ngại về sự hung hăng ngày càng tăng của Trung Quốc, hãng tin Reuters cho hay. [Đọc tiếp]
Liên Âu (EU) đã đưa chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, Còn Mỹ sắp đưa ra nay mai
Liên Âu (EU) hôm thứ Năm 16/9 đưa ra một chiến lược chính thức nhằm tăng cường sự hiện diện của họ ở Ấn Độ -Thái Bình Dương và đối phó với Trung Cộng đang ngày càng mạnh lên.
Trong chiến lược này, EU cam kết tiến tới đạt được một thỏa thuận thương mại với Đài Loan và điều thêm tàu Hải Quân để giữ cho các tuyến đường biển luôn tự do và rộng mở.
Bộ trưởng ngoại giao Liên Âu Josep Borrell khẳng định chiến lược này cũng rộng mở đối với Trung Cộng, đặc biệt trong các lĩnh vực như biến đổi khí hậu, nhưng các nhà ngoại giao nói với Reuters rằng việc xây dựng quan hệ sâu sắc hơn với Ấn Độ, Nhật Bản, Australia và Đài Loan là nhằm hạn chế sức mạnh của Bắc Kinh.
Ông Borrell cũng nói rằng việc Mỹ, Australia và Anh đạt thỏa thuận hôm thứ Tư 15/9 về chương trình đối tác an ninh ở Ấn Độ -Thái Bình Dương, trong khi EU không được tham vấn, cho thấy EU cần phải có chính sách đối ngoại quyết đoán hơn.
Ông cho biết EU rất mong muốn làm việc với Anh về vấn đề an ninh nhưng Luân Đôn đã tỏ ra không mặn mà kể từ khi nước này rời khỏi khối EU, ông cũng bày tỏ lấy làm tiếc khi Australia hủy bỏ thỏa thuận về tàu ngầm trị giá 40 tỷ đô la với Pháp.
AUKUS: Cơn ác mộng của Bắc Kinh về một NATO châu Á đang thành hiện thực?
Dư luận Pháp đến nay chủ yếu tập trung vào việc Paris mất đi một hợp đồng đóng tàu ngầm kếch xù cho Úc mà hầu như không chú ý đến Liên Minh chiến lược Anh-Mỹ-Úc vừa được chính thức khai sinh ngày 15/09/2021. Đối với giới chuyên gia địa lý chính trị, việc Liên Minh AUKUS được hình thành là một ác mộng đối với Trung Cộng, vì đây có thể là tiền thân của một “NATO châu Á” mà Bắc Kinh đang lo sợ. AUKUS là một Liên Minh quân sự bao gồm ba đồng minh truyền thống: Úc, Anh và Mỹ, mà tên gọi lấy từ các chữ cái đầu tiên trong tên gọi bằng tiếng Anh của ba quốc gia liên quan, xếp theo thứ tự alphabet (A=Australia – UK=United Kingdom – US=United States).
Trung Cộng: Đối tượng trong tầm nhắm của AUKUS
Thông cáo chung về việc thành lập Liên Minh khẳng định mục tiêu của khối này là “củng cố và hỗ trợ” lợi ích của ba thành viên trong các vấn đề quốc phòng và an ninh, thông qua việc “tăng cường chia sẻ thông tin và kỹ thuật công nghệ” và “hội nhập sâu hơn các lãnh vực khoa học, công nghiệp và chuỗi cung ứng”. [Đọc tiếp]
“Bộ tứ kim cương” họp thượng đỉnh tại Tòa Bạch Ốc tuần tới
Tuần tới, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ tiếp các lãnh đạo Nhật Bản, Úc và Ấn Độ trong hội nghị thượng đỉnh trực tiếp đầu tiên tại Tòa Bạch Ốc của nhóm “Bộ Tứ Kim Cương” (QUAD).
Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc, Bà Jen Psaki tuyên bố cuộc gặp trực tiếp giữa ông Biden, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga, Thủ tướng Úc Scott Morrison và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ diễn ra ngày 24/09/2021 tức vào Thứ Sáu tuần tới.
Bà Jen Psaki nêu ra rằng: “Chính quyền Biden – Harris coi việc nâng cao hợp tác của nhóm “Bộ Tứ Kim Cương” là một ưu tiên. Các nhà lãnh đạo trong nhóm QUAD sẽ tập trung vào việc thắt chặt mối quan hệ giữa các bên, và thúc đẩy hợp tác thiết thực trong các lĩnh vực như chống đại dịch virus Vũ Hán, giải quyết khủng hoảng khí hậu, hợp tác phát triển kỹ thuật công nghệ – không gian mạng, và thúc đẩy một Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở”. [Đọc tiếp]
Cuộc điện Biden-Tập 90 phút ngày 9/09/2021
Ngày 9 tháng 8 năm 2021, ông Tổng Thống Mỹ Joe Biden điện thoại cho ông Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình 90 phút. Nội dung chi tiết giữ kín! Giới săn tin cũng đành bó tay. Chúng ta có thể suy đoán những điều sau đây:
1) Virus Vũ Hán, Biden nhã ý yêu cầu Tập cho phép quốc tế vào điều tra xem virus SARS-CoV-2 từ động vật hoang dã hoang hay là loại virus sổ chuồng từ phòng thí nghiệm sinh học Vũ Hán? Về việc này TT Biden đã hứa với dân chúng Hoa Kỳ là ra lệnh cho tình báo Hoa Kỳ điều tra ba tháng, nhưng nay gần ba tháng mà chẳng có kết quả cụ nào thể vậy nói sao với 300 triệu cử tri Mỹ!
2) Trung Cộng vừa ra thông cáo “tàu thuyền bất cứ nước nào vào hải phận” của Trung Cộng phải khai báo. Hải phận của Trung Cộng ở đây là gồm cả “bản đồ hình lưỡi bò chín đoạn” chiếm 90% diện tích Biển Đông. Nếu vậy chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương Tự Do và Rộng mở đứt bóng. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Chiến hạm Mỹ tuần tra FUNOP, Trung Cộng chém gió đuổi đi….
Lời người Post: Trung Cộng ngang ngược tuyên bố “Kể từ ngày 1/09/2021 tàu thuyền ngoại quốc vào lãnh hải của Trung Cộng phải khai báo” – Đáp lại lời tuyên bố ngang ngược trên ngày 8/09/2021 Khu Trục Hạm Hải Quân Hoa Kỳ USS Benfold (DDG-65) tiến vào tuần tra FONOP ở vùng Trường Sa. Trung Cộng chém gió cho rằng đã đuổi Khu Trục Hạm USS Benfold đi… Trang website của Hải Quân Hoa Kỳ (usni.org) tường thuật đến sự việc này để chúng ta thấy trò chém gió của Trung Cộng.
Hải quân Hoa Kỳ hôm nay 08/09/2021 ra thông cáo cho biết khu trục hạm USS Benfold đã tuần tra bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông (FONOP), nhằm bác bỏ cáo buộc “sai trái” của Bắc Kinh là tàu Mỹ “vi phạm chủ quyền” Trung Cộng. Đây là hành động thách thức đầu tiên của Mỹ, sau khi Bắc Kinh ra luật đòi kiểm soát tất cả tàu nước ngoài đi vào “lãnh hải” của Trung Cộng có hiệu lực vào ngày 1/09/2021. [Đọc tiếp]
Mỹ: Trung Quốc không được quyền đòi tàu nước khác báo cáo khi đi qua Biển Đông
Lời người post: Thế giới phải có hành động cụ thể với Bắc Kinh. Những lời lý giải, phân tích, cảnh báo, đánh giặc miệng, tranh cãi, lý sự, luật lệ quốc tế v.v… chẳng đi đến đâu, chỉ là “đàn gảy tai trâu” đối với tên côn đồ Tập Cận Bình. Qua việc làm cực ác như đại dịch virus Vũ Hán đến những hành động thổ phỉ của Tập Cận Bình trên Biển Đông cho ta thấy rằng tên côn đồ này không còn thuốc chữa. Còn nguy hiểm hơn Hitler thời Đệ II thế chiến!
Hôm qua, Phó Đô Đốc Michael McAllister tuyên bố: Trung Cộng không được quyền đòi tàu bè nước khác báo cáo khi đi qua Biển Đông! Sau lời tuyên bố này tiếp theo là gì nữa?
Nếu chỉ dừng lại lời tuyên bố cái gọi là cảnh báo này thôi thì lời nói chỉ là gió thoảng qua. Đánh giặc mồm!
Phó đô đốc Michael McAllister, tư lệnh lực lượng Tuần Duyên Hoa Kỳ đặc trách vùng Thái Bình Dương cảnh báo [chỉ cảnh báo thì bằng thừa, vì cảnh báo nhiều lần rồi] vào ngày 03/09/2021, Trung Cộng yêu cầu tàu quân sự nước ngoài phải báo cáo khi thực hiện việc qua lại vô hại trên vùng Biển Đông “có dấu hiệu trực tiếp đi ngược lại các thỏa thuận quốc tế” và có khả năng dẫn đến “xung đột”. [Đọc tiếp]
Pháp và Úc bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông
Lần đầu tiên, Pháp và Úc tổ chức hội nghị bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng (2+2) ngày 30/08/2021, dưới hình thức trực tuyến. Trong thông cáo chung, hai nước đã ”bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình Biển Đông” và ủng hộ hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan. Dù không bị nêu đích danh, có thể thấy hầu hết những bất ổn được hai nước nêu lên là có liên quan đến Trung Cộng.
Về tình hình Biển Đông, bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Pháp, Úc ”kiên quyết phản đối mọi hành động cưỡng ép hoặc gây bất ổn có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng”. Theo thông cáo chung, ”mọi bất đồng cần được giải quyết một cách hòa bình, phù hợp với Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển” (UNCLOS). Ngoài ra, bốn bộ trưởng còn ”tái khẳng định tầm quan trọng của quyền tự do lưu thông trên không và trên biển, phù hợp với luật pháp quốc tế” ở Biển Đông. [Đọc tiếp]
Mỹ lên tiếng phản đối về Tuyên bố của Trung Cộng trên Biển Đông
Mỹ: Bắc Kinh ‘‘đe dọa nghiêm trọng’’ tự do hàng hải ở Biển Đông
Bộ Quốc Phòng Mỹ gọi quy định “an toàn hàng hải” mới của Trung Cộng tại Biển Đông là mối “đe dọa nghiêm trọng” đối với tự do hàng hải và thương mại quốc tế. Tuyên bố được Hoa Kỳ đưa ra đúng vào ngày 01/09/2021, ngày mà quy định của Bắc Kinh, buộc nhiều tàu thuyền nước ngoài phải khai báo chi tiết khi đi qua các vùng ”lãnh hải” của Trung Cộng, chính thức có hiệu lực. [Đọc tiếp]
Tin quan trọng liên quan đến chủ quyền Biển Đông… Trung Cộng thách thức thế giới
Lời người post:
1) Năm ngoái, ngày 17/04/2020 trong lúc đại dịch virus Vũ Hán lan tràn, thế giới đang chú tâm chống dịch. Lợi dụng tình trạng đó, Bắc Kinh đệ trình công hàm mang số CML/42/2020 lên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc tuyên bố về chủ quyền của bản đồ lưỡi bò 9 đoạn chiếm 90% diện tích Biển Đông thuộc chủ quyền của Trung Cộng. Nên nhớ cách đây 100 năm, nước Tàu (Trung Hoa) chưa có Hoàng Sa và Trường Sa. Đến thời Mao Trạch Đông, TC biến vùng Hoàng Sa và Trường Sa là vùng tranh chấp, đến thời Tập Cận Bình, ngày 17/04/2020 Trung Cộng cho Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Trung Cộng…. thật là ngang ngược.
Bất chấp những phản đối của Hoa Kỳ và quốc tế. Bắc Kinh im lặng một cách lạnh lùng cho đó là của TC ai nói gì thì cứ nói. Muôn đánh võ mồm thì TC có chiến lang, đánh giặc biển TC có du kích biển…Mũ nỉ che tai, không thèm để ý đến lới phản đối của quốc tế!
2) Trong những ngày qua là lúc virus Vũ Hán biến thể Delta đang trở lại ở cao điểm, Trung Cộng lại một lần nữa lợi dụng tình thế thách thức thế giới “Bất cứ tàu thuyền nước nào của thế giới đi qua lãnh hải của Trung Cộng phải khai báo” – Lãnh hải của Trung Cộng tuyên bố ở đây bao gồm cả “bản đồ hình lưỡi bò chín đoạn” .
Từ chỗ lấn lướt các nước nhỏ trong vùng Đông Nam Á dựa trên “luật kẻ mạnh ” nay Bắc Kinh thách thức cả thế giới.
Hoa Kỳ, Pháp, Úc đã lên tiếng phản đối về hành vi ngang ngược này của Trung Cộng – Chưa thấy Việt Nam nói gì cả.
Dưới đây là bản tin: Bắc Kinh đòi các tàu phải khai báo khi đi qua “lãnh hải” Trung Cộng [Đọc tiếp]
Tạp chí Khoa Học Mỹ gỡ bản đồ “lưỡi bò chín đoạn” khi bị phản đối từ Việt Nam
Một tạp chí khoa học danh tiếng [danh tiếng khoa học kiểu gì vậy?] của Mỹ vừa gỡ bỏ một tấm hình tải trên mạng xã hội về một nghiên cứu của các nhà khoa học, phần lớn từ Tung Cộng, có chứa bản đồ đường lưỡi bò trên Biển Đông sau khi vấp phải sự phản đối từ phía Việt Nam.
Trang Facebook chính thức của tạp chí khoa học Science Advances, do hiệp hội khoa học lớn nhất của Mỹ (AAAS) xuất bản, hôm 28/8 đăng tải một nghiên cứu mới đính kèm bản đồ minh họa có hình ảnh nước Tàu và đường chín đoạn, thường được biết là đường “lưỡi bò”. [Đọc tiếp]
Đôi điều Phó Tổng Thống Kamala Harris đi thăm Việt Nam…
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Đông Nam Á (ASEAN) có 11 nước, cuối tháng Bảy vừa qua Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyed Austin viếng thăm 3 nước Singapore, Việt Nam và Philippines mới về Mỹ, thì tháng sau Phó Tổng Thống Mỹ bà Kamala Harris đến thăm hai nước Singapore và Việt Nam. Sự viếng thăm dồn dập của những nhân vật cao cấp Tòa Bạch Ốc đến Việt Nam gây sự chú ý cho mọi người.
Tại sao chỉ thăm 2 trong 11 nước?
PTT Kamala Harris đi thăm Singapore thì dễ hiểu, do Singapore có căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ. Từ năm 1990, Singapore đã ký một thỏa thuận cho phép Mỹ sử dụng phi trường quân sự Paya Lebar Airbase và quân cảng Sembawang của Singapore đến năm 2035. Đây là hai vị trí quân sự duy nhất của Mỹ tại Đông Nam Á, giữ nhiệm vụ tình báo (radar) để theo dõi những hoạt động của đối phương trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đồng thời làm chốt canh eo biển huyết mạch Malacca. Sân bay quân sự này không lớn như ở đảo Guam, nhưng rất cần thiết cho việc “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. [Đọc tiếp]
Biden rút quân khỏi Afghanistan gây tổn hại chính sách xoay trục sang châu Á?
Kurt Campbell, cố vấn cấp cao về châu Á của Tòa Bạch Ốc tuyên bố hồi tháng 7 về một thay đổi lịch sử trong chính sách ngoại giao của Mỹ sắp xảy ra. Đó là một thay đổi sẽ ảnh hưởng đến dự định xoay trọng tâm của Mỹ từ Trung Đông sang châu Á trong tình hình Trung Cộng ngày càng gia tăng sức mạnh lên khu vực, và khiến các đồng minh của Mỹ quan ngại, theo Reuters.
“Điều này chắc chắn sẽ đau đớn. Chúng ta chắc chắn sẽ thấy vài sự thay đổi thực sự ở những nơi như Afghanistan,” phát biểu trong một buổi trao đổi trực tuyến của Asia Society, ông Campbell nói. Đây được xem là một đánh giá sắc bén khi mà việc Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan chớp nhoáng đã làm bùng phát một cuộc khủng hoảng nhân đạo. [Đọc tiếp]