Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Malaysia sẽ lên chiến hạm đến Biển Đông
Một giới chức Quốc phòng Hoa Kỳ cho hay Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter và người tương nhiệm phía Malaysia, ông Hishammuddin Hussein, sẽ lên một chiến hạm của Hoa Kỳ đến Biển Đông vào ngày mai giữa tình hình căng thẳng ngoại giao vì hành động bành trướng của Trung Quốc trong vùng biển này,
Hai vị sẽ lên hàng không mẫu hạm USS Theodore Rossevelt của Hoa Kỳ khi tàu này lên đường đến Biển Đông ở ngoài khơi Malaysia. [Đọc tiếp]
Hải quân Mỹ sẽ tuần tra 8 lần một năm ở Biển Đông
Tin Reuters: Hải quân Mỹ có kế hoạch tiến hành các cuộc tuần tra khoảng 2 lần trong 1 quý trong phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo trên Biển Đông nhằm nhắc nhở Trung Quốc và các quốc gia khác về quyền của Mỹ theo luật pháp quốc tế, một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết hôm thứ Hai.
“Chúng tôi sẽ đến khu vực này khoảng hai lần một quý hoặc nhiều hơn một chút”, một giới chức Hải quân Mỹ không muốn nêu danh tính cho biết.
Đó là mức độ đúng đắn để việc tuần tra trở nên bình thường nhưng không quá gai mắt. Nó đáp ứng mục đích thường xuyên thực hiện các quyền của Mỹ theo luật quốc tế và nhắc nhở Trung Quốc và các quốc gia khác về quan điểm của Hoa Kỳ”, giới chức này cho biết. [Đọc tiếp]
Khẩu chiến Mỹ-Trung ngay tại Bắc Kinh về Biển Đông
Quân đội Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở “bất cứ nơi nào” luật quốc tế cho phép, và Biển Đông “không phải là ngoại lệ”. Ngày 03/11/2015 ngay tại Bắc Kinh, Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ thẳng thắn phát biểu như trên.
Bắc Kinh đã lập tức phản pháo. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng Mỹ đã có biểu hiện “đạo đức giả và bá quyền”.
Trong tham luận đọc tại Trung tâm Stanford, trường Đại học Bắc Kinh, Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã tuyên bố : “Vùng biển và không phận quốc tế thuộc về tất cả mọi người, không phải là thuộc quốc của bất kỳ một quốc gia đơn lẻ nào”.
Trung Quốc điều phản lực cơ chiến đấu ra đảo Phú Lâm
Phản lực cơ của hải quân Trung Quốc có trang bị phi đạn tiến hành thao dượt trên khu vực gần Việt Nam ở Biển Đông, một động thái rõ ràng là phản ứng mới nhất của Bắc Kinh trước các cuộc tuần tra của tàu chiến Mỹ xung quanh các hòn đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Biển Đông.
Theo tường thuật của tờ South China Morning Post, các hình ảnh hải quân Trung Quốc công bố hôm thứ bảy cho thấy các phản lực cơ chiến đấu thuộc Đội Nam Hải có trang bị võ khí cất cánh từ một đường băng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hòang Sa mà Việt Nam nhận chủ quyền. [Đọc tiếp]
Liên Hiệp Châu Âu ủng hộ Mỹ tuần tra Biển Đông
Hãng tin Reuters trích dẫn một phát ngôn viên của bộ Ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu theo đó vì quyền tự do lưu thông trên biển, Bruxelles ủng hộ việc Hoa Kỳ tuần tra Biển Đông. Tuy nhiên Liên Hiệp Châu Âu không can thiệp vào các vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Liên Hiệp Châu Âu và 21 đối tác Châu Á, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam và Philippines họp hội nghị Á-Âu ASEM trong hai ngày 05/11 và 06/11/2015.
Mỹ sẽ nêu bật Biển Đông ở Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN
Các diễn biến gần đây tại Biển Đông sẽ được thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng mở ra vào tuần tới tại Kuala Lumpur, tập hợp Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước Đông Nam Á và 8 đối tác thuộc nhóm Thượng đỉnh Đông Á EAS trong đó có Hoa Kỳ.
Trên đường đi dự hội nghị, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter vào hôm nay, 01/11/2015 đã khẳng định như trên đồng thời nhận xét rằng tranh chấp Biển Đông đã khiến cho các khu vực nhận thức được tầm quan trọng của việc Mỹ hiện diện trong vùng.
Biển Đông : Tên lửa siêu âm Trung Quốc khiến nguy cơ xung đột với Mỹ gia tăng
Nguy cơ xung đột vũ trang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở Biển Đông gia tăng cùng với mức độ ngày càng tinh vi của các hoả tiễn bắn từ tàu ngầm của Trung Quốc. Đó là cảnh báo được đưa ra trong một báo cáo mới, vừa được gởi lên Quốc hội Hoa Kỳ ngày 28/10/2015.
Theo báo cáo của Ủy Ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung, loại hoả tiễn phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc, được biết dưới cái tên YJ-18 (Ưng Kích 18), là một mối đe dọa thật sự, bởi vì hoả tiễn này trước khi chạm mục tiêu sẽ tăng tốc lên vận tốc siêu âm, cho nên sẽ rất khó cho thủy thủ đoàn của Mỹ bảo vệ chiến hạm của họ.
Chiến thuật “biển tàu”: Vũ khí lợi hại của Bắc Kinh ở Biển Đông ?
Từng nổi tiếng với chiến thuật “biển người” trên bộ, phải chăng Trung Quốc sẵn sàng sử dụng chiến thuật “biển tàu” tại Biển Đông để ngăn chặn Mỹ ? Câu hỏi này đang được giới phân tích đặt ra vào lúc Washington khẳng định sẽ tiếp tục các chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải, đi sâu vào bên trong vùng mà Trung Quốc cho là lãnh hải của họ tại Biển Đông, bất chấp quy định ngược lại của luật lệ quốc tế.
Khi thực hiện chiến dịch tuần tra bên trong vùng 12 hải lý bao quanh đảo nhân tạo Xu Bi (Subi Reef) – và cả đảo Vành Khăn (Mischief Reef), theo một số nguồn tin – tàu khu trục USS Lassen của Mỹ hầu như không gặp một sự cản trở nào.
Bàn về việc Mỹ đưa chiến hạm vào 12 hải lý các đảo do Trung Quốc tân tạo – Rồi sẽ ra sao?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Sau một thời gian dài, Trung Cộng bồi đắp những đảo tân tạo trên Biển Đông nhằm mục đích khống chế tuyến đường biển và đường hàng không quan trọng bậc nhất thế giới, đồng thời khai thông “Con Đường Tơ Lụa” trên biển kéo dài từ bờ biển Trung Quốc qua Biển Đông đến Phi Châu, Trung Đông… Với những mục đích trên, Trung Cộng muốn biến Biển Đông thành ao nhà, xâm chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam một cách trắng trợn. Mộng bá quyền này thách thức đến quyền lợi của Mỹ và các nước phương tây xử dụng tuyến đường hàng hải chạy qua Biển Đông.
Càng ngày các Thượng Nghị Sĩ và Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ áp lực tổng thống Barack Obama phải có hành động cứng rắn, không thể để yên trước một đối thủ bất chấp luật pháp quốc tế có những hành động xâm lược bừa bãi rất nguy hiểm đến an ninh thế giới và làm tổn hại đến quyền lợi nước Mỹ.
Tháng 9 năm 2015, Tập Cận Bình đến thăm Washington DC đã thẳng thừng tuyên bố về các đảo tân tạo mới bồi đắp trên Biển Đông rằng: “Các đảo ở Biển Nam Hải (Biển Đông), từ thời cổ đại, thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Chúng tôi có quyền giữ gìn chủ quyền lãnh thổ của mình, có các quyền và lợi ích hàng hải hợp pháp ở đây”. Từ đường chín gạch tưởng tượng hình “lưỡi bò” đến chính thức khẳng định chủ quyền của mình trước một siêu cường và báo chí thế giới là một hành động ngang ngược vô tiền khoáng hậu mà trước đây các đế quốc xâm lược chưa từng hành xử một cách thảo khấu như vậy.
Úc xem xét đưa tầu chiến vào Biển Đông
Các viên chức hoạch định quốc phòng Úc dự tính sẽ đưa tầu chiến vào khu vực 12 hải lý sát các đảo do Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông, tương tự như điều Hoa Kỳ mới làm cách đây 48 giờ đồng hồ.
Tin này được báo Mỹ The Wall Street Journal loan tải trong bản tin phổ biến trên mạng, cho biết được tiết lộ từ các giới chức quốc phòng Úc ngay sau khi khu trục hạm USS Lassen của Mỹ tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh bãi đá Subi và Vành Khăn, nơi Trung Quốc tự nhận là có chủ quyền, đồng thời cũng nằm trong khu vực đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Trường Sa. [Đọc tiếp]
Trung Quốc đả kích “hành động nguy hiểm” của Hải quân Mỹ ở Biển Đông
Trung Quốc lên án Hoa Kỳ đưa tàu chiến áp sát một hòn đảo mà Trung Quốc chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Bắc Kinh nói đây là một hành động ‘lên gân’ cực kỳ nguy hiểm trong các vùng biển là nơi qua lại của phân nửa hàng hoá toàn thế giới, trị giá hơn 5.000 tỉ đôla một năm.
Các giới chức Mỹ nói cuộc tuần tra của chiến hạm có trang bị tên lửa dẫn đường của Mỹ hôm nay để thực thi “quyền tự do hàng hải ” là hoàn toàn hợp pháp và thường lệ, chứ không có ý đặt nghi vấn về các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. [Đọc tiếp]
Mỹ đưa chiến hạm tới Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc
Tàu khu trục USS Lassen của Hoa Kỳ đã đi qua khu vực trong phạm vi 12 hải lý cách một bãi đá mà Trung Quốc chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền, gây ra những lời phải đối nhanh chóng từ Bắc Kinh hôm nay.
Sứ mạng hôm nay đã được hoàn tất mà không xảy ra sự cố nào, theo một nguồn tin quân sự của Hoa Kỳ. Trung Quốc cho biết đã theo dõi và bám sát chiếc tàu USS Lassen, và cho biết đã cảnh báo tàu Mỹ phải rời khỏi hải phận Trung Quốc quanh bãi đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa đang trong vòng tranh chấp. [Đọc tiếp]
Bắc Kinh dọa phản ứng thích đáng nếu tàu Mỹ tiến vào Trường Sa
Vào lúc phía Mỹ càng lúc càng khẳng định chắc chắn là sẽ cho tàu Hải quân tiến vào bên trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp tại Trường Sa, Bắc Kinh vào ngày 21/10/2015 đã cho báo chí chính thức lên tiếng đe dọa Washington là sẽ có phản ứng “thích hợp và dứt khoát nếu Mỹ thực hiện những gì đã tuyên bố”.
Trong một bài xã luận, Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc đã cho rằng các vụ tuần tra của Hải quân Mỹ gần các hòn đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông sẽ là một “sai lầAm nghiêm trọng”, có thể làm căng thẳng leo thang, kéo theo những “hiểu lầm nguy hiểm ». giữa quân đội hai nước.
Mỹ, Úc cảnh cáo Trung Quốc về tự do lưu thông trên Biển Đông
Hoa Kỳ và Úc cảnh cáo Bắc Kinh về quyền tự do lưu thông trên Biển Đông, nơi mà căng thẳng đang gia tăng do tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các Trung Quốc với các nước láng giềng. Trong cuộc họp báo hôm qua, 13/10/2015, tại Boston, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố : “Hoa Kỳ sẽ lưu thông trên không và trên biển, cũng như sẽ hoạt động ở những nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, như chúng tôi vẫn làm ở khắp nơi trên thế giới. Biển Đông không và sẽ không là một ngoại lệ“.
Trung Quốc đáp trả Hoa Kỳ về Biển Đông
Trung Quốc đã đáp trả Hoa Kỳ trong đợt hai nước lời qua tiếng lại về các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông.
Phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, ám chỉ Hoa Kỳ khi bà nói “một số quốc gia” đã phô diễn “khả năng quân sự hết lần này tới lần khác” ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa. [Đọc tiếp]