Tàu tuần tra cỡ đại của Trung Cộng “đe dọa” Biển Đông
Tin cho hay Trung Cộng hiện đang đóng hai tàu tuần tra bảo vệ bờ biển lớn nhất thế giới mà có thể làm thay đổi cán cân quyền lực ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Trang tin Asia Sentinel cho biết hai tàu này được biết tới với số hiệu trên thân tàu là Trung Cộng Hải Cảnh 2901 và 3901 có tải trọng 10.000 tấn, và có thể sẽ nặng hơn khi được trang bị đầy đủ.
Những tàu này lớn hơn so với tàu tuần dương lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ và tàu tuần tra lớn nhất của Nhật Bản, chiếc Shikishima có tải trọng 6.500 tấn mà trước đây từng là tàu tuần tra lớn nhất thế giới. Cảnh sát biển Việt Nam hiện đang sở hữu tàu tuần tra lớn nhất Đông Nam Á, DN 2000 với tải trọng 2.500 tấn. [Đọc tiếp]
Trung tâm CSIS: Biển Đông sẽ thành ao nhà của Trung Quốc năm 2030
Nếu Hoa Kỳ không nỗ lực thêm, vào khoảng năm 2030, Biển Đông sẽ mặc nhiên trở thành “ao nhà” của Trung Quốc. Lời cảnh báo trên đây vừa được Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế CSIS tại Washington đưa ra ngày 20/01/2016, trong một bản báo cáo độc lập về chiến lược Châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.
Một cách cụ thể, các chuyên gia của trung tâm CSIS đã cảnh báo Washington rằng so sánh lực lượng quân sự trong khu vực châu Á đang dịch chuyển về phía Trung Quốc, nước đang tăng tốc độ tiến hành các “hoạt động cưỡng chế” và xây đắp đảo nhân tạo trong cả hai khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông.
Vì lợi ích chiến lược, Mỹ lần đầu bán vũ khí cho một nước cộng sản
Từ trước đến nay, Hoa Kỳ chưa bao bao giờ bán vũ khí cho một nước cộng sản. nhưng việc Trung Quốc gia tăng tham vọng thống lĩnh Biển Đông đã làm cho Hoa Kỳ đang dần thay đổi chính sách này đối với Việt Nam. Một trường hợp ngoại lệ hiếm hoi trong chính sách cấm vận vũ khí của Washington kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Trên đây là nhận định của phóng viên Patrick Winn, đăng trên tờ GlobalPost, ngày 27/12/2015. RFI xin giới thiệu.
Hải quân nhân dân Việt Nam – một trong những cánh tay của đảng cộng sản – giờ thì được Nhà Trắng cho phép dọc ngang các vùng biển với vũ khí Hoa Kỳ. Năm 2015, Washington đã quyết định dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận – vốn được áp dụng từ lâu – về việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Cho đến nay, vẫn còn một điểm thận trọng chính: Các loại vũ khí này phải được dùng cho phòng thủ “an ninh biển”. Nhưng hiện có một số quan chức đang thúc giục dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận.
Philippines cho phép Mỹ sử dụng 8 căn cứ quân sự
Manila sẽ đề nghị cho Hoa Kỳ sử dụng 8 căn cứ quân sự trong chiến lược tái định vị, hơn 20 năm sau khi Mỹ rút khỏi Philipines. Tin trên được quân đội nước này thông báo vào chiều thứ Tư 13/01/2016, một ngày sau khi Tối Cao Pháp Viện chấp thuận Hiệp định tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ. Washington khẳng định “không cho Trung Quốc khống chế Biển Đông”. [Đọc tiếp]
Sự thật về chuyến tuần tra của chiến hạm Mỹ Lassen ở Biển Đông
Ngày 27/10/2015, trong một chiến dịch được mệnh danh là để bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, khu trục hạm Mỹ USS Lassen đã tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của Đá Xu Bi, một trong 7 hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp tại vùng quần đảo Trường Sa ngoài Biển Đông.
Cho đến gần đây, thông tin chính thức về chiến dịch này chưa hề được công bố, mà chỉ có những chi tiết manh mún được các nguồn tin khác nhau đưa ra, chủ yếu là ẩn danh, đến từ các giới chức quân sự quốc phòng Hoa Kỳ. Tình trạng mập mờ này đã khiến cho nhiều người hoài nghi về tính chất quyết liệt của chiến dịch “bảo vệ quyền tự do hàng hải”, chống lại những đòi hỏi chủ quyền thái quá của Trung Quốc tại Biển Đông do Hải quân Mỹ thực hiện.
Hạ viện Hoa Kỳ muốn tăng cường hải quân ở Biển Đông
Những căng thẳng về Biển Đông cho thấy là Hoa Kỳ cần phải duy trì một lực lượng hải quân mạnh ở vùng này. Đó là tuyên bố của Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Paul Ryan hôm 07/01/2016. Ông Ryan chỉ trích chính quyền Tổng thống Barack Obama về những đề nghị mà ông cho là sẽ làm giảm hạm đội của Hoa Kỳ xuống bằng với mức trước Thế chiến thứ nhất.
Tuyên bố của Chủ tịch Hạ viện Mỹ được đưa ra sau khi Trung Quốc cho 3 máy bay dân dụng đáp xuống sân bay trên một những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa, một hành động gây lo ngại cho Washington, theo lời phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Thomas Cook hôm qua.
Trung Cộng: “đáp thử hai phi cơ” xuống Đá Chữ Thập
Bắc Kinh hôm thứ Tư vừa cho đáp hai chuyến bay xuống hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Hai hãng hàng không Nam Phương và Hải Nam đã thực hiện các chuyến bay thử nghiệm từ sân bay Hải Khẩu, theo Tân Hoa Xã. Hãng tin nhà nước Trung Quốc nói hai chiếc phi cơ đã hạ cánh xuống đảo nhân tạo trên Quần đảo Trường Sa vào sáng thứ Tư, 06/1/2016. [Đọc tiếp]
Biển Đông: TNS John McCain trách chính quyền Mỹ thiếu quyết tâm
Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain ngày 04/01/2016, lại chỉ trích chính quyền Obama về thái độ thiếu quyết đoán trong đối sách chống Trung Quốc tại Biển Đông. Theo vị Thượng nghị sĩ rất có uy tín này, việc Washington chậm tiếp tục các chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải bên trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mới của Trung Quốc tại Trường Sa đã khuyến khích tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.
Trả lời hãng tin Anh Reuters, Thượng nghị sĩ John McCain nhận định rằng thái độ thụ động của Mỹ đã cho phép Trung Quốc tiếp tục “theo đuổi các tham vọng lãnh thổ” trong khu vực, và gần đây nhất là việc cho phi cơ hạ cánh xuống phi đạo trên Đá Chữ Thập, vùng quần đảo Trường Sa ngày 02/01/2016.
Biển Đông: Bắc Kinh bắt đầu thực hiện ý đồ quân sự hóa Trường Sa ?
Ngày 02/01/2016, lần đầu tiên Trung Quốc cho một phi cơ dân sự hạ cánh trên phi đạo mà họ vừa xây xong trên Đá Chữ Thập tại quần đảo Trường Sa – Biển Đông. Theo giới quan sát và chuyên gia phân tích được hãng tin Reuters trích dẫn, sự kiện trên cho thấy là cơ sở của Bắc Kinh trong khu vực tranh chấp đang hoàn thành đúng tiến độ.
Trong thời gian sắp tới, các chuyến bay quân sự Trung Quốc chắc chắn sẽ đến hiện trường để thực hiện ý đồ quân sự hóa khu vực, bất chấp phản đối của các láng giềng và cộng đồng quốc tế.
Biển Đông 2016: Việt Nam cần làm gì với Lào, Chủ tịch ASEAN ?
Vào năm 2016, một trong những sự kiện đáng chú ý liên quan đến Biển Đông là việc Lào lên nắm quyền Chủ tịch ASEAN. Là một quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam, trong thời gian những năm gần đây, Lào có những dấu hiệu ngày càng chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, chỗ dựa kinh tế lớn nhất cho Vientiane. [Đọc tiếp]
Video ghi lại chuyền bay trên các đảo Trung Cộng xác nhận chủ quyền trên các đảo mới bồi đắp tại Trường Sa
Trước đây trang nhà https://vietquoc.org có đăng bài “phải chăng Trung Quốc mặc nhiên lập vùng phòng không trên Biển Đông” . Đây là cuốn video ghi lại sự thật của bài báo vừa nói…. Chưa có một phóng viên quốc tế nào mạo hiểm đi tìm sự thật đáng ngưỡng mộ như thế. Mời quý độc giả xem video dưới đây thấy Trung Quốc xâm lược trên vùng trời Biển Đông của Việt Nam !!!
Biển Đông : Trung Quốc tức giận về vụ thanh niên Philippines cắm trại trên đảo Thị Tứ
Hôm 28 tháng 12 năm 12015, Trung Quốc bày tỏ sự tức giận sau khi một nhóm người Philippines đổ bộ lên một hòn đảo đang tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông, nhưng hiện do chính quyền Manila kiểm soát. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lục Khảng, đã phản đối vụ cắm trại trên đảo Thị Tứ, tái khẳng định rằng Bắc Kinh có chủ quyền trên toàn bộ quần đảo Trường Sa.
Biển Đông : Trung Quốc lại cáo buộc Hoa Kỳ “khiêu khích nghiêm trọng”
Hôm 26/12/2015, Trung Quốc một lần nữa đã cáo buộc Hoa Kỳ có hành động “khiêu khích quân sự nghiêm trọng” sau vụ hai oanh tạc cơ B-52 của Mỹ bay sát các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng ở Biển Đông.
Ngày 11/12 vừa qua, một quan chức Hoa Kỳ cho biết là hai oanh tạc cơ B-52 vào ngày 08/12 và 9/12 đã bay vào phạm vi 12 hải lý chung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở khu vực Trường Sa. Phía Bắc Kinh thì tố cáo là các oanh tạc cơ này đã “xâm phạm” không phận các đảo đó vào ngày 10/12/2015. [Đọc tiếp]
Phải chăng Trung Cộng đã mặc nhiên lập vùng phòng không trên Biển Đông?
Phải chăng Trung Cộng đã mặc nhiên thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông ? Đây là câu hỏi đang được các nhà quan sát đặt ra sau lời tố cáo rõ ràng của một nhà báo Anh trong một phóng sự vừa được đài BBC công bố hôm 14/12/2015. Nhà báo này đã dùng phi cơ dân sự bay vào vùng không phận bên trên một số đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng tại quần đảo Trường Sa, và đã bị quân đội Trung Cộng đe dọa và cảnh cáo.
Úc tiếp tục bay tuần tra ở Biển Đông
Úc sẽ không ngưng các chuyến bay tuần tra bên trên các đảo đang tranh chấp ở Biển Đông bất chấp các áp lực của phía Trung Quốc. Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne với báo chí ngày hôm nay, 17/12/2015.